Tuesday, May 23, 2017

PHI LOAN HTCM NGÂM THƠ BÀI "ĐỔI CẢ THIÊN THU TIẾNG MẸ CƯỜI", TÁC GIẢ TRẦN TRUNG ĐẠO

PHI LOAN NGÂM THƠ BÀI "ĐỔI CẢ THIÊN THU TIẾNG MẸ CƯỜI", TÁC GIẢ TRẦN TRUNG ĐẠO


Nghệ sĩ diễn ngâm Phi Loan.

Hoàng Thuỵ Văn

Phi Loan Hoàng Thị Cỏ May diễn ngâm bài thơ " Đổi Cả Thiên Thu Tiếng Mẹ Cười", tác giả Trần Trung Đạo trong chương trình văn nghệ "Nhạc Tình Viễn Xứ kỳ thứ XI" của Nhóm Không Gian Xưa và Thân Hữu ngày 20 tháng 5, 2017 tại Little Saigon, Nam California. Đệm sáo trúc: Ngọc Nôi, Đàn Tranh: Thu Vân. Nhóm chủ trương gồm: Phạm Duy Hạnh - cũng là người soạn lời giới thiệu và Lan Thy - cũng là MC và các nghệ sĩ đàn dây và sáo trúc của chương trình mà vị MC phần mở đầu đã trân trọng giới thiệu rất được sự chú ý của khách tham dự.


Nghệ sĩ Phi Loan ngâm thơ bài "Đổi Cả Thiên Thu Tiếng Mẹ Cười" của Trần Trung Đạo, với sự phụ họa của tiếng sáo Ngọc Nôi và tiếng đàn tranh Thu Vân.


Trong hội trường đầy kín khách thưởng lãm chọn lọc của những chương trình "âm nhạc thính phòng" như thế này. Họ hết sức giữ sự im lặng cho nhau và lắng lòng để tiếp nhận từ lời ca, tiếng hát, có niềm vui và có nỗi buồn của người nghệ sĩ đang chuyển đạt đến mọi người tại đây như một biểu hiện đáp ứng rằng chúng tôi đang chú tâm thưởng thức. Đó cũng là một cách khách thưởng lãm thân mến đang cộng hưởng một mảng hạnh phúc mà người nghệ sĩ đang chia sẻ với họ khi theo dõi âm nhạc thính phòng.


Nghệ sĩ Phi Loan và khách thưởng lãm.


Thể chế Việt Nam Cộng Hoà với chế độ tự do dân chủ dù non trẻ nhưng những con dân có ý thức quốc gia dân tộc, biết lựa chọn cho mình con đường dấn thân đúng đắn để phụng sự đất nước và dân tộc đã lập nên nền giáo dục Nhân Bản. Chính nền giáo dục đó đã sinh sản ra nhiều lớp thanh niên yêu nước nhờ tấm bé đã được vỡ lòng bằng những bài học "Công Dân Giáo Dục" dựa trên những yếu tố của tính Nhân Bản đó. Và quan trọng nhất là thể chế chính trị của Miền Nam phục vụ cho Chính nghĩa Quốc gia mà Cờ Vàng là biểu tượng chính thống. Chính từ thể chế chính trị tự do ấy, bao lớp thanh niên đã xếp bút nghiên, giã từ mái trường thân yêu, giã từ người yêu dấu còn e ấp để nhập ngũ tòng quân cứu nước vì hoạ cộng sản và một lòng hiến thân dưới lá Cờ Vàng cùng với 6 Điều Tâm Niệm của người Chiến sĩ VNCH. Họ không phải chỉ là lớp thanh niên đi từ vùng hoả tuyến Đông Hà, rồi Huế, Saigon, Cần Thơ, hay mũi Cà Mau là những vùng quê hương thân yêu, mà có người ở tận trời Tây trở về cố quận để chiến đấu ở các mặt trận vùng Tam Biên, Rừng Thiêng, Buôn Hạ. Nơi ấy suốt năm dài chẳng ai thấy được một dáng buồn để cảm thông cho một sự cô đơn, trống vắng đối với tuổi mộng mơ biết nhớ nhung, và tình thương cảm của tuổi lính biết tương tư vừa giã từ mái hiên tây ở khu Quartier Latin. Sau ngày tàn cuộc chiến có người đã ra đi biền biệt, có người chỉ đi được trên đôi nạng gỗ. Chiến tranh Việt Nam đã cướp mất rất nhiều người con yêu của Đất Nước và người lính năm xưa vẫn nh "Mưa Sa" vô tận. Chưa hết, một số không nhỏ chiến sĩ VNCH trở thành "người tù cải tạo." Đây không phải là sự kết thúc mà là sự tiếp tục một giai đoạn đen tối nhất của lịch sử dân tộc Việt Nam.


Nghệ sĩ Phi Loan và Nghệ sĩ Thu Vân


Cái gọi là "Trại tập trung cải tạo" chỉ là một hình thức trại giam của chế độ cộng sản. Chế độ cộng sản không những dối trá với người dân trong nước, lừa bịp từ thành phần cùng khổ trong nước đến trí thức khoa bảng nhẹ dạ của nước khác. Trại tù Hoàng Liên Sơn mà nhiều người biết đến vì nằm lọt vào vùng chiến trong cuộc chiến tranh bất hoà với một nguyên nhân bề ngoài giữa "đại bá quyền" và "tiểu bá quyền" của "hai đảng cộng sản anh em" Trung cộng và Việt cộng vào tháng 2 năm 1979 khi Chủ tịch Quân Uỷ Trung Ương Hồng Quân Công Nông Deng Xiaoping/Đặng Tiểu Bình ra lệnh xua đại quân tấn công cộng sản Việt Nam "anh em" để chiếm đất và cướp tài sản, giết hại tù binh và người dân ở sáu tỉnh biên giới Việt-Trung trong khi phủ Ba Đình chỉ biết chủ trương tiêu cực, không dám quyết liệt với bọn xâm lược Trung cộng từ đó về sau. Thái độ và hành động bất xứng như thế người dân trong nước gọi nhóm đảng cộng sản cầm quyền tại Việt Nam là "hèn với giặc và ác với dân". Hành động như thế mà ngôn ngữ xhcn của họ ở cấp lãnh đạo nói là dạy cho Việt Nam một bài học! 




Tác giả bài thơ "Mẹ của Người Tù Bất Khuất" đang đưa vào làm phụ đề 
cho tâm tình người con và người Mẹ thân yêu của người đời.
Đây là một trong hàng trăm trại mà chế độ csvn dựng lên khắp đất nước để giam giữ kèm theo "biên chế" khổ sai không hạn định tất cả cựu Quân, Cán, Chính VNCH sau khi chế độ này bằng mọi thủ đoạn đã cưỡng chiếm được Miền Nam, tạo ra trận Đại hồng thủy 1975, gây bao đau thương nghiệt ngã cho cả dân tộc Việt Nam. Từ đó, nỗi đau của người dân Việt mất Tự Do vô cùng tận, hãy lắng nghe nỗi niềm của người lính VNCH bị csvn bỏ tù ngày trước nói về Mẹ của mình: "Mẹ Của Người Tù Bất Khuất" qua thơ của một nhà thơ nặng tình với quê hương và nhiều thương cảm với “người lính” năm xưa. 


Nhà thơ Phi Loan Hoàng Thị Cỏ May, tác giả của bài thơ ấy, trong đó đã nói lên nỗi khổ của người lính bị bắt nhốt tù mà chế độ cứ ra rả là "học tập cải tạo" trong một nhà tù nhỏ trong lòng một nhà tù thật lớn của đảng CSVN, xin trích một đoạn như sau:

Cám ơn Mẹ - từng miếng đường ngọt lịm,
Cho đời con bớt cay đắng trần ai!
Thương Mẹ lắm bước chân buồn rướm máu,
Lặn lội thăm, đường trơn trợt chông gai....
Lần cuối đó - lên thăm con lần cuối,
Là nghìn thu không gặp nữa - Mẹ ơi !!!
"Mẹ Của Người Tù Bất Khuất", Phi Loan Hoàng Thị Cỏ May

Mẹ của người tù đi thăm con ở Rừng Lá, rồi  Bình Điền năm đó đã mất! Người con gái có người yêu đầu đời là lính trận năm xưa đi thăm chàng ở trại Lao Bảo, rồi trại A Hoàng Liên Sơn, hai người cùng ra đi biền biệt chưa kịp nói với nhau được một lời yêu đằm thắm, để lại hai người Mẹ già qua bao tháng năm mỏi mòn trông! Quê hương Việt Nam vẫn quằn quại cho đến bao giờ? Xin chia sẻ nỗi đau chung với những Người Tù Bất Khuất ở các trại tù năm nào trên đất nước Việt Nam thân yêu, cho đến bao giờ người dân trên đất nước đó mới tan nỗi đau oan nghiệt!



Phi Loan trong chương trình của Nhóm Không Gian Xưa.



Trở lại dòng thơ Trần Trung Đạo...

Nghệ sĩ diễn ngâm Phi Loan cũng là nhà thơ Hoàng Thị Cỏ May chiều nay trình bày tác phẩm của Nhà văn Trần Trung Đạo, bài thơ có những tâm tình bi cảm và một phản ứng rất tự nhiên của nhân vật thơ theo đạo lý của xã hội Miền Nam tự do ngày xưa ấy. Bài thơ như sau:

[Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười
Thơ Trần Trung Đạo

Nhắc chiếc phone lên bỗng lặng người
Tiếng ai như tiếng lá thu rơi
Mười năm Mẹ nhỉ, mười năm lẻ
Chỉ biết âm thầm thương nhớ thôi

Buổi ấy con đi chẳng hẹn thề
Ngựa rừng xưa lạc dấu sơn khê
Mười năm tóc mẹ màu tang trắng
Trắng cả lòng con lúc nghĩ về

Mẹ vẫn ngồi đan một nỗi buồn
Bên đời gió tạt với mưa tuôn
Con đi góp lá nghìn phương lại
Đốt lửa cho đời tan khói sương

Tiếng Mẹ nghe như tiếng nghẹn ngào
Tiếng Người hay chỉ tiếng chiêm bao
Mẹ xa xôi quá làm sao với
Biết đến bao giờ trông thấy nhau

Đừng khóc Mẹ ơi hãy ráng chờ
Ngậm ngùi con sẽ dấu trong thơ
Đau thương con viết vào trong lá
Hơi ấm con tìm trong giấc mơ

Nhắc chiếc phone lên bỗng lặng người
Giọng buồn hơn cả tiếng mưa rơi
Ví mà tôi đổi thời gian được
Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười]

Bài thơ qua giọng ngâm của Phi Loan trên Youtube, link:


Phi Loan trong buổi tối tham gia chương trình "Nhạc Tình Viễn Xứ."

Thưa quí v, các bn, ngưi thế gian​​​​ đã ​​​​ mt tháng Hai yêu Ngưi ​​Thương mn nng cho du cuc đi thếo ​​​​​​thìng xin kính chúc​​​ mt tháng ​​Năm yêu thương M nhiu hơn, u M chăm sóc cho M ​​​​​​tht hết lòng​​​​​​. Mong sao cho được đm và hnh phúc mãi mãi và không quên tquê hương ​​Vit Nam ngưi dâ​​​đang​​​​​​​ đu tranh chng ách thng tr​​ ca chế đ​​​​​ CSVN vì chế độ tàn ác này với bàn tay sắt bọc nhung đến lúc người dân đã nhìn thấy nó không phục vụ đất nước Việt Nam.


Tác giả tập thơ "Mắc Nợ", 2011 Phi Loan Hoàng Thị Cỏ May 
mà dòng thơ không khỏi chứa đựng những tâm tình của "dấu yêu", 
trong đó "Anh Dấu Yêu" là một mảng hồn ray rứt...


"Anh Dấu Yêu" chứa đựng quá nhiều cảm xúc chân thật tự đáy con tim yêu của người phụ nữ trẻ, có người yêu là lính trận miền quê ngoại đất đỏ trong cuộc chiến đau thương ngày xưa ấy. "Anh Dấu Yêu" cũng là những tiếng khóc thầm, con tim trẻ rung động theo từng cơn nấc cơ hồ như vượt không qua sự chịu đựng của một thân đau yếu. Đó là những nỗi nhớ nhung mờ mắt lệ của người yêu bé nhỏ năm nào trong dòng thơ Hoàng Thị Cỏ May mà người lính thư sinh năm xưa ấy đã dành nửa đời đi tìm. Trong cái hư ảo đâu đó bên cạnh chất văn học còn có một mảng tâm tư sống thực của người thơ, và trên chuyến đò năm ấy người lính đó đã ra đi biền biệt mang theo "mảnh tình sầu anh đã nợ riêng em!"

Trong cái lặng thinh của em
Là những xốn xao của hồn anh
Trong tiếng thở dài của em
Là nhịp thở anh ngưng đập
Trong giọt nước mắt rơi của em
Là những nhói buốt từ tim anh
Anh ơi!
.......

"Anh Dấu Yêu", Phi Loan Hoàng Thị Cỏ May


Xin mượn một làn điệu khác hướng thượng của dòng​​ thơ ​thương cảm Phi Loan HTCM đ thay lời cám ơn và nói li tm bit, kính chúc mọi điều tốt đẹp.

i có một quêơng
Xa nghìn​​ trùng vời vợi
i có một Tổ Quốc
Mãi trăm nhớ, ngàn thương​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​
i có một con đưng
Quêơng vàn tộc
Luôn giữ một lời nguyền
u mãi VIỆT NAM ơi!...

"Việt Nam Quê Hương Tôi"​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​, Phi Loan Hoàng Thị Cỏ May 

Hoàng Thuỵn
Email: van.hoangthuy@yahoo.com​




No comments:

Post a Comment