Tuesday, September 10, 2019

HỘI ÁI HỮU TRƯỜNG NỮ TRUNG HỌC LÊ VĂN DUYỆT - ĐẠI HỘI TOÀN CẦU 2019


HỘI ÁI HỮU TRƯỜNG NỮ TRUNG HỌC LÊ VĂN DUYỆT - ĐẠI HỘI TOÀN CẦU 2019 

- Ngày Đại Hội 8 tháng 9 năm 2019 tại Little Saigon, Nam California (là tâm điểm của tập tin này)


H-1. Lễ chào cờ Hoa Kỳ, chào cờ VNCH - Phút mặc niệm


Hoàng Thuỵ Văn

Little Saigon - 8/9/2019 - Hội Ái Hữu Trường Nữ Trung Học Lê Văn Duyệt tổ chức Đại Hội Toàn Cầu năm 2019 quy t sự họp mặt của quý cựu Giáo sư, cựu Viên chức, cựu Nữ sinh và gia đình cùng thân hữu tại Little Saigon, miền Nam California, và buổi dạ tiệc và chương trình văn nghệ đặc sắc với chủ đề "Nụ Hồng Đất Việt" đã được mở ra chiều nay. Sự họp mặt đồng thời để thể hiện tinh thần Tôn Sư Trọng Đạo, hay nói thông thường là "tình nghĩa Thầy trò", thắt chặt tình thân giữa Thầy Cô đồng nghiệp, cũng như giữ gìn mối liên hệ đồng môn giữa các bạn cựu nữ sinh Lê Văn Duyệt, Gia Định.

Chương trình hợp mặt gồm hai ngày 7 và 8 tháng 9 năm 2019 như sau:
- Tiền Đại Hội: Thứ Bảy 7/9/2019
- Đại Hội: Chủ Nhật 8/9/2019 (tất cả bài, ảnh và video của tập tin này dành cho ngày này)

H-2. MC. Thanh Hằng và MC. Đặng Kim Kiểm (cựu Hội Trưởng)

1. Cũng xin nhắc qua thành phần đại diện Hội Ái Hữu Trường Nữ Trung Học Lê Văn Duyệt gồm:

• Ban Chấp Hành Hội - nhiệm kỳ 2019-2021- với các chức vụ như sau:

- Hội Trưởng: Cô Đinh Mỹ Đà
- Phó Hội Trưởng: Cô Vũ Thị Đan
- Tổng Thư Ký: Cô Cao Minh Châu
- Thủ Quỹ: Cô Trần Thị An Hảo
- Trưởng Ban Xã Hội: Cô Nguyễn Kim Oanh
- Trưởng Ban Văn Nghệ: Cô Hạ Lan Anh
 

H-3. Thư Mời (bản sao của BTC)

• Ban Giáo Sư Cố Vấn: - GS. Vũ Ngọc Mai - GS. Ngô Thị Vân - GS. Lê Thị Thu


H-4. Cô Trần An Hảo, Thủ Quỹ,
Trưởng Ban Tổ Chức Đại Hội Toàn Cầu 2019, 
chào mừng quý khách và mời Hội Trưởng Đinh M Đà
lên phát biểu lời mở đầu trong nghi thức khai mạc.


H-5. Cô Đinh Mỹ Đà, tân Hội Trưởng 




H-6. Ban Chấp Hành đương nhiệm trình diện trước Đại Hội. 


Từ bên trái: Hội Trưởng Đinh Mỹ Đà - Cựu Hội Trưởng Đặng Kim Kiểm - Phó Hội Trưởng Vũ Thị Đan - Tổng Thư Ký Cao Minh Châu - Thủ Quỹ: Trần Thị An Hảo, Trưởng Ban Tổ Chức Đại Hội Toàn Cầu năm 2019 - Trưởng Ban Xã Hội: Cô Nguyễn Kim Oanh
- Trưởng Ban Văn Nghệ: Cô Hạ Lan Anh


H-7. Tân Hội Trưởng Đinh Mỹ Đà thay mặt Ban Chấp Hành Hội tặng hoa với nụ cười khả ái của đồng môn Lê Văn Duyệt cho cựu Hội Trưởng Đặng Kim Kiểm để thay một lời cám ơn nồng nhiệt. 



H-8. "Lời cám ơn nồng nhiệt" ấy đã được cựu Hội Trưởng Đặng Kim Kiểm chia sẻ tận tình từng đoá hồng thắm với các đồng môn đang cộng sự ở Ban Chấp Hành nhiệm kỳ mới.



H-9. Những đoá hồng tươi được chia sẻ tận tình tiếp tục.

2. Chương trình Đại Hội gồm ba phần: Nghi thức Khai mạc - Tiết mục Tặng hoa quý Thầy Cô - Chương trình Văn nghệ và Dạ vũ, xen kẽ có mời mua vé số để xổ số gây quỹ.

Nghi lễ chào cờ và giới thiệu quan khách tham dự: 

Nghi thức Khai mạc gồm các tiết mục:
- MC chào đón quan khách
- Lễ Chào cờ và hát Quốc ca Hoa Kỳ - Chào cờ và hát Quốc ca Việt Nam Cộng Hoà - Phút mặc niệm
- Hợp ca nhạc phẩm "Lê Văn Duyệt Hành Khúc"
- Giới thiệu thành phần quan khách tham dự
- Diễn văn khai mạc của Hội Trưởng
- Trình diện Ban Chấp Hành
- Tặng hoa quý Thầy Cô
- Cảm nghĩ của Ban Giáo Sư Cố Vấn

3. Tặng hoa quý Thầy Cô:


H-10. HT Đinh Mỹ Đà và hai MC Thuý Lan và Đặng Kim Kiểm điều hợp nghi thức Tặng Hoa đến quý Thầy Cô và đây là một tấm lòng không thể thiếu của lý tưởng "Tôn Sư Trọng Đạo" của nền Giáo Dục Nhân Bản - Dân Tộc và Khai Phóng của thể chế Việt Nam Cộng Hoà đã dạy cho bao lớp trẻ Miền Nam tự do, điều đó đối với người dân trong nước hiện nay chỉ còn là một sự ao ước!




H-11-12. Tặng hoa Thầy Cô


4. Cảm nghĩ của ban Giáo sư Cố Vấn: 


H-13. Gs Vũ Ngọc Mai phát biểu cảm nghĩ


5. Chương trình văn nghệ Đại Hội Toàn Cầu 2019











H-14 - 23.  Một số ảnh tiêu biểu - Mời xem số 6. Photo link đầy đủ ảnh - 
và số 7. Video via Youtube với 25 clips


6. Photo files - linkMời xem ảnh trọn bộ 1 tập (Google Photos Web-album) theo link dẫn đường sau đây:



7. Video via Youtube - links: (clip 1/25 - clip 25/25)

1- Nghi thức Khai Mạc

2- Trường Nữ TH Lê Văn Duyệt Hành Khúc

3- Cô Trần An Hảo, Cựu Hội Trưởng, Trưởng Ban Tổ Chức Đại Hội Toàn Cầu 2019 giới thiệu chương trình và mời vị Tân Hội Trưởng Đinh Mỹ Đà phát biểu

4- Hội Trưởng Đinh Mỹ Đà giới thiệu thành phần Ban Chấp Hành (2019-2021) và tri ân cựu Hội Trưởng Đặng Kim Kiểm

5- Phát biểu của Gs. Vũ Ngọc Mai, Đại Diện Ban Giáo Sư Cố Vấn

6- Tri ân Thầy Cô - Thực hành lý tưởng "Tôn Sư Trọng Đạo"

7- "Hội Trùng Dương" của Phạm Đình Chương (Tiếng Sông Hồng, Tiếng Sông Hương, Tiếng Sông Cửu Long) Nhạc phẩm  2, "Mẹ Việt Nam Ơi, Chúng Con Vẫn Còn Đây", thơ Hoàng Phong Linh, nhạc Nguyễn Ánh 9 - Trình bày: Ban Văn nghệ Hội AH Trường Nữ TH Lê Văn Duyệt - Đội hình áo dài màu vàng được sắp xếp bên ngoài và áo dài màu đỏ bên trong là hình ảnh cờ Vàng Ba Sọc Đỏ là quốc kỳ của Quốc Gia Việt Nam (1946-1955) và sau đó Việt Nam Cộng Hoà (1955-1975) - Sau biến cố Tháng Tư Đen, người Việt Nam yêu chuộng tự do rời bỏ đất nước của mình và mang theo các di sản mà tiền nhân đã dung bồi và bảo tồn hàng ngàn năm qua. Ngoài những giá trị văn hoá dân tộc người Việt tỵ nạn trong buổi đầu chỉ có thể cất giữ trong tâm khảm và ở các nếp gấp neurones của ký ức. Lá quốc kỳ VNCH mà họ kính yêu là một di sản và nay là biểu tượng của lý tưởng Tự Do mà mọi người Việt Nam không cộng sản đều giữ trong lòng mình sự tôn quý vô cùng.

8- Nhạc phẩm "Hà Nội Ngày Tháng Cũ" của Song Ngọc - Trình bày: Gs. Nguyễn Ngọc Đường

9- Nhạc phẩm "Giòng An Giang" của Anh Việt Thu - Giáo sư và cựu học sinh hợp ca

10- Nhạc phẩm "Giòng Sông Hát" của Hoàng Phú -  Tốp ca BVN Lê Văn Duyệt - Song vũ phụ diễn

11- Hoạt cảnh "Cánh Hoa Thời Loạn", nhạc Y Vân - Tam ca Kim Loan, Minh Nguyệt, Vũ Đan

12- Hoạt cảnh "Thiếu Phụ Nam Xương", nhạc Thẩm Oánh -

13- Hoạt cảnh "Bà Rằng Bà Rí" - 


14- Fashion Show - Y phục Thời trang -

15- Chương trình xổ số gây quỹ

16- Chương trình xổ số gây quỹ

17- Chương trình xổ số gây quỹ

18- "Nhạc phẩm "Cô Gái Việt" của Hùng Lân - Hợp ca: BVN Cảnh Sát QG

19- Nhạc phẩm "Nước Non Ngàn Dm Ra Đi" của Phạm Duy - Song ca -

20- Hoạt cảnh "Cô Hàng Nước", nhạc Vũ Minh - 

21- Nhạc cảnh "Bà Mẹ Quê" của Phạm Duy - Lê Văn Duyệt 76

22- Nhạc phẩm "Lối Về Xóm Nhỏ" của Trịnh Hưng - Tam ca: Hạ Lan Anh, Phi Yến, Mai Lan

23- Nhạc phẩm "Tôi Yêu" của Trịnh Hưng - Trình bày: toàn ban văn nghệ Lê Văn Duyệt


24- Nhạc phẩm "Nếu Có Yêu Tôi", Lời thơ Ngô Tịnh Yên, nhạc Trần Duy Đức - Ban HC Bà Triệu - Sàn nhảy

25- Nhạc phẩm " Áo Lụa Hà Đông", thơ Nguyên Sa, nhạc Ngô Thuỵ Miên - Giọng ca Tạ Trung


Khi viết những dòng cuối này, người viết hay người lính thư sinh miền quê ngoại của cuộc chiến tranh Việt Nam cũng theo vận nước đã qua đi hơn bốn thập kỷ. 44 năm có l ch là một thoáng chốc trên trần cho những kẻ đang yêu và muốn mình được yêu mãi mãi! Người lính ấy nay vẫn còn là một thế nhân, là thế nhân nào quên được dĩ vãng, dĩ vãng không vùi sâu nhưng cất giấu phía sau cuộc đời mà than thở:  
"... Nếu một mai anh không về xứ ấy
Không đứng nhìn tóc rối của em bay
Thì tất cả những gì chưa nói hết
Đành chôn theo lớp bụi tháng năm dài..."

Xin mượn lời thơ của một người cũng lại là lính để thay một lời cảm ơn và cũng là lời tạm biệt, tâm tình còn dài nhưng thời gian có hạn! Kính chúc quý Vị, quý Bạn, quý Thân hữu yêu văn học nghệ thuật cũng như yêu lính ngày xưa ấy mọi điều an lành. Cuộc rong chơi trên muôn no đường trần sẽ còn gặp gỡ rồi lại gặp gỡ tại điểm Hạnh Ngộ của "cuộc đời này" đang "gửi gió theo mây ngàn bay" như để nhắc cho nhau một lời nguyện ước dưới trăng sao...

Kính chúc quý vị, quý bạn một ngày vui trọn vẹn cho Đại Hội Toàn Cầu 2019 thành công và luôn mang theo trong tâm khảm mình những kỷ niệm dấu yêu của một thời đáng nhớ và rồi mong sao mọi người, mọi nơi hướng về quê hương làm được điều gì đó cho đất nước để có một tương lai tươi sáng cho hậu thế.

Hoàng Thuỵ Văn <van.hoangthuy@yahoo.com>
Liên lạc bài và ảnh: H Vuong <hvuong311@gmail.com>



Friday, September 6, 2019

RA MẮT KỶ YẾU “TRIỂN LÃM VÀ HỘI THẢO TRƯƠNG VĨNH KÝ” – 2019


RA MẮT KỶ YẾU “TRIỂN LÃM VÀ HỘI THẢO TRƯƠNG VĨNH KÝ” – 2019




Hoàng Thụy Văn

Ban Tổ Chức Triển Lãm - Hội Thảo và soạn thảo Kỷ Yếu về Trương Vĩnh Ký cho ra mắt cuốn kỷ yếu “Triển Lãm và Hội Thảo TRƯƠNG VĨNH KÝ” vào trưa ngày 1/9/2019 tại Little Saigon, Nam California.


Khách tham dự

1- Theo Ban Tổ Chức, ngay sau cuộc Triển Lãm và Hội Thảo về nhà ngữ học Trương Vĩnh Ký vào ngày 8/12/2018 nhóm chủ trương đã bắt tay vào việc soạn thảo cuốn Kỷ Yếu như các nhà giáo Nguyễn Trung Quân và Phạm Phú Minh (nhà giáo Đỗ Quý Toàn có việc riêng nên vắng) ở vị trí điều hợp có nêu lên trong giờ đúc kết tại buổi Triển Lãm và Hội Thảo nêu trên. Hôm nay những người quan tâm và nhất là cựu học sinh, cựu giáo sư trường Trung Học Petrus Ký Saigon và thân hữu đến tham dự khá đông cũng như ủng hộ phần nào tài chánh cho Ban Tổ Chức trang trải ấn phí.



 Nhà báo Ngô Nhân Dụng (Nhà giáo Đỗ Quý Toàn)


Tri ân những người đã đóng góp phần mình 
cho cuốn Kỷ Yếu - MC: Nhà giáo Phạm Phú Minh

2- Một điều được ghi nhận là cuốn Kỷ Yếu về sinh hoạt văn hóa này đã nêu rõ được những điều trước đây của một số ít người có thể chủ quan trên quan điểm của họ trong những điều đưa ra về Trương Vĩnh Ký. Những điều đưa ra của các vị ấy có thể chưa thuyết phục được nhiều người quan tâm, nhất là những người quan tâm có tinh thần cầu tiến trong nghiên cứu, trong đó yếu tố trung thực với chứng từ phải thể hiện được sự xác thực của lời nói, câu viết, luận chứng mới thật sự có giá trị và được công nhận.

Nhà giáo Nguyễn Trung Quân, 
một trong những nhà hoạt động tích cực của Ban Tổ Chức
 giới thiệu tác phẩm với tất cả sự nồng nhiệt của mình

3- Nay với  phương tiện tân tiến của thời đại Tin Học và sự nhiệt thành của lòng yêu chuộng sự thật của lớp người trẻ Việt Nam hiếu học, sáng suốt và nhất là yêu chuộng sự thật, đặc biệt đối với một con người Việt Nam lỗi lạc và có cuộc sống rất bình thường của người dân áo the “Nam Kỳ”, hầu như cả đời hoạt động văn hoá cho lợi ích nói chung của người dân Việt Nam không phải cho riêng bản thân mình, hay cho một thế lực về chính trị hay tôn giáo nào.


Ba diễn giả có mặt trong khoảng 13 vị 
góp bài đăng và góp công

4- Người đời sau muốn định vị ở ông trong văn học sử Việt Nam như một "nhà văn hóa giáo dục vĩ đại" trong lòng đất nước, một "người con vĩ đại" của dân tộc Việt Nam cũng không có gì quá đáng! Nói như thế để tránh sự ngộ nhận như tác giả/diễn giả Winston Phan Đào Nguyên, Esq., nhắc đến một nhóm từ ngữ có ý nghĩa của tình yêu quê hương trong tiếng Pháp "sympathie nationale" khi ông nêu rõ tình cảm con người Việt Nam thời đó (hoặc bây giờ) trong trái tim của họ đối với dân tộc mình. Tình cảm đó khác hẳn với tính cách kích động từ sự áp đặt chủ nghĩa hay thể chế chính trị cho "lòng yêu nước" gượng ép hay huyền thoại. Lòng yêu nước phải ngoài vòng cương tỏa và khác hẳn với một loại yêu nước là yêu "Hoàng thượng anh minh", hay nguy hại hơn nữa, yêu nước là yêu "Lãnh tụ" và yêu "Đảng" chí thượng (?!),  và đồng hóa họ với "tổ quốc xã hội chủ nghĩa" chẳng hạn...


Nhà giáo Phạm Phú Minh (Nhà báo Phạm Xuân Đài) 
đảm trách công tác sắp đặt, trình bày, in ấn và xuất bản

5- Người ta không thể quên mức độ tuyên truyền dựng chuyện trên cả nước rất điển hình (1946), người Việt Nam nức lòng tin vào đảng viên cộng sản cao cấp Trần Huy Liệu (1901 - 1969), cựu Bộ Trưởng Tuyên truyền và Cổ Động Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở thời Kháng chiến chống Pháp (1945-1954) với “Em bé tắm dầu” Lê Văn Tám (1945)!  Chuyện “độc” chỉ được giải trong thời "Chiến tranh chống Mỹ cứu nước" (1960-1975) với Giáo sư Sử học Phan Huy Lê (1934-2018) được ủy thác bởi đảng viên cộng sản cao cấp Trần Huy Liệu (1960). 



Sách khổ 8x10, dày ngót 500 trang
nội dung phong phú


6- "Thần đồng yêu nước Lê Văn Tám" được "giải độc" đưa đến các vụ tranh cãi "dựng chuyện/ fake news" hay có Lê Văn Tám thật đến nay cũng chưa ổn định... Cho dù việc xác minh đến từ người có uy tín trên lĩnh vực nghiên cứu sử Việt Nam của giới trí thức trong lòng xã hội xã hội chủ nghĩa, nhưng hiếm khi người dám nói sự thật mà không bị trù dập, cho dù "nhà giáo nhân dân" Phan Huy Lê có được sự ủy thác.... Sự bóc trần phịa sử của đảng là điều cấm kỵ! 



 Đoàn Văn nghệ Cổ Nhạc Dân Tộc Lạc Hồng

7- Tất cả sự quan tâm về một người Việt Nam vĩ đại, nhà bác ngữ học Trương Vĩnh Ký đều đã được nhiều người học trò, nhiều nhà giáo của trường Trung Học Petrus Trương Vĩnh Ký năm xưa (nay bị đổi tên là trường Lê Hồng Phong), nhiều người  ngưỡng mộ việc làm đúng đắn của Ban Tổ Chức chung tay thực hiện cuốn Kỷ Yếu có nhan đề nêu trên. Mọi người hãy nên đọc cuốn Kỷ Yếu này, nội dung chỉ có một mục đích duy nhất là đòi lại Công đạo cho nhân vật lịch sử TRƯƠNG VĨNH KÝ (1837-1898).


Ls. Winston Phan Đào Nguyên, 
tác giả nhiều bài khảo cứu trong cuốn Kỷ Yếu

8- Trong phn đt câu hi và góp ý vi Ban T Chc, nhiu tham d viên được mi đăng đàn và nhiu câu hi được đ ra khá thú vị. Chẳng hn mt n tham d viên đt câu hi v tính cách luân lý ca nhà bác ngữ học Trương Vĩnh Ký đối vi người m ca ông trong khi người cha của ông đã được các ngòi bút nhắc đến nhiều. Nhiu người Vit Nam cũng biết lch s lp quc ca đt nước có nhiu thi kỳ, mi thi kỳ có khi khác nhau v "đo đc - chính trị" tuỳ vào "Ân điển ca Hoàng thượng" và nn luân lý "trng nam khinh n" hay "nam n bình quyn theo Hiến Chương Liên Hiệp Quc"  mt s nước Âu Mỹ, Á châu và tại quc gia đang phát trin Vit Nam Cng Hòa. Trên tinh thần nghiên cứu để tìm hiểu tường tận, các diễn giả Ls. Winston Phan Đào Nguyên, Nhà giáo Phạm Phú Minh (nhà văn Phạm Xuân Đài) cũng đã có cơ hội góp ý. "Không th đem con người xã hi thế k 21 so sánh vi con người xã hi thế k 19", đó là đi ý phn góp ý sau cùng và được sự đồng tình của nhiều người tham dự ca cu nhà giáo/ nhà báo Trn Văn Chi, cũng là din gi cuối cùng của buổi ra mắt cuốn Kỷ Yếu Trin Lãm & Hi Tho Trương Vĩnh Ký - 2019.



Cựu Giáo sư Lê Xuân Khoa phát biểu


Ông Nguyễn Đức Cung, tham dự viên phát biểu


 Bà Trần Bích Ngọc, tham dự viên đặt câu hỏi


9- Với tất cả sự kính trọng của người viết bài này đối với mọi người - Với tất cả sự tương kính (with all due respect) nhận thấy được ở các diễn giả và tác giả những bài viết trong cuốn Kỷ Yếu - Cùng với một tính cách xây dựng rất chân thành của Ban Tổ Chức cuốn Kỷ Yếu, tất cả đã được gửi đến người đọc, người theo dõi và quan tâm với một số kết quả của sự nghiên cứu có kèm chứng từ và sự nhận định sau cùng xin nhường cho tất cả quý độc giả.
Liên lạc vi nhà xut bn: (714) 235-2437 -
Email: <phamxuandai@yahoo.com>


10- Photos - Link -
- https://photos.app.goo.gl/f1tfgzD64rPEtU6v7

11- Videos - Links -

1. Phát biểu của Nhà báo Ngô Nhân Dụng


2. MC Đinh Quang Anh Thái

3. Phần phát biểu của Nhà giáo Nguyễn Trung Quân (keynote)

4. Phát biểu của Nhà giáo Nguyễn Trung Quân (tiếp)

5. Ban Cổ Nhạc Dân Tộc Lạc Hồng


6. MC Đinh Quang Anh Thái

7. Phát biểu của Ls. Winston Phan Đào Nguyên


8. Phát biểu của Ls. Winston Phan Đào Nguyên (tiếp)

9. Phát biểu của cựu giáo sư Lê Xuân Khoa

10- Ý kiến công Nguyn Đc Cung, tham d viên

11. Câu hỏi của bà Trần Bích Ngọc, tham dự viên - Ý kiến của Ls. Phan Đào Nguyên - Nhà báo Phạm Phú Minh - Nhà báo Trần Văn Chi (xem clip 13/13)

12. Phát biểu của Nhà báo Phạm Phú Minh -

13. Phát biểu của Nhà báo Trần Văn Chi

Hoàng Thụy Văn <van.hoangthuy@yahoo.com>

Liên lạc tp tin <hvuong311@gmail.com>