Thursday, February 27, 2020

CÂY CỘNG SẢN - Tác giả Trần Gia Phụng


CÂY CỘNG SẢN

(HTV thêm ảnh)
 Trần Gia Phụng

“Cây cộng sản” là tên một truyện ngắn của Phan Khôi trong tâp bản thảo Nắng chiều. Ông xin xuất bản năm 1957 ở Hà Nội, nhưng không được CS cấp phép. Trong truyện “Cây cộng sản”.Phan Khôi kể rằng một người Thổ (miền núi) giải thích với ông về lai lịch cây CS như sau: “Thứ cỏ nầy trước kia ở đây không có, từ ngày cụ Hồ về đây lãnh đạo cách mạng, thì thấy thứ cỏ ấy mọc lên, không mấy lâu mà đầy cả đường xá đồi đống, người ta không biết tên nó là gì, thấy nó cùng một lúc với cụ Hồ về thì gọi nó như vậy.” (Hoàng Văn Chí, Trăm hoa đua nở trên đất Bắc, Sài Gòn: Mặt Trận Bảo Vệ Tự Do Văn Hóa, 1959, tr. 90.)“Cụ Hồ” chỉ Hồ Chí Minh.

1.-  HỒ CHÍ MINH DU NHẬP CÂY CỘNG SẢN

Hồ Chí Minh (HCM) tên là Nguyễn Sinh Cung (NSC), làm phụ bếp trên tàu biển,đến Pháp năm 1911, Lúc đó, HCM có tên là Nguyễn Tất Thành (NTT), viết đơn đề ngày 15-9-1911 xin vào học Trường Thuộc Địa Paris, nhưng bị từ chối.  Tiếp tục theo tàu biển một thời gian, NTT đến Anh năm 1915, rồi qua Paris năm 1919.  (Daniel Hémery, Ho Chi Minh, de l 'Indochine au Vietnam, Paris: Nxb. Gallimard, 1990, tr. 42.)Tại đây, NTT hoạt động trong nhóm các ông Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền.  Nhóm có bút hiệu chung là Nguyễn Ái Quốc. 

Trong bốn người dùng chung bút hiệuNguyễn Ái Quốc (NAQ), thì ba vị Trinh, Trường, Truyền không tiện ra mặt công khai chống Pháp.  Chỉ có NTT là người mới đến, chưa bị mật thám Pháp chú ý, thường đại diện nhóm, dùng tên NAQ để liên lạc với báo giới và chính giới.  Dần dần NTT dùng bút hiệu NAQ làm tên riêng của mình. (Lữ Phương, “Từ Nguyễn Tất Thành đến Hồ Chí Minh”,  báo điện tử Talawas ngày 26-1-2007.)

Năm 1920, NAQ gia nhập đảng Xã Hội Pháp.Khi đảng Xã Hội họp tại Tours từ 26 đến 31-12-1920, đặt vấn đề nên theo Đệ nhị hay Đệ tam Quốc tế Cộng sản (ĐTQTCS), thì NAQ bỏ phiếu theo ĐTQTCS. (Đệ tam QTCS do đảng CS Nga thành lập 1919.)Sau hội nghị Tours, đảng CS Pháp được thành lập.Nguyễn Ái Quốc gia nhập đảng nầy.

Tháng 10-1922, đảng CS Pháp họp đại hội II tại Paris.Đại diện ĐTQTCS là Dmitry Manuilsky đến dự họp, chọn NAQ để đưa qua Nga huấn luyện.(Nga đổi thành Liên Xô năm 1923.) Được công việcmới để sinh sống,NAQ đến Liên Xô giữa năm 1923, vào học Trường Đại học Lao động CS Phương Đông (Communist University of the Toilers of the East).  Cuối năm 1924, ĐTQTCS gởi NAQ qua hoạt động gián điệp cho Liên Xô ở Quảng Châu (Trung Hoa).Năm 1930, NAQ có tên là Lý Thụy, thành lập đảng CS Việt Nam tại Hồng Kông.Năm 1945, NAQ có tên là HCM cùng đảng CS cướp chính quyền và thành lập nhà nước CS đầu tiên ở Á Châu.

2.-  Ý KIÉN CỦA NHỮNG NGƯỜI LỚN TUỔI

Khi được tin con mình là NSC tức NAQ (sau nầy là HCM) vào đảng CS, phụ thân NAQ là Nguyễn Sinh Huy (tên cũ là Sắc) (1868-1901) rất bực mình, “không muốn nghe nói đến “đứa con hư” của mình mà các chủ thuyết chẳng những đả phá uy quyền của nhà vua mà còn đả phá luôn uy quyền của người gia trưởng.” (Daniel Hémery, sđd. tr. 134.)
Phan Châu Trinh (1872-1926) là bạn đồng khoa phó bảng năm 1901 với Nguyễn Sinh Huy, thân phụ của NAQ.  Được tin NAQ gia nhập đảng CS Pháp, tại Paris Phan Châu Trinh viết thư gởi NAQ, cho rằng NAQ theo ĐTQTCS để chống Pháp, “thì quốc dân đồng bào vẫn nguyên là cái lưng con ngựua, chỉ thay người cỡ mà thôi.” (Ngô Văn, Việt Nam 1920-1945, Amarillo TX: Nxb. Chuông Rè, 2000, tt. 39-40.)  Như thế, theo Phan Châu Trinh, NAQ vào đảng CS tranh đấu, sẽ chỉ thay thực dân Pháp bằng ĐTQTCS, còn dân Việt Nam vẫn sẽ bị làm nô lệ. 

Do Phan Châu Trinh không đồng tình về việc NAQ gia nhập đảng CS Pháp, và do chủ trương dân chủ, dân quyền của Phan Châu Trinh, mà đảng CSVN đả kích Phan Châu Trinh.  Văn công CS là Tố Hữu đã mỉa mai Phan Châu Trinh như sau: “Muôn dặm đường xa biết đến đâu?/ Phan Châu Trinh lạc lối trời Âu …” (Tố Hữu, “Theo chân Bác”, viết năm 1970.) Phan Châu Trinh giữ vững lập trường dân tộc, không bao giờ lạc lối; chỉ những kẻ xin làm tay sai mới lạc lối mà thôi.

Một nhà cách mạng khác có kinh nghiệm cá nhân với ĐTCSQTlà Phan Bội Châu (1867-1940).  Trong hồi ký của mình, Phan Bội Châu kể rằng năm 1920 tại Bắc Kinh (Trung Hoa), Phan Bội Châu gặp hai người Nga: một là Grigorij Voitinski và hai là một viên tham tán tòa đại sứ Nga tại Bắc Kinh.  Khi Phan Bội Châu ngỏ ý muốn nhờ người Nga giúp đỡ, đưa học sinh sang Nga du học, viên tham tán Nga chỉ vẽ cặn kẽ, và hứa rằng Nga sẽ giúp đỡ tận tình, với điều kiện là phải chấp nhận “tín ngưỡng chủ nghĩa cộng sản, học thành rồi về nước tất phải gánh lấy những việc tuyên truyền chủ nghĩa Lao Nông …ra sức làm những sự nghiệp cách mạng.” Viên tham tánNga còn yêu cầu Phan Bội Châu dùng tiếng Anh viết sách, kể hết chân tướng người Pháp.

Phan Bội Châu cho biết ông không viết được tiếng Anh, nên ông “không lấy gì trả lại thịnh ý ấy” (Phan Bội Châu,Tự phán hay Phan Bội Châu niên biểu, trong Phan Bội Châu toàn tập tập 6, Chương Thâu, Huế: Nxb. Thuận Hóa, 1990, tr. 272.)Từ đó, Phan Bội Châu tránh mặt người Nga.Có thể những yêu cầu của người Nga về “tín ngưỡng Lao Nông”, tức chủ nghĩa cộng sản, làm cho Phan Bội Châu e ngại, nên ông từ chối khéo, vì nếu cần thì Phan Bội Châu nhờ thông ngôn tiếng Trung Hoa ở tòa đại sứ Nga tại Bắc Kinh, có thể bút đàm với Phan Bội Châu.

Nếu viên tham tán Nga tại Bắc Kinh đưa ra cho Phan Bội Châu những điều kiện như thế, thì Dmitry Manuilsky hẳn cũng đã đưa cho NAQ những điều kiện như thế, và NAQ phải đồng ý, mới đượcđại diện Nga lo giấy tờ, đưa NAQ rời đất Pháp đi qua Nga.  Năm 1924, ĐTQTCS gởi NAQ qua Trung Hoa làm gián điệp cho Liên Xô với tên là Lý Thụy.

Đến Quảng Châu, biết được Phan Bội Châu đã đổi tên tổ chức Việt Nam Quang Phục Hội, thành Việt Nam Quốc Dân Đảng, Lý Thụy nhiều lần liên lạc và viết thư đề nghị Phan Bội Châu sửa đổi cương lĩnh và chương trình của VNQDĐ, nhưng ông không chịu.  Lý Thụy liền âm thầm bán tin cho Pháp bắt Phan Bội Châu khi ông vửa từ Hàng Châu đến ga Thượng Hải trưa ngày 1-7-1925.(Hoàng Văn Chí, Từ thực dân đến cộng sản, Paris, 1962, tr. 38).Phải chăng Lý Thụy bán Phan Bội theo lệnh ĐTQTCS để trả thù vụ Phan Bội Châu từ chối năm 1920, đồng thời tiêu diệt một người không theo CS để trừ hậu hoạn, và kiếm tiền sinh sống?  Pháp đem Phan Bội Châu về Việt Nam, đưa ra xét xử trước Hội đồng đề hình Hà Nội, và tuyên án khổ sai chung thân.  Trước phản ứng mạnh mẽ của dân chúng Việt Nam, Pháp ân xá Phan Bội Châu và chỉ định cư trú tại Huế.

Về sau, trong cuộc phỏng vấn tại Huế năm 1938 của ký giả Maurice Detour, báo L'Effort, Hà Nội, đề tài là “Về vấn đề giai cấp đấu tranh”, Phan Bội Châu trả lời như sau:"Hô hào giai cấp đấu tranh ở xứ nầy là một việc cực ngu!  Những người thức thời không bao giờ làm như thế.Thế nào là "Tư bản"?  Một người có năm, mười mẫu ruộng, một anh chủ tiệm may gọi là tư bản ư?  Cứ xem bảng tổng kê ở các nước khác, thì đã có người Việt Nam nào đáng gọi là tư bản chưa?  Tôi đã nói ở nước nầy chưa có sự phân biệt rõ ràng của hai giai cấp tư bản và lao động: người Việt Nam chúng ta đều là hạng người mất quyền, hạng người mất nước cả.  Cùng một tai nạn, đã không chung sức để tùy theo cảnh ngộ mà lần hồi thu phục lại những quyền đã mất để gây dựng lại nền tảng quốc gia, lại còn kiếm cách tương tàn tương phấn, làm giảm mất lực lượng tranh đấu, thật là một điều thất sách!...Tóm lại là người ta lợi dụng phong trào xã hội để chia rẽ lực lượng trong nước, để phá hủy sự đoàn kết và để làm tiêu diệt tinh thần quốc gia của dân ta...“ (Báo Tràng An số ra ngày 7 tháng Mười năm 1938)(Chương Thâu trích lại, Phan Bội Châu toàn tập, tập 4, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 1990. tt. 368-371.)

Xin thêm ở đây, Phan Bội Châu từ trần tại Huế năm 1940.Ông gốc người Nghệ An, được con cháu thờ ở nha thờ tộc Phan tại Nghệ An.  Sau hiệp định Genève năm 1954, đất nước bị chia hai.Bắc Vệt Nam tổ chức cải cách ruộng đất (CCRĐ).Ở Nghệ An năm 1955, đội CCRĐ đem Phan Bội Châu ra đấu tố và ảnh của Phan Bội Châu bị quăng vào chuồng trâu. (Lời kể của cháu nội Phan Bội Châu trên báo Kiến thức ngày nay, số 50, Tp.HCM ngày 15-12-1990, và thư của Lê Nhân gởi Phan Văn Khải, trên báo Đàn Chim Việt ngày 5-12-2005.) (Trong CCRD, có các cách đấu tố là: đấu lý, đấu lực, đấu pháp và đấu ảnh.Đấu ảnh là dùng ảnh người vắng mặtđể đấu tố.)

3.-  Ý KIẾN CỦA MỘT NGƯỜI ĐỒNG THỜI

Nhà văn Phan Khôi (1887-1959), hiệu là Chương Dân, cháu ngoại Hoàng Diệu, sinh ở Quảng Nam, lớn hơn HCM vài tuổi, kể như đồng thời.  Trong cuộc mít-tin do CS tổ chức sau ngày 2-9-1945 tại Quảng Nam, Phan Khôi nói rằng ông hoan nghênh nền độc lập dân tộc, nhưng ông không đồng tình với con đường chủ nghĩa CS. (Phan Cừ, Phan An, “Phan Khôi niên biểu”, đăng trong Chương Dân thi thoại của Phan Khôi, Nxb. Đà Nẵng tái bản, 1996, tr. 161.)

Năm sau, Phan Khôi từ Quảng Nam ra Hà Nội.Tối 20-10-1946, CS tấn công tòa soạn báo Việt Nam,số 80 đường Quan Thánh (tên cũ Bouddha), Hà Nội.Phan Khôi có mặt ở đó, và bị CS bắt cùng với Khái Hưng và một số thân hữu.Cộng sản quản thúc Phan Khôi và bắt ông di tản lên chiến khu của CS khi chiến tranh bùng nổ ngày 19-12-194.Sau hiệp định Genève (20-7-1954), Phan Khôi bị đưa về sống ở Hà Nội.Tại đây, ông tham gia vụ Nhân Văn Giai Phẩm năm 1956.  Nhà nước CS bắt giam các nhà văn trong nhóm Nhân Văn Giai Phẩm, nhưng CS chỉ cô lậpPhan Khôi mà không bắt giam, vì uy tín của ông quá lớn, sợ gây dư luận bất lợi cho CS. 

Năm 1957, tại Hà Nội, Phan Khôi tập họp một số truyện ngắn, bút ký của ông từ năm 1946 trở về sau, thành một quyển sách, mà ông đặt tựa đề là Nắng chiều.  Chẳng nhữngnhà cầm quyền CS không cấpphép xuất bản,mà còn mở chiến dịch đả kích Phan Khôi.  Trong số những bài báo chống Phan Khôi, có bài của Đoàn Giỏi, trên báo Văn Nghệ (Hà Nội) số 15, tháng 8-1958, tựa đề là “Tư tưởng phản động trong sáng tác của Phan Khôi”.  Bài báo nầy cho biết tập Nắng chiều của Phan Khôi gồm 2 phần: phần truyện ngắn và phần tạp văn.  Phần đầu gồm 3 truyện ngắn là “Cầm vịt”, “Tiếng chim”, và “Cây cộng sản”.  Phần thứ hai gồm 4 tạp văn, mà theo Phan Khôi là sự thực chứ không phải tiểu thuyết. Đó là “Thái Văn Thu”, “Ông Năm Chuột”, “Chuyện ba ông vua Kiền Long, Quang Trung và Chiêu Thống”, và “Nguyễn Trường Tộ”.  Theo bài báo nầy, trong truyện ngắn “Cây cộng sản”, có đoạn Phan Khôi viết như sau: 
Có một thứ thực vật cũng như sen Nhật Bản ở xứ ta, trước kia không có mà bây giờ có rất nhiều.  Đâu thì tôi chưa thấy, ở Bắc Việt không chỗ nào là không có... Không mấy lâu rồi nó mọc đầy cả đồn điền, trừ khử không hết được, nó lan ra ngoài đồn điền.  Cái tình trạng ấy bắt đầu có trong những năm 1930-1931, đồng thời với Đông Dương Cộng Sản Đảng hoạt động, phong trào cộng sản cũng lan tràn nhanh chóng như thứ cây ấy, cũng không trừ khử được như thứ cây ấy, cho nên bọn Tây đồn điền đặt tên nó là “herbe communiste”, đáng lẽ dịch là cỏ cộng sản, nhưng nhiều người gọi là cây cộng sản... Thứ cỏ nầy trước kia ở đây không có, từ ngày cụ Hồ về đây lãnh đạo cách mạng, thì thứ cỏ ấy mọc lên...” 

Phan Khôi còn viết rằng nhiều người gọi cây nầy là “cỏ bù xít”, vì nó hôi như con bọ xít, hoặc gọi là “cây cứt lợn”, hoặc “”cây chó đẻ”.  Ông cho rằng gọi như thế là thiếu nhã nhặn, người có học không nên gọi như vậy, và ông chỉ gọi là “cây cộng sản”.(Hoàng Văn Chí, sđd. tt. 89-96.)

Bài báo của Đoàn Giỏi trên tạp chí Văn Nghệ Hà Nội số 15, tháng 8-1958, trích dẫn nguyên văn những đoạn trên của Phan Khôi trong truyện ngắn “Cây cộng sản”.Nhờ đó dân chúng mới biết, chứ chẳng ai được đọc tập Nắng chiều của Phan Khôi.Chính vì vậy, Đoàn Giỏi bị nhà cầm quyền CS kết tội mượn cớ phê bình Phan Khôi để giới thiệu tập Nắng chiều và đưa ra những đoạn văn đả kích chế độ. (Hoàng Văn Chí, sđd. tt. 89-96.)

KẾT LUẬN

Những ý kiến trên đây của những nhà hoạt động chính trị và văn học trước và đồng thời với HCM, chứng tỏ ngay từ đầu, đã có nguời hiểu rõ chủ nghĩa CS không phải là giải pháp tốt đẹp cho tương lai Việt Nam. 

Bản thân HCM sinh sống ở Liên Xô nhiều năm, tận mắt thấy được nền chính trị và sinh hoạt xã hội CS không thích hợp với nền văn hóa dân tộc Việt Nam, xã hội Việt Nam.  Hồ Chí Minh còn chứng kiến nạn độc tài đảng trị, chứng kiến nạn đại khủng bố thời Stalin.  Thế mà HCM vẫn quyết tâm theo đuổi chủ nghĩa CS, tổ chức đảng CS, đưa về cướp chính quyền, và cai trị Việt Nam theo kiểu độc tài Stalin, và thực hành xã hội chủ nghĩa viễn vông, không tưởng.

Kết quả là nước Việt Nam bị cây CS bao phủ, tối tăm, suy sụp, lại còn thụt lùi so với các nước lân bang, để rồi từ năm 1985, CSVN phải cải tổ, nhưng vẫn giữ cái cơ chế độc tài đảng trị làm vỏ bọc bên ngoài, để duy trì địa vị và quyền lợi.  Dùng chữ “cải tổ” cho hoa mỹ, đỡ mất mặt, chứ thực sự là đảng CSVN chuyển trở lại chủ nghĩa tư bảntheo “định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Chủ nghĩa CS hay chủ nghĩa xã hội đã bị quăngvào sọt rác từ lâu rồi và đã bị Quốc hội Âu Châu lên án nặng nề ngày 25-1-2006 bằng nghị quyết 1481, tựa đề là “Quốc tế cần lên án những tội ác của các chế độ toàn trị cộng sản”.Thế màviên tổng bí thư đảng CS vẫn còn mộng du trước quốc hội Hà Nội ngày 23-10-2013 rằng: “Đến hết thế kỷ nầy không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa?” (Thanh Niên Online 26-3-2013).  Nói chuyện hoàn thiện một thứ chủ nghĩa không còn nữa,đã bị vùi dập trong sọt rác, thật là quái đảng! Hãy vứt đi cái cơ chế độc tài đảng trị, hãy đốn bỏ cây cộng sản, cho bầu trời Việt Nam quang đãng trở lại! 

TRẦN GIA PHỤNG
(Dallas, 19-2-2020)

TINH THẦN NHÂN BẢN DÂN TỘC TRONG TÔN GIÁO: TRƯỜNG HỢP HÒA THƯỢNG THÍCH QUẢNG ĐỘ


 TINH THẦN NHÂN BẢN DÂN TỘC TRONG TÔN GIÁO: TRƯỜNG HỢP HÒA THƯỢNG THÍCH QUẢNG ĐỘ



                                       
Nguyễn Thanh Liêm

["Thật xứng đáng khi Hội Đồng Sáng Hội Rafto chọn trao giải Tưởng Niệm giáo sư Thorold Rafto năm 2006 cho một trong những người Việt Nam bảo vệ dân chủ, tự do tôn giáo và nhân quyền lỗi lạc nhất là Hòa Thượng Thích Quảng Độ... Hòa Thượng Thích Quảng Độ, một sĩ phu lãnh đạo và là thế lực kết hợp nơi quê hương Ngài. Là một tăng sĩ Phật giáo, học giả và nhà văn, Hòa Thượng đem cả đời mình phục vụ tận tụy cho công lý thăng tiến, cũng như tiếp nối truyền thống Phật giáo bất bạo động, khoan dung và từ bi..." Quốc Tế Nhân Quyền trao giải Rafto 2006]


        Ở đâu có con người, có sự sinh hoạt của loài người là có những suy tư về sự sống. Tôn giáo, hàm chứa triết lý, cung ứng những suy tư về cứu cánh của cuộc đời cũng như con đường người ta phải đi, phương tiện người ta phải dùng để đạt tới cứu cánh đó. Thoát khỏi cảnh khổ đau, tiến tới hạnh phúc thật ở một nơi nào đó, đó là điều mà con người luôn luôn mong muốn từ xưa đến giờ. Tôn giáo và triết lý nào cũng đưa ra giải pháp giúp con người thực hiện mơ ước của mình. Bởi bao hàm mục đích phục vụ con người (dù là với danh xưng cứu rổi hay giải thoát đi nữa) nên tôn giáo có liên hệ nhiều đến triết lý nhân bản. Người ta có thể tìm thấy tinh thần nhân bản trong Khổng Giáo, trong Phật Giáo, trong Thiên Chúa Giáo, v.v.. Nhưng tinh thần nhân bản đó chưa phải là tinh thần nhân bản đúng với ý nghĩa mà người trí thức ngày nay muốn nói. Nhân bản như người ta quan niệm ngày nay phải lấy con người làm gốc, xem con người là căn bản của đời sống xã hội, xác nhận giá trị của con người, công nhận quyền sống, quyền tìm hạnh phúc ngay trong đời sống hiện tại trong thế gian hiện hữu trước đã. Con người phải có quyền làm người, có quyền được sống như con người trước hết và không ai, không thế lực nào có quyền hay có thể phủ nhận sự kiện đó được. Nhân bản ngày nay đòi hỏi phải lấy con người và cuộc sống của con người làm cứu cánh chớ không dùng con người làm phương tiện bất kỳ cho một mục đích gì. Ở thời xưa, thời mà con người chưa ý thức được rõ ràng giá trị thật sự của con người, hay trong hoàn cảnh chính trị văn hóa khắc nghiệt mà con người không dám hay không thể nghĩ đến và nói đến giá trị đó, thì cứu cánh của cuộc đời là hạnh phúc vĩnh cửu ở thế giới bên kia sau khi chết hơn là ở thế giới hiện hữu. Trong hoàn cảnh đó, tôn giáo thường có khuynh hướng dẫn dắt con người đi đến thái độ chịu đựng, chịu mọi khổ sở ở đời, quên hết giá trị con người trên thế gian để đổi lấy hạnh phúc đời đời ở thế giới cực lạc hay thiên đàng sau khi chấm dứt cuộc sống trần gian. Nhưng khi con người tiến bộ hơn, ý thức được giá trị, khả năng cũng như vị trí của mình trong xã hội, trong cuộc đời này, người ta đã đứng lên đòi hỏi quyền làm người. Những bàn tuyên ngôn nhân quyền ra đời ở Mỹ, ở Pháp, và trên thế giới sau này bao hàm tinh thần nhân bản đúng nghĩa của chữ. Người trí thức, đạo đức, tiến bộ, không thể xa rời tinh thần nhân bản này. Tôn giáo ngày nay cũng dành cho nhân bản một chổ đứng quan trọng. Những công tác xã hội, từ thiện, giáo dục, v.v., của những tôn giáo lớn cho thấy các nhà tôn giáo ngày nay cũng hướng về cuộc sống hiện tại của con người ở thế gian này chớ không phải chỉ nghĩ đến thiên đàng ở thế giới xa xôi nào.

Riêng ở Việt Nam từ xưa những bậc trí thức dù xuất thân từ cửa Phật, từ cửa Khổng, hay từ Lão giáo đi nữa, vẫn có tinh thần nhân bản rất cao. Hoàn cảnh lịch sử (nhất là thời Bắc thuộc), cùng hoàn cảnh địa lý đặc biệt của nước Việt (bên cạnh một nước láng giềng khổng lồ luôn dòm ngó, đe dọa đời sống tự do/độc lập của mình), đã sớm gây ở giống người Hồng Lạc này (vốn có bản chất hào hùng và thông minh)  một tinh thần nhân bản vững chắc, gắn liền với ý thức quốc gia dân tộc. Tôn giáo ở Việt Nam cũng thế.  Tôn giáo gốc của người Việt, đạo Thờ Ông Bà, là một tôn giáo đầy nhân bản và dân tộc tính. Tam giáo - Phật, Lão, Khổng - khi du nhập vào đất nước này cũng đã trải qua tiến trình xã hội hóa ở đây để thích hợp với hoàn cảnh, tính tình Việt Nam. Tam giáo vào đây đã được Việt Nam hóa để trở thành Tam Giáo Việt Nam, với đầy tính nhân bản và dân tộc Việt. Tôn giáo ở đây gắn liền với đất nước và dân tộc Việt Nam. Phụng sự tôn giáo không tách rời khỏi phụng sự quê hương dân tộc Việt. Các nhà sư các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần, là những nhà trí thức yêu nước, thương dân, hết lòng lo lắng cho dân, hết lòng phụng sự quốc gia, dân tộc. Về sau lúc Nho giáo thinh hành ở các triều đại Lê, Nguyễn, và nhà Nho đã đứng ra lo việc trị quốc an dân, nhưng truyền thống nhân bản dân tộc vẫn không xa lìa Phật giáo. Nói chung Tam Giáo Việt Nam có tinh thần nhân bản, dân tộc rất cao. Tinh thần đó thể hiện rõ ràng ở các tôn giáo mới ở Miền Nam sau này dưới thời Pháp thuộc như Cao Đài giáo và Phật Giáo Hòa Hảo. Các vị lãnh đạo tinh thần của các giáo phái này đều là những nhà ái quốc, hết lòng phụng sự đất nước quê hương.                 

Phật giáo Việt Nam Thống Nhất dưới sự lãnh đạo của Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ hiện nay tiếp nối truyền thống Phật Giáo nhân bản, dân tộc của Việt Nam đã nói ở trên. Đại Lão Hòa Thượng Quảng Độ là một nhà trí thức nhân bản dân tộc vô cùng sáng giá của Việt Nam hiện nay. Ngài ra đời và lớn lên trong hoàn cảnh thảm thương của đất nước. Ngài xuất gia năm 1942, lúc này Ngài mới được 14 tuổi. Năm 1945 Ngài đã chứng kiến cảnh mất tính người, bất nhân, phản nhân tính của chủ nghĩa cộng sản. Sư phụ của Ngài bị cộng sản hành quyết sau một phiên tòa đấu tố gian dối, bị kết tội phản bội, Việt gian bán nước. Sư phụ tay bị trói sau lưng bằng dây kẻm, máu chảy ròng ròng, mang tấm biển treo trên cổ. Một nạn nhân khác, một người bạn đồng môn của Ngài cũng cùng chung số phận. Hai cái chết bi thảm, phi lý này (của một sư phụ và của một người bạn đồng môn)  nói lên tính phi nhân bản, không tình người, của chủ nghĩa độc đoán, tàn bạo, vô thần, của cộng sản Bắc Việt. Trong tập hồi ký phát hồi năm 2006 Ngài viết: "Ngay lúc ấy tôi nguyện làm hết mọi sự để chống lại sự cuồng tín, bất bao dung và đem cuộc đời tôi phụng sự cho công lý theo giáo lý bất bạo động, từ bi, khoan hồng của Phật giáo." Năm 1954 Ngài theo chân đoàn người di cư, thoát khỏi chế độ cộng sản Miền Bắc, định cư ở Miền Nam tự do, dâng hiến cuộc đời cho đạo Phật. Ở đây Ngài trở thành giảng sư của Đại Học Vạn Hạnh. Trong thời gian dạy học Ngài có nhiều tác phẩm biên khảo về Phật giáo và một số tác phẩm sáng tác văn chương khác. Nhưng cuộc sống yên ổn phụng sự tôn giáo, giáo dục và văn chương của Ngài không kéo dài được khi Cộng sản Bắc Việt xâm chiếm Miền Nam. Những cuộc đàn áp tôn giáo, bắt bớ, giết chốc, cướp của, lại diễn ra. Năm 1977 Ngài bị chánh quyền cộng sản bắt lần đầu tiên và bị đưa ra tòa về tội "phá hoại đoàn kết dân tộc và lợi dụng tôn giáo để phá rối trật tự công cộng." Bị kết tội phá hoại đoàn kết dân tộc chỉ vì Ngài không chấp nhận sự thống nhất Phật giáo theo chánh sách của nhà nước cộng sản muốn biến Phật giáo thành một tôn giáo quốc doanh, không chấp nhận sự đàn  áp, cướp bốc tài sản của các tôn giáo mà chánh quyền cộng sản đã áp dụng ở Miền Nam từ sau 1975. Tháng 12 năm 1982 Ngài lại bị bắt đưa về quản thúc tại Vũ Đoài, tỉnh Thái Bình, nơi sinh quán của Ngài. Được trả tự do năm 1992 nhưng lại bị bắt hai năm sau đó khi Ngài tổ chức ủy lạo đồng bào nạn nhân lũ lụt. Ngài được thả ra năm 1998 nhưng lại bị quản thúc tại Thanh Minh Thiền Viện ở Sài Gòn. Bị bắt, bị giam, bị quản thúc, bị tố khổ đủ điều nhưng Ngài vẫn không hề lay chuyển, luôn giữ tinh thần bất khuất, giữ vững lập trường nhân bản, tự do, dân chủ của mình. Ngài bảo: "Chẳng sao cả, chúng tôi đã chịu cảnh đàn áp từ 31 năm rồi." (theo lời thuật của ký giả Sebastien Berger trên nhật báo Daily Telegraph ở Luân Đôn ngày 27.11.2006). Sự tranh đấu bất khuất, bền bĩ của Ngài được thế giới theo dõi ghi nhận. Ngày 24 tháng 7, 2002, Ngài được tổ chức Human Rights Watch trao giải nhân quyền Hellman/Hammett. Ngài là một trong số 37 người thuộc 39 quốc gia được lựa chọn nhận giải thưởng đặc biệt này. Ngày 4 tháng 11 năm 2006 Ngài được tổ chức Quốc Tế Nhân Quyền trao giải Rafto 2006 tại Na Uy. Trong bài diễn văn của ông Arne Lijedahl Lynngard, Chủ Tịch Hội Đồng Sáng Hội Rafto, có đoạn như sau:

"Thật xứng đáng khi Hội Đồng Sáng Hội Rafto chọn trao giải Tưởng Niệm giáo sư Thorold Rafto năm 2006 cho một trong những người Việt Nam bảo vệ dân chủ, tự do tôn giáo và nhân quyền lỗi lạc nhất là Hòa Thượng Thích Quảng Độ... Hòa Thượng Thích Quảng Độ, một sĩ phu lãnh đạo và là thế lực kết hợp nơi quê hương Ngài. Là một tăng sĩ Phật giáo, học giả và nhà văn, Hòa Thượng đem cả đời mình phục vụ tận tụy cho công lý thăng tiến, cũng như tiếp nối truyền thống Phật giáo bất bạo động, khoan dung và từ bi..."
    Ngài không đến Na Uy để nhận giải thưởng được nhưng trong thư ủy quyền của Hòa Thượng gửi ông Võ Văn Ái nhờ thay Ngài sang Na Uy nhận giải có những đoạn đáng lưu ý như sau:
  "Tôi viết thư này nói lên lời cảm tạ chân thành và sâu xa việc chọn tôi lãnh Giải Tưởng Niệm giáo sư Thorold Rafto năm 2006 dành cho những người bảo vệ nhân quyền... Là Tăng sĩ Phật giáo, tôi không mưu cầu quyền lợi hay danh vị. Nhưng tôi tin quyết vào phong trào dân chủ tại Việt Nam, và tôi cống hiến đời tôi cho công trình kết hợp mọi người Việt bất phân tôn giáo, bất phân chính kiến để cùng nhau đẩy mạnh tiến trình dân chủ. Vinh danh tôi như "thế lực kết hợp" là Ngài đã thấy rõ động cơ sâu thẳm của đời tôi... Ngài đặt lòng tôi vào cuộc đấu tranh ôn hòa, bền bĩ, và tôi sẽ kiên trì cho tới khi hoàn mãn... Nhưng hoàn cảnh tôi hiện nay vô cùng khó. Như Ngài biết tôi đang bị quản chế, dù không hề được tuyên án hay buộc tôi. Tôi cũng đứng ở vị thế thứ hai trong Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, là giáo hội bị nhà nước Việt Nam cấm đoán. Hai nguyên do ấy biến tôi thành một công dân bất hợp pháp dưới mắt nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam. Họ có thể bắt bỏ tù tôi bất cứ lúc nào... Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đang nhìn tôi và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất như cái gai phải nhổ. 31 năm qua, chính quyền này đã sử dụng đủ thứ phương tiện - lừa dối, áp đảo và bạo lực nhằm đàn áp Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất để ngăn cấm chúng tôi công khai đòi hỏi cải cách dân chủ và nhân quyền. Nếu nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam thành công ly cách tôi với phong trào đòi hỏi dân chủ và nhân quyền của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, đó sẽ là gánh nặng nghìn cân được cất đi cho nhà nước XHCN. Tôi không thể nào chấp nhận nguy cơ ấy. Chỗ đứng của tôi là trên quê hương Việt, cạnh kề đồng bào tôi, tôi không bao giờ bỏ rơi đồng bào tôi cho đến ngày Việt Nam đạt tự do."
Năm 2007, Hòa Thượng Quảng Độ được đề cử nhận lãnh giải thưởng Nobel Hòa Bình vì đã hành động cho dân chủ Việt Nam. Trong bản đề cử, Dân Biểu Bruno Mellano của Quốc Hội Ý nói:

"Hòa Thượng Thích Quảng Độ đã dâng hiến trọn đời cho cuộc đấu tranh bất bạo động nhắm mục tiêu dân chủ, tự do tôn giáo và nhân quyền cho Việt Nam. Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, đại diện cho 80% quấn chúng tín đồ Phật giáo trong dân số 83 triệu người, hiện đang bị chế độ cấm không cho hoạt động, hàng giáo phẩm bị đàn áp, sách nhiểu và giam cầm. Giáo Hội bị nhà cầm quyền Cộng sản đặt vào tình trạng bất hợp pháp từ năm 1981. Hệ thống rộng lớn về trường học, đại học, bệnh xá, các trung tâm văn hóa, từ thiện của Giáo Hội bị nhà nước tịch thu, các nhà lãnh đạo Giáo Hội bị bắt, tín đồ Phật tử bị sách nhiểu. Vị lãnh đạo thứ hai của Giáo Hội là Hòa Thượng Thích Quảng Độ, năm nay 77 tuổi, bị giam cầm, quản chế từ 30 năm qua chỉ vì Hòa Thượng đấu tranh ôn hòa cho tự do tôn giáo. Hiện nay Hòa Thượng vẫn còn bị giam giữ không lý do, không xét xử, ngay nơi ngôi chùa của Ngài."
Đối với ký giả Richard Lloyd-Parry của báo Times tại Luân Đôn,  Hòa Thượng Thích Quảng Độ là "nhà đối kháng xuất chúng và được kính trọng nhất ở Việt Nam." Cảm tưởng của ông Lloyd-Parry về Hòa Thượng Quảng Độ được ghi lại như sau: "Tôi từng phỏng vấn một số nhà ly khai và những người bị cô lập toàn diện, nhưng chưa hề gặp ai như Hòa Thượng Thích Quảng Độ. Ngài vừa dũng cảm vừa phơi phới mà lại hóm hỉnh. Khởi đầu, tôi thương cảm cho hoàn cảnh Hòa Thượng sống quạnh hiu nơi liêu thất trong chùa, không có thị giả, không có đệ tử để hoằng hóa. Nhưng qua câu chuyện, thấy Ngài chẳng có chút tũi hờn, nên cuối cùng tôi bổng cảm nhận niềm an lạc được cùng Ngài trò chuyện. Thật là một con người phi thường."

Trong Thông Bạch Vu Lan 2549, Ngài viết:
"Thế giới mênh mông, địa ngục cũng mênh mông. Ở đâu có khổ đau, ở đấy có địa ngục; ở đâu có ác tâm, ở đấy có địa ngục; ở đâu có đàn áp nhục hình, ở đấy có địa ngục; ở đâu ý chí và ngưỡng vọng con người bị vùi dập, ở đấy có địa ngục. Trong ý nghĩa về địa ngục như thế, người Phật tử biết rằng nếu không có tâm Đại Bi, thì không thể nào giải thoát chúng sinh ra khỏi loại địa ngục... Trong xã hội đầy dẫy tệ đoan ngày nay, đơn vị gia đình đang bị hủy hoại. Lòng hiếu thuận biến thành niềm tham kuyến hiếu lợi. Tiền tài, danh vọng làm thước đo cảnh sống trăm năm hư ảo. Cha mẹ, tổ tiên, tổ quốc... đang là những chiếc bóng mờ thiên di ra khỏi trái tim và trí não con người. Đây chính là địa ngục thường trực vây kín con người xã hội ngày nay... Phải sống và chết trong Hiếu hạnh thì mới thánh hóa những kiếp đời và tịnh hóa nhân gian. Hiếu hạnh với Đức Thế Tôn là truyền thừa chánh pháp; hiếu hạnh với tổ tiên là bảo vệ con người của nòi giống; hiếu hạnh với cha mẹ trong hiện tại, quá khứ hay vị lai là phục vụ chúng sinh. Bằng Hiếu hạnh mà Phật tử Việt Nam góp phần tích cực đòi lại Nhân quyền cho người sống và Linh quyền cho người chết. Thực hiện Hiếu hạnh tức đem tâm Đạiø Bi mà che chở, đem tâm Đại Từ  mà làm lợi ích, đem tâm Vô Úy mà bảo vệ con người và chúng sinh trong thời đại hiếu sát, bức hiếp ngày nay..."
Hồi tháng 3 năm 2006, trước tình trạng biểu tình đình công của 140 ngàn công nhân tại các khu công nghiệp, chế xuất từ các tỉnh Miền Nam lan ra Miền Trung và Miền Bắc, Hòa Thượng Thích Quảng Độ, nhân danh Viện Trưởng Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, kêu gọi các tổ chức Lao Động Quốc Tế, các Công Đoàn tại Đông Nam Á, Nhật Bản, Âu Châu, Úc Châu, Ngân Hàng Thế Giới, Quỷ Tiền Tệ Quốc Tế, các Quốc Hội và các Chính Phủ Âu, Á, Mỹ đang tài trợ cho Việt Nam lên tiếng bênh vực cho người lao động Việt Nam đang bị bóc lột đến tận xương tủy và áp lực với nhà cầm quyền Hà Nội chấm dứt thảm trạng của 80% nhân dân lao động. Nguyên văn bản lên tiếng của Hòa Thượng có những đoạn quan trọng sau đây:

"... đồng lương công nhân và nhân dân lao động là đồng lương chết đói: theo tiêu chuẩn Quốc Tế, thu nhập tối thiểu của người lao động trong các nước nghèo là 2 Mỹ kim mỗi ngày, tương đương 60 Mỹ kim mỗi tháng. Nhưng thu nhập của công nhân lao động tại Việt Nam chỉ bằng 0, 733 Mỹ kim mỗi ngày, tính theo mức lương tối thiểu dành cho công nhân tại các xí nghiệp quốc doanh là 290, 000 đồng (18 Mỹ kim) năm 1999, nay vừa được tăng lên 350, 000 (22 Mỹ kim) hồi tháng 10, 2005.

Trong khi ấy cán bộ đảng, chỉ tính từ cỡ giám đốc, thường xuyên đi chữa bệnh ở Singapore, đi đánh bạc ở Macao! Mới đầu năm nay, vụ ông Bùi Tiến Dũng, Tổng Giám Đốc PMU 18 đem hàng triệu Mỹ kim đi đánh bạc, chỉ trong hai tháng vứt qua cửa sổ 2,4 triệu Mỹ kim cho cá cược bóng đá. Báo chí còn phanh phui hơn 200 kẻ tham gia đường dây đánh bạc lớn này, ném vào cuộc đỏ đen hơn 7 triệu Mỹ kim...

Nhưng thực tại không chỉ thông qua con số, mà còn biểu dương thê thảm trên bình diện xã hội. Tám điểm yêu sách trong bức thư do 11 đại diện công nhân ở 6 khu công nghiệp, chế xuất lao động tại Miền Nam và Miền Trung ký gởi Bí Thư Nông Đức Mạnh hôm 18.2.2006 thu tóm bi kịch người lao đông 3 năm qua trong ba câu: "Cuộc đời chúng tôi còn sống thì vẫn còn bị cướp. Đời cha tôi bị cướp, đời tôi bị cướp... do sự tính toán nham hiểm của đảng, mà người dân chúng tôi sống không được mà chết cũng không xong."

Đảng Cộng Sản Việt Nam tự mình xác định qua điều 4 trên Hiến Pháp "đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động thế mà 60 năm qua nhân dân lao động", giai cấp công nông nghèo đói, bị cán bộ đảng các cấp cho đến các công ty nước ngoài bốc lột thường xuyên. Nhưng đảng và nhà nước vẫn ngoảnh mặt làm ngơ không can thiệp, không bảo vệ giai cấp công nông...

Tình trạng này không thể kéo dài. Nhân danh Viện Trưởng Viện Hóa Đạo GHPGVNTN, tôi cất lời kêu gọi:

ĐCSVN, nhân Đại Hội X, phải đặt lại vấn đề sinh tử cơ bản cho đại đa số nhân dân lao động công nông bằng ba biện pháp:
1. Chuẩn hóa mức sống người lao động theo tiêu chuẩn Quốc Tế;
2. Bảo đảm đời sống người lao động thông qua hệ thống an sinh xã hội và y tế, bảo hiểm tai nạn lao động và lương hưu;
3. Trên và trước hết trả lại cho người công nhân quyền thành lập Công Đoàn Tự Do Việt Nam để bảo vệ quyền lợi đích thực cho nhân dân lao động, thoát ly sự kiềm tỏa và khống chế của Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam của đảng..."  

Gần đây Hòa Thượng đã đến thăm, ủy lạo tập thể dân oan đi khiếu kiện ở Sài Gòn. Nói chuyện với đồng bào khiếu kiện, Ngài bảo:

Tôi đến đây ngỏ lời thăm hỏi sức khỏe đồng bào, để chia sẻ nỗi thống khổ, tũi nhục của đồng bào. Vì Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất cũng là nạn nhân của chế độ như đồng bào. Giáo Hội chúng tôi cũng bị cướp đoạt tất cả mọi cơ sở từ giáo dục, từ thiện cho đến chùa viện... Giáo Hội chúng tôi cũng đã từng khiếu kiện suốt ba mươi năm qua. Cho đến nay đã có cả nghìn bức văn thư khiếu kiện mà họ không phản hồi một văn thư nào, không giải quyết gì cả. Họ coi dân như cỏ rác...

Để cho hiện trạng xảy ra cho đồng bào ở đây hôm nay không tái diễn ra nữa, cho đồng bào cũng như cho chúng tôi. Nghĩa là đồng bào có nhà cửa, có cơ nghiệp, mà nay phải dầm sương dải nắng như thế này, rồi đòi hỏi như thế này mà chẳng được giải quyết. Muốn cho tình trạng này không xảy ra nữa thì chúng ta phải đòi hỏi cho bằng được nhân quyền, công lý và công bằng xã hội. Buộc họ phải trả lại cái quyền sống và quyền làm người cho ta, vấn đề quan trọng nhất. Muốn như thế thì phải chấm dứt cái nạn độc quyền cai trị. Bởi vì độc quyền nó đưa đến bao nhiêu thối nát bất công như thế này đây.

Phải đòi hỏi một chế độ đa nguyên, đa đảng, đại diện đầy đủ cho 80 triệu dân... Mỗi người góp một phần, chúng ta tiếp tục đòi hỏi cho bằng được tự do, nhân quyền và công lý...
Sau khi Hoa Kỳ rút tên Việt Nam Cộng Sản ra khỏi danh sách CPC (Countries of Particular Concern) tức các quốc gia đàn áp tôn giáo đặc biệt quan tâm, phóng viên Ý Lan có phỏng vấn Hòa Thượng về sự kiện đặc biệt này. Ý kiến của Hòa Thượng rất đáng được nghiền ngẩm:
"CPC chỉ là một món hàng người Mỹ đặt ra đó để đòi hỏi, để trả giá với nhau... Do đó cái CPC đưa ra hay đưa vô tôi không quan tâm. Bởi vì chúng tôi không đặt cái sự tồn vong của GHPGVNTN vào CPC, mà chúng tôi đặt sự tồn vong của Phật Giáo Việt Nam nói chung và GHPGVNTN giữa lòng dân tộc Việt Nam...

Cho nên, GHPGVNTN với cái truyền thống 2000 năm không làm chính trị. Nhưng mà tuy không làm chính trị mà có đóng góp ý kiến xây dựng đất nước, xây dựng dân tộc cho nhà vua biết đường nào có lợi ích cho dân tộc thì nhà vua nghe mà làm...

Nhân đây tôi cũng xin đề nghị với các đảng phái, các tổ chức mới thành lập đây, như Công Đoàn Độc Lập Việt Nam, Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nhân, rồi Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam, Đảng Dân Chủ XXI... mới thành lập đây. Tất cả các vị đó đều mong muốn đất nước Việt Nam một ngày nào đó được dân chủ, tự do và nhân quyền được tôn trọng. Thì bây giờ đây các vị đã hướng tới cái đích đó, là đích cao cả, thì mình phải tự cứu mình...

Nhân đây tôi kêu gọi tất cả các đoàn thể chính trị... kết hợp lại thành một khối cho thật mạnh. Đoàn kết lại với nhau, bỏ hết các tị hiềm, nghi kị đi. Ngồi lại với nhau thật sự một lòng, để tạo thành một sức mạnh, một đối trọng để nói thẳng, đặt thẳng vấn đề với người Cộng sản Việt Nam: Các anh phải trả lại cái Quyền làm Người cho toàn thể dân tộc 80 triệu dân đây! Không thể nô lệ hóa cái dân tộc này mã mãi được! Anh đã nô lệ hóa nó 60 năm rồi. Bây giờ đến lúc các anh phải trả lại...
Đã đến lúc rồi, mình phải tõ ra hành động cụ thể. Chẳng hạn đình công, chẳng hạn bãi thị, bất tuân lệnh. Đấy, những cái đó (có) rồi người Cộng sản mới thấy được cái sức mạnh của nhân dân như thế, họ mới chịu nói chuyện. Chú còn đòi suông, thì nó như kiểu làm chính trị xa lông, xôi thịt, thì không bao giờ có tự do, dân chủ đâu. Mình phải tự làm lấy, mình phải nắm lấy vận mệnh của mình để thay đổi thời đại, thay đổi cuộc sống..."    
               
Qua những việc làm và tư tưởng biểu lộ trên đây chúng ta phải công nhận rằng Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng độ là một lãnh tụ tôn giáo hết sức sáng giá của Việt Nam hiện nay. Với tinh thần bất khuất, thắm nhuần dạo đức Bi Trí Dũng của nhà Phật, Ngài đã sáng suốt lèo lái GHPGVNTN đi đúng truyền thống nhân bản dân tộc. Ngài không những là một lãnh tụ xuất chúng của Phật Giáo mà còn là một bậc hiền sĩ xứng đáng được lưu danh muôn thuở trong lịch sử văn hóa Việt Nam.   

Hoàng Thuỵ Văn ghi chú: Trích tác phẩm Kỷ Niệm Giới Thiệu Thơ Văn của Tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm do Lê Văn Duyệt Foundation xuất bản năm 2009 tại Little Saigon, Nam California.



Monday, February 24, 2020

TIỆC MỪNG XUÂN và MỪNG THÀNH CÔNG DIỄN HÀNH TẾT CANH TÝ 2020 tại GARDEN GROVE

TIỆC MỪNG XUÂN và MỪNG THÀNH CÔNG DIỄN HÀNH TẾT CANH TÝ 2020 tại GARDEN GROVE của CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA NAM CALIFORNIA


Ban tổ chức Diễn Hành Tết Canh Tý 2020 tại Garden Grove

Hoàng Thuỵ Văn


Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam California mở tiếp tân và tiệc mời mừng Xuân Canh Tý và nhân dịp này tỏ lòng cảm ơn các nhà hảo tâm và ban tổ chức Diễn Hành Tết Canh Tý 2020 đã đảm trách thành công mỹ mãn lần Diễn Hành thứ 8 vừa qua của Cộng Đồng này. Khách mời tiếp tân được chú ý nhất là những nhà bảo trợ, những thiện nguyện viên đã đóng góp công sức, và đồng hương đã ủng hộ tinh thần cho cuộc Diễn Hành lần thứ nhất tại thành phố Garden Grove ngày 26 tháng Giêng vừa qua.

Lễ chào cờ









Chương trình văn nghệ phần 2 mở đầu



Nhạc phẩm "Việt Nam Quê Hương Ngạo Ngh
của Nguyễn Đức Quang
Trình bày: Trung Tâm Điều Hợp Tây Nam Hoa Kỳ/ 
Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Hải Ngoại


Hội Đồng Thành Phố Garden Grove trao tặng bằng khen đến các nhà bảo trợ mà sự đóng góp tài chánh từ các vị đã đưa đến sự thành công mỹ mãn của cuộc Diễn Hành Tết Canh Tý 2020 do Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam California tổ chức tại Garden Grove



Phần thưởng tinh thần cho cô Cindy Trần về tinh thần làm việc và hoàn thành xuất sắc trng trách Trưởng Tiểu ban Tài chánh


Công bố các giải trúng từ cuộc xổ số 
ngay sau buổi Diễn Hành Tết 2020
(Mời xem Youtube phía dưới để biết thêm chi tiết)



Vài phút cho mỗi UCV các chức vụ điền khuyết do
 Bãi Nhiệm ngày 7 tháng Tư và các chức vụ khác


Photos - Links: Theo đường nối kết vào các tập ảnh đầy đủ:
Video/Youtubes - Links:

01- Nhạc phẩm "Nỗi Niềm Người Em Gái Miền Nam" - Giọng ca Tài Evants

1- Nhạc phẩm "Chuyện Giàn Thiên Lỳ", tác giả Anh Bằng - Giọng ca KQ Lê Kim Cương

2- Nhạc phẩm "Mùa Đông Của Anh", tg Trần Thiện Thanh - Giọng ca Phương Linh

3- Giọng ca Mia Như Mai

4- Nhạc phẩm "Người Lính Không Bao Giờ Chết", tg Dzuy Lynh - Giọng hát HQ Trần Xuân Tin

5- Nhạc phẩm "Bây Giờ Tháng Mấy" - Giọng ca Phước Tuy

7- Lễ Chào cờ

8- Cộng Đồng giới thiệu và cảm tạ Ban Tổ chức Diễn Hành Tết Canh Tý 2020 Garden Grove

9- Nhạc phẩm "Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ", tg Nguyễn Đức Quang - TTTN hợp ca

10- Chương trình văn nghệ tiếp theo

11- Một tiết mục fashion show

12- GGCC/ Hội Đồng Thành Phố Garden Grove trao bằng công nhận sự đóng góp cho các nhà bảo trợ

13- Nhạc trẻ nhóm múa Cindy - Khánh Vân -

14- Nhạc phẩm "Mùa Xuân Nào Ta Về", tg Lam Phương - TTTN hợp ca

15- Bé Christy Phan

16- Ghi nhn người trung giải - Phat biểu của UCV Westminster

17- NV Phát Bùi nói với UCV

18- Một màn fashion show

19- Nhạc phẩm "Anh là Lính Đa Tình", giọng ca Thuý An

20- Nhạc phẩm "Ghen" - KQ Le Kim Cương hát cho sàn nhảy

21- Màn múa của nhóm vũ Cindy Trần

22- Bài nhạc cuối chương trình văn nghệ -



Hoàng Thuỵ Văn <van.hoangthuy@yahoo.com>
Liên lạc tập tin: <hvuong311@gmail.com>