Thursday, December 10, 2015

NGÀY TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO NĂM 2015 VỚI HỘI LÊ VĂN DUYỆT FOUNDATION VÀ HỘI CỰU NỮ SINH TRUNG HỌC LÊ VĂN DUYỆT

NGÀY TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO NĂM 2015 VỚI HỘI LÊ VĂN DUYỆT FOUNDATION VÀ HỘI CỰU NỮ SINH TRUNG HỌC LÊ VĂN DUYỆT PHỐI HỢP TỔ CHỨC VÀO NGÀY 14-6 TẠI LITTLE SAIGON, MIỀN NAM CALIFORNIA

Hoàng Thụy Văn



Inline image 2

Hình 1 - Bàn thờ Tiền Vãng với lập trường Quốc Gia Dân Tộc và nền Giáo Dục Quốc Gia lấy truyền thống "Tôn Sư Trọng Đạo" làm một trong những mẫu mực cho sự phát triển nhân cách con người Việt Nam, đặc biệt ở vào thời CSVN, truyền thống ấy cần phải được tái lập và phát huy. Lý tưởng "Tôn Sư Trọng Đạo" không thể cùng lúc dung hoà dung hợp với Chủ nghĩa Cộng Sản cùng cái gọi là "đạo đức Hồ Chí Minh!"


Garden Grove - 14-6-2015 - "Nhớ Ơn Thầy Cô" là truyền thống tốt đẹp của người dân Miền Nam tự do từ trước 1975. Xuất phát từ lý tưởng "Tôn Sư Trọng Đạo" hay "Nhớ Ơn Thầy" trong xã hội của cả nước Việt Nam trước khi CSVN chiếm lĩnh nửa nước về phiá Bắc gây đại hoạ khủng khiếp cho người dân ở đó trên 20 năm trước khi cái đại hoạ ấy lan tràn tới vùng tự do của người dân ở phiá Nam. Hội Lăng Ông Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt và Tập San Nghiên Cứu Văn Hoá Đồng Nai Cửu Long ở hải ngoại (gọi tắt Lê Văn Duyệt Foundation) chủ trương "uống nước nhớ nguồn", nêu cao tinh thần Nhân Bản và truyền thống Tôn Sư Trọng Đạo là những giá trị vốn được tôn trọng trong xã hội Việt Nam dưới hai nền Cộng Hoà. Đại hội Ngày Tôn Sư Trọng Đạo hay Ngày Nhớ Ơn Thầy Cô do đó không thể thiếu mà cần phải giữ gìn và truyền đạt những giá trị tốt đẹp đó trong sinh hoạt của những người chuyên tâm nghiên cứu về văn hoá, giáo dục nhân bản. Hơn thế nữa là bổn phận của tất cả những người Việt tị nạn ở hải ngoại ngoài vòng cương toả của đảng CSVN để có thể giữ lại và bảo vệ được những giá trị tinh thần cùng di sản đáng quý mà người dân trong nước muốn giữ lấy cũng không dễ dàng khi từng mảng xã hội đổ vỡ và ngành giáo dục mất nền mống vì chủ trương trốc gốc "hồng hơn chuyên" của nhà cầm quyền CSVN từ 60 năm ở miền Bắc và 40 năm ở miền Nam

Và năm nay với sự kết hợp chặt chẽ của Hội Ái Hữu Trường Nữ Trung Học Lê Văn Duyệt, Ban Tổ Chức không những muốn chỉ cống hiến cho đồng hương tị nạn tại miền Nam Cali, nơi có Little Saigon, được mệnh danh là thủ đô của người Việt tị nạn không chấp nhận chế độ CSVN, mà còn muốn truyền đạt tinh thần văn hoá Nhân Bản và đặc biệt là truyền thống "Tôn Sư Trọng Đạo" trên khắp vùng địa cầu có người Việt sinh sống kể cả đất nước thân yêu còn dưới sự cai trị của CSVN.


Inline image 1

Hình 2 Người ta nhận thấy có Hội CNS Lê Văn Duyệt, Hội CNS Trưng Vương, Hội Pétrus Ký... cùng với Hội Lê Văn Duyệt Foundation tham gia nghi lễ chào cờ Việt Mỹ và hát quốc ca Việt Nam.

Inline image 2

Hình 3 Cựu Đốc Sự Hành Chánh VNCH Châu Văn Đễ, Trưởng BTC phát biểu mở đầu Ngày Tôn Sư Trọng Đạo 2015; đứng giữa là Ông Phạm Văn Tú, Trưởng Ban Điều Hành (Stage Manager); và cô Vũ Đan, MC tổng quát của chương trình Vinh Danh. 


**
Cựu Đốc Sự Hành Chánh VNCH Châu Văn Đễ trong bài phát biểu với tư cách Trưởng BTC đã nêu: 
[... Hội Lê Văn Duyệt Foundation (LVDF) là một hội bất vụ lợi, do giấy phép Tiểu Bang California cấp ngày 20 tháng 5 năm 2004. Đây có thể xem là một “Tụ Nghĩa Đường” ngoài linh vị Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt còn tôn thờ các vị anh hùng, anh thư đã có công khai quốc và kiến quốc và đặc biệt các Dân, Quân, Cán, Chánh VNCH đã hy sinh mạng sống trong cuộc chiến đấu vì tiền đồ của  Tổ Quốc Việt Nam, vì lý tưởng tự do để bảo tồn Chánh Nghĩa Quốc Gia Dân Tộc... ]

Diễn Văn Khai Mạc của cựu Đốc Sự Châu Văn Đễ được ghi nhận trong buổi khai mạc Ngày Tôn Sư Trọng Đạo 2015 như sau:


[Kính thưa quý vị niên trưởng, quý Thầy Cô, quý quan khách, quý vị đại diện các đoàn thể, tôn giáo, chinh đảng, quý cơ quan truyền thông báo chí;
Kính thưa quý vị,
Bà Vũ Đan, cựu Hội Trưởng Trường Nữ Lê Văn Duyệt và tôi,xin thay mặt cho Giáo Sư Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Liêm và phu nhân, Chủ Tịch Hội Lăng Ông Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt và thay mặt cho Bà Trần An Hão và phu quân, đương kim Hội Trưởng Hội Ái Hữu Trường Nữ Lê Văn Duyệt Sàigòn, chúng tôi hân hoan trân trọng kính chào mừng quý liệt vị.
Sư hiện diện của quý liệt vị đã nói lên lòng ưu ái vá sự quan tâm của quý liệt vị đối với mọi sinh hoạt văn hóa Việt Nam tại hải ngoại.
Kính thưa quý liệt vị,
Hội Lê Văn Duyệt Foundation là một hội bất vụ lợi do giấy phép của Tiểu Bang California cấp ngày 20 tháng 5 năm 2004. Hội Lê Văn Duyệt tôn thờ Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt, nguyên Tổng Trấn Gia Định Thành (gồm từ Phan Thiết đến Mủi Cà Mau) và thờ những danh nhân liệt sĩ có công với tổ quốc và dân tộc, nhứt là những Dân Quân Cánh Chánh Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh để bảo tồn chánh nghĩa quốc gia.
Hội Lê Văn Duyệt, hơn mười năm nay, dưới sự điều hành của Giáo Sư Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Liêm, đã phát hành hơn mười số “Tập San nghiên cứu văn hóa Đồng Nai Cửu Long”, đã tổ chức những buổi thuyết trình về “Người Đẹp Việc Đẹp” trên các tuyến truyền thanh và truyền hình, đã tổ chức “Ngày Vía Đức Tả Quân”, “Ngày Nguyện Cầu Quốc Thới Dân An” và “Ngày Tôn Sư Trọng Đạo” hàng năm.
Với sự cộng tác của Hội Cựu Nữ Sinh Trường Trung Học Lê Văn Duyệt cũng như các Hội Cựu Học Sinh Liên Trường, các Trung Tâm Việt Ngữ, các Học Khu tại địa phương nhứt là của quý vị giáo sư Võ Kim Sơn, Vũ Ngọc Mai, Nguyễn Trung Quân, Nguyễn Hữu Phước, Trần Văn Chi, Huỳnh Trung Nghĩa...mỗi năm chúng tôi cố gắng mời thêm một số giáo chức để vinh danh. Một vài trở ngại nhỏ là có một số giáo sư vì sức khoẻ, vì ở xa không tiện về kịp kỳ nầy, chúng tôi xin đề nghị kỳ sau.
Hôm nay, cũng nhằm mùa “Father’s Day” tại Hoa Kỳ, chúng tôi hân hạnh được cùng quý vị bên cạnh sự nhớ ơn Cha Mẹ của chúng ta cũng là dịp tuyên dương công lao đóng góp cho ngành văn hóa giáo dục của 29 vị Thầy Cô của chúng ta. Cũng nhân cơ hội nầy chúng tôi muốn cùng các bạn đồng song, đồng môn, đồng nghiệp, đồng liêu, xin tiếp tay với chúng tôi để duy trì và phát huy văn hóa Việt Nam tại hải ngoại nhứt là một nền giáo dục Nhân Bản, Dân Tộc và Khai Phóng của Việt Nam Cộng Hòa để thắp sáng tinh thần “uống nước nhớ ,nguồn, ăn trái nhớ kẻ trồng cây” nhứt là để làm gương cho đàn hậu tấn nhớ công ơn của Thầy Cô và luôn ghi nhớ câu  “Không Thầy đố mầy làm nên”
Trân trọng,]

***

Trong bài viết về "Truyền Thống Tôn Sư Trọng Đạo" đăng trong tập Lưu Niệm 2015 của Ngày Tôn Sư Trọng Đạo hay Ngày Nhớ Ơn Thầy Cô hôm nay, cựu Giáo Sư Vũ Ngọc Mai, Cố Vấn Hội Cựu Nữ Sinh Trung Học Lê Văn Duyệt cũng là thành phần của BTC đã viết:

[Thời gian trước 1975, nền giáo dục được đặt trên ba nguyên tắc Nhân Bản, Dân Tộc và Khai Phóng, từng đóng góp không nhỏ trong việc đào tạo nhân tài mọi ngành nghề cho đất nước chúng ta. Ngoài một số vốn kiến thức vững vàng đáng kể, người thầy còn có lòng yêu nghề mến trẻ, sống một cuộc đời thanh đạm và lương thiện, nuôi trong lòng hoài bão giáo dục, tận tâm hướng dẫn các thế hệ mai sau trở thành những công dân tốt cho đất nước.  Người Thầy ít nhiều đã thực hiện được sứ mạng lương sư hưng quốc. Thật bất hạnh cho một quốc gia nếu những nhà lãnh đạo không ý thức được tầm quan trọng của giáo dục, không xây dựng xứ sở bằng cách đầu tư một số vốn kiến thức nặng phần kỹ thuật cho tuổi trẻ. 
Hôm nay chúng ta đang sống trong một xã hội tân tiến, chuộng khoa học, có những phát minh thần kỳ để phục vụ cho những tiện nghi tối đa của loài người. Những giá trị tinh thần như tình thầy-trò, nghĩa sư-đồ có lúc tưởng chừng như đã bị quên lãng. ... ]

Inline image 3

Hình 4 - Cựu Giáo Sư Vũ Ngọc Mai, Cố Vấn Hội CNS Lê Văn Duyệt, Gia Định, miền Nam California với bài phát biểu chính (keynote).

Youtube link 1/3 - GS. Vũ Ngọc Mai phát biểu:

 ****

Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Liêm, một chuyên gia giáo dục ở hàng đầu của nền Giáo Dục Việt Nam dưới thời Đệ Nhị Cộng Hoà. Trong tâm khảm của vị Giáo sư nặng tình với quê hương, tha thiết với miền sông nước trù phú Đồng Nai Cửu Long vẫn luôn thôi thúc đem những học hỏi ở các bậc tiền bối, các danh sư từng thời đại hiện diện tại những khuôn thước lộng lẫy trong văn học sử Đông Tây làm lợi ích cho tuổi trẻ Việt Nam, làm viên đá keystones tiếp nối từ thế hệ tiền bối đến thế hệ kế thừa trong ý niệm "Việt Sĩ Minh Tâm Văn Hoá Thịnh - Nam Nhân Thiện Trí Quốc Gia Hưng". Đt nước Việt Nam mà chủ nghĩa xã hội "lề phải" của chế độ cầm quyền Hà Nội bao trùm ngày nay chỉ phô bày được cái vỏ bên ngoài, thử nghĩ về mặt kiến thức và tư cách đạo đức của một "kẻ sĩ" thời nay có ai được như "Giáo Sư Nguyễn Thanh Liêm" như thế này thì làm sao phủ Ba Đình có khả năng điều hành được đất nước mà không mắc phải sự lệ thuộc vào "chỉ lực" của tình báo mật vụ Bắc Kinh đã nằm sẵn nhỉ?! ("Cộng sản không thể nào sửa chữa mà cần phải đào thải nó," Boris Yeltsin)

[Tinh thần Tôn Sư Trọng Đạo hơn bao giờ hết cần phải được phục hồi. Truyền thống tốt đẹp đã có cần được chấn hưng để những thế hệ sau nầy còn có cơ hội xây dựng lại tinh thần Nhân Bản, Dân Tộc, Khai Phóng rất cần cho việc hiện đại hóa và phát triển quốc gia trong những thập niên tới. Nguyễn Thanh Liêm]


Nói về ý nghĩa của  truyền thống Tôn Sư Trọng Đạo của người Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm vẫn luôn nhắc nhở tuổi trẻ:
 [Dân Việt Nam có tính hiếu học và rất biết ơn người có công dạy dỗ mình. Dù chỉ học một chữ hay nửa chữ cũng mang ơn người dạy. "Nhứt tự vi sư, bán tự vi sư" người xưa thường nói. Mang ơn thầy là bổn phận của người học trò bởi "không thầy đố mầy làm nên". Nhưng bổn phận này không phải chỉ là sản phẩm của lý trí thuần túy mà còn xuất phát từ một tấm lòng, một tình cảm thật sâu xa bền b: sự thương mến kính trọng thầy. Bởi người làm thầy phải là người biết thương mến, lo lắng cho học trò mình, biết cách dạy dỗ, hướng dẫn cho học trò mình phát triển, tiến bộ, tr nên người tốt ở trên đời. Thầy có sứ mạng cao cả của thầy, phải ý thức được sứ mạng cao cả đó, để làm hết phận sự của thầy, làm cho thế hệ trẻ nên người. Có vậy học trò và người đời mới thương mến kính trọng thầy. Tinh thần tôn sư nói lên lòng tôn kính người thầy. Tinh thần đó luôn luôn có trong xã hội Việt Nam. Nó bao gồm sự kính trọng, lòng biết ơn và lòng thương mến của người học trò đối với thầy. Tinh thần đó bây giờ vẫn tồn tại ở nhiều người, nhưng không sâu đậm bằng ở các người xưa. Càng đi ngược về xưa chừng nào thì tinh thần đó càng sâu xa đậm đà chừng nấy. Trọng đạo là đánh giá thật cao đạo lý của thánh hiền xem như mẫu mực để người đời noi theo...]



Inline image 10

Hình 5 - BHC Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ với bản nhạc "Ơn Thầy" của Cao Minh Hưng.

*****

Truyền thống Tôn Sư Trọng Đạo là một trong những giá trị Nhân Bản mà nền Giáo Dục Quốc Gia ở thời VNCH đã mang đến cho mọi người dân ở một nửa đất nước phía Nam của Tổ Quốc yêu quý từ những ngày đầu của nền Cộng Hoà cho đến sau ngày mất nước được tiếp tục ở hải ngoại vì chỉ có trong một xã hội tự do, dân chủ, tình người phát triển, vì quốc gia dân tộc mà phục v thì truyền thống Tôn Sư Trọng Đạo mới có môi trường để giữ gìn và phát huy.


Inline image 1

Hình 6 - Học giới và nhà hoạt động cộng đồng: những người từng làm rạng rỡ cho nền Giáo Dục Quốc Gia của thời VNCH, có người lại tiếp tục góp phần mình cho nền giáo dục và sự phồn thịnh của nước sở tại... 


Inline image 2

Hình 7 - ..Đó là những người đã từng đi học và thành danh từ những mái trường có nề nếp và không quên trao truyền cho lớp trẻ tinh thần "Tôn Sư Trọng Đạo" của nền văn hoá giáo dục Việt Nam. Đảng CSVN hãy nhìn lại tư cách và kiến thức của Đặng Vũ Khiêu, 100 tuổi, học giả đầy tự hào của đảng CSVN có đáng xách giầy cho những nhà giáo dục VNCH trên đây không nhỉ?!


Inline image 3

Hình 8 Khách tham dự ngoài những nhà giáo dục được mời trong danh sách Vinh Danh, còn có các vị khách quý từ trong chính ph và QL VNCH ngày trước, những nhà hoạt động trong các hội đoàn, đoàn thể trong cộng đồng người Việt hiện nay.

******

Chương trình Vinh Danh của Ngày Tôn Sư Trọng Đạo 2015 với một BTC chọn lọc gồm Lê Văn Duyệt Foundation: Cựu Đốc Sự Châu Văn Để, Trưởng BTC; Ông Phạm Văn Tú, Trưởng Ban Điều Hành Lễ Vinh Danh; Cụ Bùi Văn Truyền; Ông Nguyễn Quang Bâng; Bà Nguyễn Thanh Liêm; Ông Trần Vĩnh Trung; Bà Kim Phạm - Về phiá Hội CNS Lê Văn Duyệt có cựu GS. Vũ Ngọc Mai, Cố Vấn Hội; Cô Trần An Hảo, Hội Trưởng và các CNS trong Ban Văn Nghệ của Hội - Ngoài ra còn cựu Gs. Nguyễn Trung Quân phụ trách điều hành thủ tục Vinh Danh

Tiến sĩ Firpo Đặng Ngọc Dung sẽ phát biểu cảm tưởng của một cựu học sinh nhớ ơn Thầy; MC chương trình Vinh Danh: Cô Vũ Đan và cô Cao Minh Châu; phụ trách văn nghệ: Cô Trần An Hảo; MC chương trình văn nghệ: Cô Thanh Hằng; phụ trách kỹ thuật nhạc đệm: cựu Đốc Sự Nguyễn Phú Hùng; phụ trách kỹ thuật âm thanh: ông Nguyễn Minh Phúc; phụ trách kỹ thuật ấn loát tập kỷ yếu Lưu Niệm, ghi nhận hình ảnh, trình bày kỹ thuật layout, và viết tường trình: Vương Huê; thủ quỹ: Ông Nguyễn Quang Bâng. Ngoài ra còn có sự tiếp tay của ông Phan Văn Chính thuộc BCH Cộng Đồng Việt Nam Nam California giúp đỡ về thiết trí bàn thờ Tiền Vãng; Ông Võ Thiện Hiếu giúp đỡ về bộ chữ Tôn Sư Trọng Đạo treo trên bàn thờ Tiền Vãng.


*******

Cựu Giáo Sư Nguyễn Trung Quân, nguyên Hiệu Trưởng Trường Trung Học Phan Thanh Giản, Cần Thơ, nguyên Hội Viên Hội Đồng Văn Hoá Giáo Dục VNCH, được Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Liêm, cố vấn BTC phân công trong vai trò điều hành thủ tục Vinh Danh. Giáo sư là một trong những nhà giáo kỳ cựu của nền Giáo Dục Quốc Gia VNCH, một Hiệu trưởng của một trong những trường trung học lớn của Miền Nam tự do, một vai trò Hội Viên của Hội Đồng Văn Hoá Giáo Dục (một hình thức nào đó của một académicien) khi nền văn hoá giáo dục đó được người Việt tị nạn mang theo và được tiếp nối khắp năm châu nhằm mục đích giữ gìn cho tương lai tốt đẹp của thế hệ kế thừa. Liệu ở trong nước các "học giả thượng lưu chuyên chính lề phải" của đảng CSVN như Đặng Vũ Khiêu (hay Vũ Khiêu) có được kiến thức thực sự, tư cách đạo đức thực sự, và phục vụ thực sự cho nhân quần đáng gọi là học trò của vị Giáo Sư đang điều hành công tác Vinh Danh đầy đức tính khiêm cung, hoà nhã của một người Việt Nam có học thức không nhỉ? Hỏi tức là trả lời!

Xin mời đọc lại vài trích đoạn trong bài phát biểu chính (keynote) của cựu Giáo Sư Nguyễn Trung Quân trong Ngày Tôn Sư Trong Đạo 2014 như sau:

[Đôi Nét Về Truyền Thống Tôn Sư Trọng Đạo

Từ xa xưa dân tộc Việt Nam đã được ca ngợi là có tinh thần trọng học và tự hào được sinh hoạt trong một quốc gia văn hiến.
Truyền thống Tôn Sư Trọng Đạo trải rộng từ người có học cho đến dân gian đã giúp cho học phong và sĩ khí của người dân Việt Nam thêm bền vững.
Nền giáo dục Việt Nam Cộng Hòa được đặt nặng vào ba nguyên tắc căn bản Nhân Bản, Dân Tộc và Khai Phóng tạo thế chân vạc vững chắc cho việc đào tạo những người công dân lương hảo cho quốc gia, trong đó tinh thần tôn sư trọng đạo vẫn được bảo tồn. Nhờ vậy nền tảng đạo đức dân tộc luân lý cá nhân xã hội đều được bền vững.
Tiếc thay nền giáo dục tốt đẹp đó đã bị đứt đoạn cùng với vận nước đổi thay.
Hằng triệu người Việt Nam bắt buộc phải sống lưu vong nơi hải ngoại nhưng lúc nào cũng muốn bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống Việt Nam.]
Youtube link 2/3 - TS. Nguyễn Thanh Liêm tuyên bố lời Vinh Danh và GS. Nguyễn Trung Quân điều hành thủ tục Vinh Danh 2015:

Inline image 18
Hình 9 - Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Liêm phát biểu mở đầu cho thủ tục Vinh Danh, trong đó Tiến Sĩ nhân danh cựu Thứ Trưởng Văn Hoá Giáo Dục và Thanh Niên VNCH để có lời tri ân những nhà giáo dục có công với nền Giáo Dục Quốc Gia Việt Nam dưới thời VNCH.

Inline image 2
Hình 10 - GS. Nguyễn Trung Quân điều hành thủ tục Vinh Danh, tất cả danh sách gồm 29 vị, tuy nhiên có hai vị không đến dự được. (Hon Pro-Coor).

 Inline image 1

Hình 11 - Từ bên trái - BTC: Châu Văn Đễ, Vũ Đan, Trần An Hảo - Nhà Giáo dục được mời Vinh Danh: GS. Lê Kim Anh, GS. Lê Văn Ba, BS. Phạm Gia Cổn, GS. Vũ Bạch Cúc, GS. Trần Văn Chi, TS. Firpo Đặng Ngọc Dung, GS. Dương Văn Gia, GS. Nguyễn Đồng, TS. Âu Vĩnh Hiền, (GS. Nguyễn Cao Can ở xa không về kịp) - và TS. Nguyễn Thanh Liêm (bìa phải).


Inline image 3 

Hình 12 - Từ bên trái: Tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm, GS. Nghiêm Thị Hiếu, GS. Đặng Quốc Khánh, GS. Trương Như Lương, GS. Nguyễn Văn Lý, Nhà Giáo Huỳnh Văn Mâng, Nhà Giáo Trần Mai Minh,GS. Đái Thị Minh, GS. Đỗ Thị Huê Mỹ, GS. Phạm Phú Minh. Nhà văn Bích Huyền không đến được. 


Inline image 4

Hình 13 - Từ bên trái: GS. Đào Đức Nhuận, GS. Trần Gia Phụng, GS. Nguyễn Thị Phương, GS. Đỗ Quý Toàn, TS. Nguyễn Thanh Liêm (giữa), DS. Trần Quang Tuấn, GS. Hồ Văn Thể (Nhà Giáo Phan Bích Thuỷ thay thế), GS. Lê Tinh Thông, Nhà Giáo Bùi Văn Thưởng, GS. Phan Thị Thu Yến, và bìa phải GS. Nguyễn Trung Quân.




********


Inline image 5

Hình 14 - GS. Trần Gia Phụng cùng những nhà giáo dục khác có mặt trước sau lần lượt tiếp nhận phẩm vật Lưu Niệm từ tay TS. Nguyễn Thanh Liêm. Nhưng quan trọng hơn cả là lời Cảm Tạ Chân Thành Nhất của một nhân vật còn lại có tư cách đầu ngành cựu Thứ Trưởng Bộ Văn Hoá Giáo Dục và Thanh Niên Nguyễn Thanh Liêm mặc dù sự việc này xẩy ra bên cạnh thân xác VNCH và sau 40 năm trong Lễ Vinh Danh này mới có dịp thay mặt nhân dân Miền Nam tự do chỉ còn trong tâm trí xin có lời cám ơn thật sâu đậm những giáo chức có công với nền Giáo Dục Quốc Gia Việt Nam dưới thời VNCH như những chiến sĩ tiền tuyến bị mất tích trong chiến tranh nay có dịp được truy tặng "Chiến Công Bội Tinh" cùng với nhiều chiến sĩ văn hoá giáo dục đồng môn khác. Trong ánh mắt có một chút buồn một chút rạng rỡ của các nhà giáo dục tự do có mặt hôm nay giúp cho người dân trong nước tin được rằng VNCH với 40 năm bị trọng thương không chết bởi vì người Việt tị nạn dồn sức lực vào mặt trận văn hoá quá mạnh đến đỗi nhà cầm quyền CSVN đã thất bại liên tiếp phải bổ sung cán bộ kiều vận quản lý "kiều bào ở nước ngoài" và bổ túc Chỉ thị số 45 mới nhất ngày 9 tháng 10, 2014 đẩy mạnh công tác cho Nghị Quyết số 36/NQ/TW, công tác đó nhm đẩy mạnh công dụng phát triển công nghệ. Thuật ngữ "công nghệ" cũng giống như "kỹ thuật" ở các nước phương Tây ám chỉ cái gì đó mà "kiều bào" tưởng industry thật!



********


 


Hình 15 Tiến sĩ Firpo Đặng Thị Ngọc Dung, cựu nữ sinh Trung Học Gia Long VNCH, phát biểu với tư cách một học trò trong lễ Vinh Danh của Ngày Tôn Sư Trọng Đạo năm 2015. Sức học dồi dào đã giúp cho cô Đặng Thị Ngọc Dung lấy được bằng Cử Nhân Anh Văn tại Đại Học Văn Khoa Sàigòn rồi tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm Saigon đáng lẽ vào 1975 nhưng vì cuộc đổi đời 1975 nên phải ra trường năm 1976. Đặc biệt cô không nhận nhiệm sở ở trường lớp của chế độ Cộng sản vì cô không chấp nhận chủ trương của CSVN là nhà giáo dục đồng nghĩa với công cụ tuyên truyền để quảng bá và đề cao chủ nghĩa Cộng Sản cho học sinh chống lại sự thật mà cô đã biết rõ những gì ở Miền Nam không phải như người CSBV tuyên truyền dối trá. Ngày nay Tiến sĩ Firpo Đặng Thị Ngọc Dung càng vững vàng hơn nữa trong ý thức chính trị chống lại sự du nhập tuyên truyền của CSVN khi tham gia vào những sinh hoạt văn hoá của cộng đồng người Việt tại hải ngoại. 


Youtube link 3/3: TS. Firpo Đặng Ngọc Dung phát biểu:
Hình 16 - Cô Thanh Hằng trong vai trò MC của Chương Trình Văn Nghệ.


Inline image 8

Hình 17 - Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ, một chút thư giãn với nửa miệng cười, một chút shot thôi.


Inline image 9

Hình 18 - BVN Cựu Nữ Sinh Trung Học Lê Văn Duyệt với "Mùa Hợp Tấu" của Hùng Lân.


Inline image 11

Hình 19 - Trung Học Pétrus Trương Vĩnh Ký: "Khổng Mạnh cương thường tu khắc cốt - Tây Âu khoa học yếu minh tâm", chắc không thể quên được nhỉ!


Inline image 19

Hình 20 - BS. Phạm Gia Cổn và "Thể Dục Khí Công Hoàng Hạc", môn tập phối hợp Y Võ Nhạc, hướng dẫn tập luyện để phục vụ sức khỏe con người, bao gồm các mặt tinh thần, thể chất, và xã hội.


Inline image 13

Hình 21 - Đồng hương Mỹ Tho - Định Tường có nhớ Nguyễn Đình Chiểu - Lê Ngọc Hân?


Inline image 14

Hình 22 "Giọt Nắng Reo Bên Thềm" với Ban Tam Ca Hồng Tuớc - Minh Nguyệt - Phương Hồng cùng MC Thanh Hằng và MC Vũ Đan.


Inline image 15

Hình 23 BHC Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ thu gọn, với "Hẹn Ngày Về" của Cao Minh Hưng.


Inline image 16

Hình 24 - BTC thu gọn của Ngày Tôn Sư Trọng Đạo 2015 chụp hình lưu niệm.

**********

Truyền thống Tôn Sư Trọng Đạo của người dân miền Nam Việt Nam yêu chuộng Tư Do và tôn vinh lá quốc kỳ Vàng ba sọc đỏ, từ thuở còn là học trò mài đũng quần từ những mái trường thân yêu của nền giáo dục Quốc Gia họ đã trưởng thành trong khói lửa của chiến tranh, cuộc chiến gây tang tóc cho người dân hiền hoà của Miền Nam

Chính nhờ đường lối giáo dục tốt đẹp của nền Giáo Dục Quốc Gia như thế, trai thanh gái tú của một thởi mộng mơ ở vào thời bình mới có những chàng trai giã từ mái trường thân yêu và người yêu chưa một lời ước hẹn để đi vào khói lửa, mới có những cấp chỉ huy tự hào về Trường Mẹ đội pháo Đỏ mà tiến lên diệt giặc. Chưa hết, mới có những nhà quản trị hành chánh, kế hoạch "kinh bang tế thế" của một nhà nước non trẻ bị cả khối Cộng sản vay đánh nhưng những người yêu chuộng Tự Do này đã đánh trả tận lực nhờ họ đã được dạy dỗ từ tấm bé qua những bài học Công Dân Giáo Dục của chế độ Dân Chủ Tự Do của miền Nam qua hai nền Cộng Hoà sau cuộc di cư phân đôi đất nước và kết thúc trong trận Đại hồng thủy 1975. 

Chính nhờ sự dạy dỗ con trẻ về lòng yêu nước, sự trung thành với Tổ Quốc, bổn phận và trách nhiệm của người công dân ở thời bình và thời chiến mới có những con người hy sinh mạng sống của mình cho đại cuộc để cho người khác sống và tiếp tục chiến đấu, không cần xích chân vào trục cần lái hay nhồi nhét vào trí óc toàn những giáo điều lừa phỉnh.  Điều không thể che mắt được mọi người khi các binh đoàn CSBV của Văn Tiến Dũng tiến chầm chậm trên xa lộ Sàigòn - Biên Hoà có "pilot" địa phương dẫn đường vào "giải phóng" Saigon cũng không kìm chế nỗi ngỡ ngàng và vỡ mộng tại chỗ về cái người ta tuyên truyền là Mỹ Ngụy nghèo đói rách nát và tàn ác cho nên phải vội vàng chạy vào "giải phóng"? Hay là vô vơ vét về!? Một điều sỉ nhục rất lớn cho những ai cố đi theo và tiếp tay cho CSVN để đến nỗi đất nước Việt Nam như thế này. 


Ngày Tôn Sư Trọng Đạo năm 2015 nằm trong chương trình vinh danh các nhà giáo dục có công phụng sự quốc gia dân tộc trên lãnh vực giáo dục trong nước trước 1975 và trong cộng đồng người Việt tỵ nạn Cộng sản tại xứ sở tạm dung Hoa Kỳ và các nước phương Tây sau này. Chưa hết, do từ chức năng của một giáo chức được hấp thụ từ nền giáo dục như thế, đã góp phần cho quốc gia dân tộc mình như thế, có những vị đã đóng góp đáng kể vào nền giáo dục và sự thịnh vượng của xứ sở tạm dung. Đây là sự biểu hiện của lòng biết ơn qua sự vinh danh những giáo chức có công với nền Giáo dục Quốc Gia Việt Nam dưới thể chế dân chủ tự do của Miền Nam. Sự quản trị hệ thống giáo dục tân tiến với những nguyên tắc Nhân Bản - Dân Tộc - Khai Phóng đã tạo dựng cho xã hội Miền Nam có nề nếp, có áp dụng thành thục tính Nhân Bản, có truyền thống Tôn Sư Trọng Đạo mặc dù hai nền Cộng Hoà phải đương đầu với cuộc chiến khốc liệt chống lại khối Cộng Sản Nga, Tàu và Bắc Việt trong sự đau thương nghiệt ngã của cả dân tộc Việt Nam đáng lẽ phải được chung tay với thế giới của những con người hiểu biết và chung hưởng những thành tựu của loài người văn minh mà thế hệ tiên phong trong ý thức dân chủ tự do không quên kiến tạo cho Tổ Quốc Việt Nam yêu quý một xã hội mang tính Nhân Bản, đãi lọc và bồi đắp cho nền văn hoá đầy tính Dân Tộc, và chia sẻ cùng tiếp thu mang tính Khai Phóng những thành quả khoa học kỹ thuật của thế giới. Đó là lý do chính đáng tại sao người dân trong và ngoài nước chống CSVN và đòi hỏi ưu tiên trong đấu tranh dẹp bỏ chế độ này.


Xin mời xem hình ảnh tập trung tại trạm nối link sau đây. 
Xin cám ơn quý vị đã theo dõi và chuyển tiếp.


Photo link: Lễ Vinh Danh Ngày Tôn Sư Trọng Đạo 2015 tại Little Saigon, miền Nam California

Ảnh: H Vuong

No comments:

Post a Comment