Monday, December 31, 2018

TỐNG CỰU NGHÊNH TÂN - MỪNG NĂM MỚI 2019 VỚI NHỮNG LỜI CẦU CHÚC CHO MỌI NGƯỜI THẬT HẠNH PHÚC

TỐNG CỰU NGHÊNH TÂN - MỪNG NĂM MỚI 2019 VỚI NHỮNG LỜI CẦU CHÚC CHO MỌI NGƯỜI THẬT HẠNH PHÚC





Chúc M
ừng Năm Mới - Happy New Year 2019
** Chuyện dài đất nước
*** Auld Lang Syne tuyệt vời dành cho những người lính tưởng đã chết cho quê hương nhưng lại không!

Hoàng Thuỵ Văn

Kính Chúc Quý Vị,
Thân Chúc Quý Bạn một Năm 2019 thật dồi dào sức khỏe, mọi điều tốt đẹp.

* CHÚC MỪNG NĂM MỚI

1. Sức khỏe có kém dần, cuộc đời dẫu có mỏi mòn, má hồng có lúc cũng còn phôi pha, nhưng tinh thần xin cho được minh mẫn. Lòng đau không quên quê hương Việt Nam không có tự do, dân chủ, nhân quyền và đang bị mất dần từ tay Việt cộng vào tay Tàu cộng. Với phương tiện giết người hiểm độc hơn xa những gì cán bộ cộng sản lên án chế độ thuộc địa Pháp khi cần tẩy não người dân để họ cam tâm làm công cụ cho đảng đánh thắng "thực dân Pháp" và "đế quốc Mỹ" đã qua đi.

** CHUYỆN DÀI ĐẤT NƯỚC

2. Không lâu sau này không ít người dân Việt Nam trước đây theo cộng sản "đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngỵ nhào" cùng  những kẻ a dua sau này cũng có phần hối tiếc đã do hủy hoại thể chế VNCH của người dân miền Nam Tự do. Cách thức họ hối tiếc là "bỏ phiếu bằng chân" với hằng triệu người bỏ quê hương ra đi từ hai thập niên trước đây,  không kể cuộc di tản trong và sau năm 1975 tìm sinh lộ tại các nước Tây phương. Trong khi ấy một làn sóng di dân Tàu "Đỏ" trong kế hoạch "xâm thực chính trị" có tổ chức (governmental policy) tuôn vào sinh cơ lập nghiệp tại nhiều vùng đất của Việt Nam. Đó là vấn nạn của đất nước!!

3. Người dân Việt Nam không thể đuổi được họ!! Tại sao?? Trong tổ chức của Việt cộng có rất nhiều Việt gian do từ Cục Tình báo Hoa Nam cấy người và đang điều hành bộ máy cai trị của đảng cộng sản Hà Nội và những người điều khiển Cục Hoa Nam là những vương gia cát phủ mà thuật ngữ mới gọi là "tài phiệt Đỏ" có rất nhiều tiền, mua được nhiều thứ khó mua nhất trên đời... ngoại trừ những người có tấm lòng cho nước Mỹ ở White House, ở Pentagon, ở CIA, và FBI...

4. Mô hình chủ nghĩa thực dân mới cộng sản Bắc Kinh lại có thêm một ngôi sao bị áp chế trên lá cờ của họ thành "lục tinh đại kỳ!" Loại cờ Đỏ như trên không ai mời gọi nhưng sẽ được treo trên khắp đất nước thân yêu của người Việt Nam bị trị và sẽ không nói được tiếng nói yêu nước, yêu dân tộc Việt Nam! Mẹ Việt Nam rất cần những người con Việt Nam thương yêu Mẹ! Những người con Việt Nam biết cách thương Mẹ và bảo vệ Mẹ nhưng không mất tình đoàn kết. Sự kiện Việt Nam chưa quá trễ và rất cần sự quan tâm và tiếp sức của mọi người với tất cả tấm lòng của con dân đất Việt vẫn luôn tha thiết với quê hương!

*** AULD LANG SYNE VÀ SỰ KỲ DIỆU CỦA TÌNH YÊU MUÔN THUỞ

5. Cùng quý Bạn thân yêu một thời để nhớ về Cuộc Chiến mà kẻ mất người còn, còn đợi nhau đấy trên trần đời lắm thương đau này hay lại hẹn nhau kiếp sau...!
Nhân đây, xin được một lần lưu luyến tiễn khách sau những lần ghé thăm vườn hoa lưu niên từ mùa Xuân đến Hè, mùa Thu rồi lại mùa Đông. Khách chung lòng để lại lời nhắn cho cuộc đời còn đấy một chút thôi để cưỡng lại những gì thời gian sẽ cuốn trôi, cuốn trôi vào không gian của những ngàn năm ánh sáng, không còn những giây phút bên nhau lần cuối... sẽ không còn "phút cuối" để than vắn thở dài... không còn "auld lang syne" để luyến tiếc người đi "một nửa hồn tôi mất"...! 

6. Thật vô cùng cảm kích khi được Quý Vị, các Bạn đã quan tâm. Trong đó không thể thiếu những vị tuổi cao mà người đời rất ngưỡng mộ và đến nay vẫn còn hoạt động cho lợi ích của xã hội, cộng đồng và dân tộc. Lịch sử về cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản không thể bỏ quên vị trí đứng các vị trong chủ trương gìn giữ cội nguồn dân tộc qua nhiều hình thức hoạt động văn hoá, giáo dục và văn học, nghệ thuật... 

....

 Thân kính,
  

Auld Lang Syne cho những người lính tưởng đã chết cho quê hương nhưng lại không!

 La Valse Dans L'Ombre / Waterloo Bridge  1940 

7. Cuốn phim La Valse Dans L'Ombre thực hiện năm 1940, MGM lấy bối cảnh cuộc báo động Không Tập tại Cầu Waterloo, nơi chàng Roy, người sĩ quan trẻ Hoàng Gia Anh Quốc được gởi qua tác chiến tại Waterloo ở phía Nam thủ đô Brussels nước Bỉ, gặp gỡ Myra, người vũ nữ có nhan sắc tuyệt trần nhưng lại mệnh yểu! Họ bắt đầu cuộc tình đắm say tại điểm lịch sử này 1917, theo đó cuộc tình của một người lính trận và một nghệ sĩ hộp đêm đang trong thời chiến tranh và rơi vào giai đoạn khốc liệt nhất của Thế Chiến Thứ Nhất! Chuyện tình trong phim đã lấy hết nước mắt của những người trẻ "không còn cô đơn," nhất là đối với những chàng trai tuyệt tích giang hồ trong các chiến dịch như "bên cầu biên giới" Waterloo Bridge. Bao nhiêu lời hẹn hò của nhau tại một bến hẹn đèn mờ, họ ôm nhau khắng khít không rời nửa bước ở sàn nhảy và đấy là lần cuối của họ và phút cuối họ say đắm không hề muốn rời nhau. 

8. Trong Thế Chiến Thứ Nhất với trận địa nổi tiếng Waterloo 1917 như thế đã xa rồi, chuyện film chồng chéo qua bối cảnh đầu Thế Chiến Thứ Hai 1940 với các vai diễn là những minh tinh vang danh một thuở. Từ đó về sau qua nhiều hãng sản xuất trứ danh, viết chuyện tình thật lâm li, dựng cảnh phim thật bi thương đi sát với trận chiến đang xẩy ra lúc đó. Không có internet dĩ nhiên, không có tin tức của nhau, nàng tin là chàng đã chết theo "cáo thị", nhưng chàng vẫn còn sống ở đâu đó, bên kia biên giới Waterloo. Nơi đây chẳng khác Rừng Thiêng mùa đông ở Buôn Hạ, khu rừng Tam Biên. Những chàng trai "không chết đâu em" đang cặp nách người tình K63, CKC 4 sniper, XM18... 

9. Người ta không quên, không thể quên được vùng ba biên giới "Tam Biên", nơi có "căn cứ lõm" vừa là "trạm trung chuyển" của các binh đoàn cộng sản Bắc Việt đi B, đôi lúc đặt Bộ Tư Lệnh B2 trên đường 559 Nam. Nhân đây xin nói rõ HCM Trail hay đường mòn HCM không hề là địa danh vật thể do chế độ Hà Nội đặt tên, thật sự tên gọi do sáng tạo theo nhu cầu của phòng hành quân G3 khi thiết kế lệnh hành quân. Đoạn đường không ra đường do binh đoàn 559 phụ trách mở rộng cho xe vận tải Motolova có thể tải quân, lương và khí cụ xuôi Nam và tạm gọi là "đường 559 Nam", về sau có cả tăng và thiết giáp đốn ngã cây rừng để làm nền. Khi được phỏng vấn các sĩ quan báo chí nghe sao nói vậy. Từ đó truyền thông phản chiến có cơ hội cứ HCM Trail và nó trở thành địa danh số 1 trong chiến tranh "chống Mỹ cứu nước" của "Lịch sử Đảng".
  
Mời xem thêm: "Nỗi Đau Tháng Tư - Những Ký Ức Không Phai"
HCM Trail - phần 8 link sau đây -
http://hoangthuyv.blogspot.com/2017/04/noi-au-thang-tu-nhung-ky-uc-khong-phai.html

Tiền phương của tướng Văn Tiến Dũng đặt không xa nơi ém quân của Rừng Thiêng và trong tầm trinh sát của những đứa con "ninjas" của Rừng Thiêng và các toán biệt kích của NKT/VNCH mà Đoàn Đặc Công 27 "hoàng gia" CSBV, những đứa cháu ngoan "bác Hồ" bảo vệ Bộ Tư Lệnh B2 không hay biết! Thay mặt Bộ Chính Trị là lãnh tụ số 2 Lê Đức Thọ chỉ thị trực tiếp cho Cục "Rờ" Miền Nam của tướng Trần Văn Trà, thúc đẩy nơi đây thực hiện "chiến dịch Nguyễn Huệ" đang lúng túng vì tổn thất quá nặng trong thời gian qua.

10. Tất cả ý chí và khả năng tác chiến của quân bạn đã sẵn sàng cho toạ độ B2. B2 là một binh trạm vừa là căn cứ hoả lực, khu tập trung các đại đoàn có nhiều đơn vị vũ khí nặng và chuyên viên kỹ thuật từ Quân khu Kunming, RedChina. Các đơn vị được tập kết từ các Quân khu CSBV đến đây trước khi chuyển tiếp, nằm trong tầm bắn của hải pháo và phi đạn của Taskforce (USPACOM), ngày D, giờ H, yểm trợ cho chiến dịch phản công Easter Offensive 1972 trên đất liền. Tuy nhiên những hoạt động quân sự cũng chỉ là công cụ của chính trị! Trong khi QLVNCH phản công cùng khắp các mặt trận mùa Hè 1972, có tổn thất nhưng làm chủ được trận chiến làm ấm lòng người dân. Nhất là phản ứng cấp thời cứu dân ra khỏi vùng lửa đạn là một điểm son. Chính khách Mỹ đã biết rõ, từ đó một phần không ít truyền thông thế giới tự do làm nản lòng chiến sĩ ở tiền tuyến! Trận phản công EOT72, người ta gọi là "Mùa Hè Đỏ Lửa" 1972 giúp cho QLVNCH có thể kiểm soát trận địa và khống chế binh địa từ vùng Hoả tuyến Quảng Trị đến cuối binh trạm Lộc Ninh - An Lộc, B5. 
Trên đây là trọng tâm nội dung "Tống Cựu Nghênh Tân" đọc để thương người lính QLVNCH, chuyện tình tiếp theo là để  thương cảm nhiều hơn người phụ nữ Việt Nam thời chiến đã có người yêu là lính trận...




Ngôi nhà thờ La Vang ở phía Nam thành phố Quảng Trị đổ nát trong trận chiến Mùa Hè 1972, người lính còn sống sót đang cầu nguyện cho đồng đội và đồng bào... thoát cơn khổ nạn mà đảng CSVN đã xô đẩy dân tộc đến đường cùng.

11. Nàng đau khổ đến thất vọng và sống sa đọa với vũ trường cho quên đời, thậm chí hủy hoại cả thân xác ở hộp đêm/nightclub đáng lẽ nàng muốn để dành cho người tình và rồi tuyệt vọng! Cuối cùng quá say nàng bị xe đụng chết ở ngoài đường và lúc đó xe lửa đưa chàng về vừa tới. Chàng như điên dại, ôm xác nàng mà tan nát cõi lòng...! Người yêu bé nhỏ của chàng bất động, sự bất động đã cắt đứt mọi cảm giác thương và đau chồng chất đã dành trọn cho người mình yêu là lính ... Và trong giấc ngủ triền miên nàng đinh ninh hai người gặp lại nhau sẽ không còn xa nhau mãi mãi! Chàng đã từng là lính trận chịu đựng sự gian khổ và tàn khốc của trận chiến, nhưng lần ấy đầu tiên của mối tình đầu đời của cả hai nước mắt chàng tự dưng dâng trào, nghẹn ngào không nói nên lời...

12. Trong chiến tranh Việt Nam không thiếu cảnh tình của nỗi đau được đè nén trong tận cùng của đáy lòng, có những chuyện thương đau không được ai biết đến. Họ biết giữ cho nhau một tình yêu chân thật, họ không biết làm thế nào để có văn hoa bay bướm, chẳng biết đường nào đến "tâm giao" và đường nào vào "hạnh ngộ" như trong chuyện kể tình yêu của văn học sử và văn học nghệ thuật của người thế gian! Sự ra trận của người lính là một lần bước tới không định quay về, họ như những chàng Kinh Kha của thế kỷ 20. Sự đau thương của người lính trước tình đồng loại, đồng bào, sau lưng là gia đình hoặc người yêu của lính, được nén trong lòng, được chịu đựng qua hàng chuỗi ngày dài, tháng năm biền biệt, rồi tự an ủi: 

Thôi em chớ nén tình xưa mãi, 
Hãy mở cho lòng ta bớt đau. nlts

13. Hơn 20 năm sau, hãng phim Columbia tung ra trailers, một loại signature collection đợt thứ mấy của lần edition thứ mấy về chuyện tình thương cảm đó, người học trò ở trọ kinh đô ánh sáng như chàng vẫn như trẻ thơ mang chút bạch diện thư sinh, đua nhau đi xem đến thuộc nằm lòng cả lời đối thoại của nàng Myra (Vivien Leigh) và của chàng Roy (Robert Taylor) để về làm bài nộp cho Cô giáo (vợ một nhà văn thời danh). Xét cho cùng chàng và nàng trong phim vẫn còn nhiều hạnh phúc trước khi vĩnh biệt nhau lần cuối người à! Họ yêu nhau thoải mái, sau cái chết nhờ vào cái "ắc cao" đó họ nhận biết nhau ở miền vĩnh cửu, có những cái chết cũng hạnh phúc lắm khi được bàn tay dịu dàng của người đời, người đạo thương cảm vuốt mắt! Tuy không nhiều lắm nhưng dẫu sao cũng có người lính ở chiến trường Việt Nam vẫn được Thượng đế ban ơn cho mang trái tim thư sinh như một bùa hộ mạng cho những người lính trận để không còn biết rụt rè trước Thần chết! 


14. Cho dù "Điệu Vũ Trong Bóng Mờ" mang theo cùng tận của sự ray rứt ở cõi lòng em, tâm tư nào có đâu anh đã lỗi hẹn?! Cung đàn nào đâu xui em đã lỗi nhịp cho tình mơ?! Không nhỉ! Cuộc tình ấy của 1917 có đoạn kết, không như "Mắt lệ nào cho người tình", còn khăn hồng nào nữa đâu để lau mắt em lọ lem ở rừng hoang đất đỏ của ngày xa xưa ấy! Còn lại hãy vui lên nhé để cùng nhau đón đời thêm một tuổi, cuộc đời vô thường và đời ta sẽ phai dần nhỉ!

Hãy xem một chút, một đoạn chọn lọc trong The Waltz Dance:

"Điệu Vũ Trong Bóng Mờ




với nhạc nền Auld Lang Syne (composer: Robert Burns, 1788) theo link KaraOke sau đây:



15. Lời đi cùng của đoạn KaraOke, chép lại trên video clip của link ở trên. Chuyện tình còn dang dở và đã bị auld lang syne khép lại, thật ngậm ngùi! Đó là kết đoạn của một tiết tấu đau xót của lyric và melody trong một drama thứ thiệt, không phải melodrama. Hãy thổn thức, ngậm ngùi với Vivien qua lời ca và một trích đoạn của "Điệu Vũ Trong Bóng Mờ" có đủ lyric và melody trong KaraOke phía dưới. Cuối cùng chàng được cúi xuống bồng em lên ngay trên chính đôi tay của người lính ngày xưa ấy. Nhìn kỹ sẽ thấy dòng lệ lẫn với máu từ trong đôi mắt của một thuở nhớ nhung ấy!! 

Trong từng giây phút ngắn ngủi mà người lính thư sinh miền quê ngoại ở thế kỷ 20 nhớ thương lyca, một loài hoa biết sầu nhung nhớ! May sầu ơi, xin chừa lại giọt châu, một chút nước mắt hoen mi đủ để tiễn nhau ở thế kỷ 21 theo chuyến đò âm dương rồi gặp lại nhau trong thiên thu vĩnh biệt...!!

Anh mượn của em một mảng sầu,
Ép trong tim lạnh một trời đau.
Em ơi nợ đó anh xin trả,
Đến phút cuối đời chưa hết đâu! 
nlts


For Auld lang syne
Should old acquaintance be forgot,
and never brought to mind ?
Should old acquaintance be forgot,
and days of auld lang syne ?

For Auld Lang Syne my dear
For Auld Lang Syne we'll take a cup
of kindness yet

(chẳng khác nào Bạn ơi Quan hà xin cạn chén ly bôi, ngày mai anh đã đi đã đi xa rồi...! Và rồi thế nào anh cũng về với em...)

 For Auld Lang Syne and here's a hand
my trusty friend and gie's a hand if thine
We'll take a cup of kindness yet

For Auld Lang Syne
For Auld Lang Syne my dear...


Lưu lại một chút trong lòng những kỷ niệm khó quên... trong khi thời gian cứ ào ạt cuốn trôi!

Bài hát Auld Lang Syne:

****

Trở về với tình sầu của lính trong chiến tranh Việt Nam cũng ở thế kỷ 20 của sự chia tay cách biệt âm dương, đôi ngã chia ly với

Tình khúc của lính: "Anh Không Chết Đâu Anh" - Nhạc: Trần Thiện Thanh 



Xem để thương người lính và 
cũng thương người phụ nữ Việt Nam 
đã trót có người mình yêu là lính trận!

Kính chúc quý vị, các bạn an hưởng những ngày vui của cuộc đời, phụng sự cho xã hội hết khả năng, nhưng không quên nghĩ đến quê hương còn nhiều cay đắng và một chút tình riêng cho gia đình, hay một chút nhớ thương ai thì xin gửi theo "gió cho mây ngàn bay!"...

Hoàng Thuỵ Văn
Photos: Internet 




No comments:

Post a Comment