Saturday, June 11, 2016

NGÀY TÔN SỰ TRỌNG ĐẠO 2016

NGÀY TÔN SỰ TRỌNG ĐẠO 2016

- Tập tin này gồm 23 ảnh trên mặt body, 2 links ảnh liên kết với Picasa.Google, 2 links ảnh liên kết với Plus.Google, và 12 video clips liên kết với Youtube.


Inline image 1

Hình 1 - Bàn thờ Tiền Vãng với lập trường Quốc Gia Dân Tộc và nền Giáo Dục Quốc Gia lấy truyền thống "Tôn Sư Trọng Đạo" làm một trong những mẫu mực cho sự phát triển nhân cách con người Việt Nam. Hai bên với đôi liễn "Việt Sĩ Minh Tâm Văn Hoá Thịnh - Nam Nhân Thiện Trí Quốc Gia Hưng" (Gs. Nguyễn Thanh Liêm)Ý trên là quan điểm - lập trường, ý dưới là quan niệm của sự sống, và sự sống không vì cá nhân chúng ta mà hãy vì 90 triệu người dân Việt Nam. 

Hoàng Thuỵ Văn

Little Saigon - 5/6/2016 - Ngày Tôn Sư Trọng Đạo - hay Nhớ Ơn Thầy Cô - 2016 hôm nay cũng như hằng năm do Lê Văn Duyệt Foundation tổ chức quy tụ một số đồng hương tham dự khoảng trên 500 vị, phần đông là giáo chức và đã từng ngồi chung dưới mái trường của nền giáo dục Nhân Bản - Dân Tộc - Khai Phóng của Việt Nam Cộng Hoà. Có vị cũng đã trải qua một thời quân ngũ và hãnh diện mình là "người lính của QLVNCH". Có vị cũng đã góp phần mình cho nền thịnh vượng của đất nước tạm dung Hoa Kỳ.

"Nhớ Ơn Thầy Cô" là truyền thống tốt đẹp của người dân Miền Nam tự do từ trước 1975. Xuất phát từ tinh thần "Tôn Sư Trọng Đạo" hay "Nhớ Ơn Thầy" trong xã hội của cả nước Việt Nam trước khi CSVN chiếm lĩnh nửa nước về phiá Bắc gây đại hoạ khủng khiếp cho người dân ở đó trên 20 năm trước khi cái đại hoạ ấy lan tràn tới vùng tự do của người dân ở phiá Nam. Hội Lăng Ông Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt, gọi tắt Lê Văn Duyệt Foundation, chủ trương "uống nước nhớ nguồn", nêu cao tinh thần Nhân Bản và truyền thống Tôn Sư Trọng Đạo là những giá trị vốn được tôn trọng trong xã hội Việt Nam dưới hai nền Cộng Hoà. Đại hội Ngày Tôn Sư Trọng Đạo hay Ngày Nhớ Ơn Thầy Cô do đó không thể thiếu mà cần phải giữ gìn và truyền đạt những giá trị tốt đẹp đó trong sinh hoạt của những người chuyên tâm nghiên cứu về văn hoá, giáo dục nhân bản. Hơn thế nữa là bổn phận của tất cả những người Việt tị nạn ở hải ngoại ngoài vòng cương toả của đảng cộng sản Việt Nam (csVN) để có thể giữ lại và bảo vệ được những giá trị tinh thần cùng di sản đáng quý mà người dân trong nước muốn giữ lấy cũng không dễ dàng khi từng mảng xã hội đổ vỡ và ngành giáo dục mất nền mống vì chủ trương trốc gốc "hồng hơn chuyên" của nhà cầm quyền csVN từ hơn 61 năm ở miền Bắc và hơn 41 năm ở miền Nam. 

Và năm nay với sự hợp tác chặt chẽ của Hội Ái Hữu Trường Nữ Trung Học Lê Văn Duyệt, Ban Tổ Chức không những muốn chỉ cống hiến cho đồng hương tị nạn tại miền Nam Cali, nơi có Little Saigon, được mệnh danh là thủ đô của người Việt tị nạn không chấp nhận chế độ CSVN, mà còn muốn truyền đạt tinh thần văn hoá Nhân Bản và đặc biệt là truyền thống "Tôn Sư Trọng Đạo" trên khắp vùng địa cầu có người Việt sinh sống kể cả đất nước thân yêu còn dưới sự cai trị của CSVN.


Hình 2Các hội đoàn tham gia Chào cờ Việt - Mỹ và Phút mặc niệm tại sân khấu gồm các thành phần ban Tổ chức, BHC CLB Tình Nghệ Sĩ, ban Văn nghệ Hội AH CNS Trung Học Lê Văn Duyệt. MC của lễ Chào cờ và Phút mặc niệm: Cựu Đốc sự Hoa Thế Nhân. Sự tưởng niệm bao gồm vị Giáo sư đầu ngành vừa quá cố: Gs. Nguyễn Duy Xuân, Cựu Tổng Trưởng Bộ Văn Hoá Giáo Dục Và Thanh Niên, VNCH.

Inline image 4

Hình 3. Đồng hương tham dự.

Inline image 5

Hình 4. Lễ chào cờ đang diễn tiến.

Inline image 6

Hình 5. Hình ảnh cho thấy sự tham dự của học giới, thân hữu và đồng hương vào Ngày Tôn Sư Trọng Đạo không phải số ít.

Inline image 7

Hình 6. Hai MC của chương trình tổng quát: Phạm Tú, Tổng Thư Ký LVDF, Vũ Đan đang nói, cựu Hội Trưởng AH CNS Lê Văn Duyệt.
Và hai MC của chương trình văn nghệ: Mai Lan và Minh Nguyệt, Hội AH CNS Trung Học Lê Văn Duyệt, sẽ đến phiên sau.

Inline image 8

Hình 7. Cựu Đốc sự Châu Văn Đễ, Phó Chủ tịch LVDF, Trưởng BTC Ngày Tôn Sư Trọng Đạo 2016 chào mừng quan khách và đồng hương tham dự và phát biểu lý do ngày đại hội hôm nay. Sau đây là bài phát biểu của Đốc sự Châu Văn Đễ.

[Lăng Ông Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt gọi tắt là Hội Lê Văn Duyệt Foundation  (LVDF), là một hội bất vụ lợi, do giấy phép Tiểu Bang California số 2655536 cấp ngày 20 tháng 5 năm 2004. Với tấm lòng đỏ như son, với tài ba đởm lược xuất chúng, với tinh thần xả thân cấp tiến; Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt đã hai lần làm Tổng Trấn Gia Định Thành, cai quản từ Phan Thiết đến Mũi Cà Mau nước Việt Nam. Địa danh Gia Định là tượng trưng cho Triều Đình Nhà Nguyễn ở dải đất Phương Nam, chớ không riêng cho Sài Gòn Gia Định. Thượng tôn Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt và Lăng Ông Bà Chiểu là ngưỡng vọng hồn thiêng sông núi của một Sài Gòn dù đã mất tên nhưng trong lòng người dân vẫn mãi mãi là “Hòn Ngọc Viễn Đông” bất diệt. Mang hình ảnh Lăng Ông Bà Chiểu ra hải ngoại là bảo tồn văn hóa Việt Nam, là khởi điểm hội tụ cho những người Việt Nam còn nhớ đến cội nguồn. Đây là nghĩa cử uống nước nhớ nguồn dùng hình ảnh Lăng Ông như mấu chốt tôn sùng những anh hùng liệt nữ có công khai sáng và phát triển Miền Nam và tôn thờ những vị đã hy sinh cho tổ quốc. Lăng Ông Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt là một Ngôi Đình nơi hải ngoại là Đền Trung Liệt, là Tụ Nghĩa Đường của toàn dân Việt Nam nơi đất khách. 
Xuyên suốt mười mấy năm tại hải ngoại, dưới sự lèo lái của Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm, Hội Lăng Ông Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt đã phát hành hơn mười số Đặc San Nghiên Cứu Văn Hoá Đồng Nai Cửu Long, đã đưa vào sinh hoạt cộng đồng với những chương trình “Người Đẹp Việc Đẹp”, tổ chức hằng năm  Ngày Vía Đức Tả Quân, Ngày Văn Hóa, Ngày Lễ Kỳ Yên và Ngày Tôn Sư Trọng Đạo, Nhớ Ơn Thầy Cô.
Trong chiều hướng bảo tồn và phát huy văn hóa Việt Nam tại hải ngoại, Hội đã không ngừng tán thán và khích lệ những nhà giáo và những viên chức đã hy sinh cho ngành mô phạm, cho nền giáo dục nhân bản, dân tộc và khai phóng cao quý của mình. Đương nhiên là còn rất nhiều thiếu sót, ước mong các em học sinh hậu tấn tiếp tay để tỏ lòng biết ơn những công lao dạy dỗ của Thầy Cô.
Ban tổ chức Ngày Tôn Sư Trọng Đạo 2016]

Inline image 9

Hình 8. GSTS. Nguyễn Thanh Liêm được mời phát biểu và nội dung được coi làbài diễn văn chính về "Truyền Thống Tôn Sư Trọng Đạo" trong chương trình lễ hôm nay. 

[Kính thưa quý vị Trưởng Thượng, quý vị Nhân Sĩ Trí Thức, quý vị quan khách, quý vị giáo sư, quý vị truyền thông báo chí, và anh chị em cựu học sinh.  
Tôi là Nguyễn Thanh Liêm, cựu Thứ Trưởng Bộ Văn Hoá, Giáo dục và Thanh Niên, Việt Nam Cộng Hoà, Chủ Tịch Lê Văn Duyệt Foundation, xin kính chào quý vị và các bạn. Tôi vô cùng cảm kích trước sự hiện diện của quý vị trước buổi lễ hôm nay, và chúng tôi rất hảnh diện được trân trọng cám ơn sự để tâm của quý vị và các bạn trước cử chỉ Tôn Sư Trọng Đạo hay Nhớ Ơn Thầy Cô. Quý vị và các bạn là những quý khách rất chọn lọc trong cộng đồng.
Kính thưa quý vị,
Khi con người từ lúc mới sinh ra là đã có mặt ở xã hội loài người, đã sống trong sinh hoạt văn hoá của một cộng đồng con người. Nhờ sống nếp sống văn hoá mà con người được hấp thụ những kiến thức cần thiết để sống còn. Văn hoá đó là sự xã hội hoá (socialization) của con người. Trong sự xã hội hoá có ba loại giáo dục rất then chốt: một là gia đình, hai là học đường, ba là trường đời.  Nhờ cha mẹ dưỡng dục cho nên người. Tiếp theo sự nuôi dưỡng và giáo dục trong gia đình đó, là nền giáo dục ở học đường do Thầy Cô dạy dỗ. Xưa nay người Việt Nam nào cũng vẫn ghi nhớ luôn luôn câu nói “CÔNG CHA, NGHĨA MẸ, ƠN THẦY”. Cha, Mẹ, và Thầy là ba người luôn luôn là điểm tựa rường cột, là nền tảng đến sau lưng con người, thúc đẩy con người, đưa con người lên đến chỗ tốt đẹp hơn ở trong đời. Trước cổng trường Đại Học Sư Phạm Sàigòn có câu “LƯƠNG SƯ HƯNG QUỐC”, để đề cao khẩu hiệu là Ông Thầy tốt (có lương tâm chức nghiệp, tận tuỵ với giáo dục) sẽ đưa đến các những công dân tiến bộ, thành tựu làm cho quốc gia hưng thịnh.
Ngày xưa luân thường đạo lý của tổ tiên người Việt Nam luôn dặn bảo là “Quân Sư Phụ”. Theo thứ tự xã hội đó Nhà Vua là trước nhất, rồi đến Ông Thầy, và sau mới đến Cha Mẹ. Vai trò rất là quan trọng trong tiến trình hình thành của con người trong xã hội là vậy. trong đó vai trò dạy học là vai trò vô cùng thiết yếu. Ngày nay cốt yếu của dạy dỗ, hay giáo dục nói chung ở trong học đường, là phát triển bộ óc, mở mang kiến thức, trao dồi trí tuệ cho được sung mãn. Nhà làm giáo dục gần đây thường chủ trương phát triển toàn diện về trí, đức, thể, tức là trí tuệ, đạo đức, và thể xác mới có thể có quân bình cho con người. Nhưng trong thực tế bao giờ trí tuệ cũng chiếm rất nhiều thì giờ và công sức của Thầy Cô cho việc mở mang kiến thức của Học Trò. Soạn bài, giải thích, làm việc ngày đêm, cắt nghĩa muốn khô cuống họng, cho bài, sửa bài, chấm điểm, ghi học bạ, đủ chuyện với đồng lương chỉ để gần vừa để sống, Thầy Cô quả thật đã có nhiều hy sinh cho giáo dục, cho Học Trò. 
Dưới thời Việt Nam Cộng Hoà, từ lúc bắt đầu cập sách vở đến trường, cho đến lúc tốt nghiệp, người học sinh/sinh viên đã phải trải qua bao nhiêu tháng ngày giờ, bao nhiêu năm trời trao đổi, luyện tập, học hỏi, hiểu biết với bao nhiêu Thầy Cô. Tính có thể phải có năm sáu Thầy Cô ở Tiểu Học, đến cả hơn Thầy Cô ở Trung Học, và phải đến các giáo sư Đại Học nữa, mỗi người đã học được rất nhiều Thầy Cô ở trong đời. Mỗi một Thầy Cô đến với một Học Trò là một lần Thầy Cô mang vào cho người Học Trò đó một mớ ít kiến thức. Sự thích lu một số kiến thức đó làm thành bộ óc trưởng thành của con người trong xã hội loài người.
Trau dồi trí tuệ đã đành, nhưng không thể không trải qua những tình cảm chân thành giữa Thầy Cô với đám Học Trò. Dù có khi Thầy Cô khó tính, dù khi Thầy Cô có chút khắc khe, hoặc có khi Thầy Cô vui vẻ, dễ dãi, rộng lượng, nhưng bao giờ Thầy Cô cũng thương, cũng lo cho tương lai đám Học Trò, muốn đám Học Trò của mình được giỏi dang, tiến bộ, phát triển vững vàng. Trước đám “Nhứt Quỉ, Nhì Ma, Thứ Ba Học Trò”, có thể đôi khi thầy cô phải trừng trị, phải bắt phạt, nhưng thật sự có bao nhiêu người bị trừng trị bắt phạt đâu? Dù có chút răn đe về phía Thầy Cô để đám Học Trò ít nhiều ngỗ nghịch, biến nhác, phải nên chùng bước, nhưng sau đó, Thầy Cô, vẫn luôn rộng rãi, thương mến Học Trò nhiều hơn, nghĩ đến Học Trò nhiều hơn. Kinh nghiệm dạy dỗ cho biết thật sự thì đám Thứ Ba (Học Trò) là đám nhiều nhất, dễ dạy dễ bảo nhất, ngoan ngoản dễ thương nhất. Đám thứ Nhất (Quỉ) rất khó tìm, còn đám thứ Hai (Ma) là chỉ có số nhỏ phá phách mà thôi. Nhất Quỉ, Nhì Ma, thật ra không đáng kể, chỉ có đại đa số Học Trò là đáng quý.
Nói chung, tình Thầy Cô bao giờ cũng mặn nồng, ít nhất trong thế giới văn hoá dân chủ tự do nhân bản, trong tinh thần bác ái công bằng đầy đủ nhân quyền, ở thời Việt Nam Cộng Hoà. Về phía Học Trò, đối lại, Học Trò cũng rất mực kính mến, thương tưởng đến Thầy Cô. Các Học Trò ở hải ngoại trong các hội ái hữu các trường thường gởi quà và tài chánh để quyên tặng các Thầy Cô ở Việt Nam, và vinh danh các Thầy Cô trong các buổi lễ ở đây để nhớ ơn Thầy Cô của mình. Thật đúng, Thầy Cô đáng là Thầy Cô, Học Trò đáng được là Học Trò, sự liên hệ luôn luôn thắm thiết giữa những Thầy Cô và Học Sinh/ Sinh Viên.
 Ngày nay ở Việt Nam có thể có những thay đổi, nhất là khi nền văn hoá đã nhuộm đỏ trọn vẹn dưới sự xâm chiếm của chủ nghĩa cộng sản. Văn hoá cộng sản, độc đoán, toàn trị, vô thần, vô nhân bản, khước từ nhân quyền, lệ thuộc Trung Cộng, coi thường việc bảo toàn lãnh thổ theo chủ trương của chủ nghĩa cộng sản, đã trở thành suy trầm, đồi truỵ rất đáng sợ. Thầy không còn là Thầy rộng lượng, thương mến, Học Trò không còn là Học Trò ngoan ngoản dễ thương nữa, liên hệ Thầy Trò đã không còn nồng thắm như trước kia. Thật là đáng tiếc!
Cho nên, hôm nay, trước Ngày Lễ Tôn Sư Trọng Đạo năm 2016, ở Orange County, trước sự chứng kiến của quý vị Trưởng Thượng, quý vị giáo sư, quý vị nhân sĩ, quý vị lãnh đạo các đoàn thể, hội đoàn, các nhà làm văn hoá, truyền thông báo chí, các anh chị em cựu học sinh/ sinh viên và đồng hương, tôi khấn nguyện luôn luôn tôn trọng nền văn hoá cổ truyền Việt Nam, tôn trọng nền giáo dục “nhân bản dân tộc khai phóng” của VNCH, sùng bái tinh thần Tôn Sư Trọng Đạo, đề cao sự thiêng liêng cao cả của việc Nhớ Ơn Thầy Cô. Trung thành với chủ trương văn hoá giáo dục đó chúng tôi, cùng anh chị em trong Lê Văn Duyệt Foundation, xin kính dâng ngày lễ trọng đại nầy đến Thầy Cô dù đã quá vãng, hay đương sinh thời, và cả những vị sẽ đảm nhận chức vụ đó trong tương lai.
Trân trọng cảm ơn và kính chào,     
Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm ]
(Mời xem Youtube link 1/12 - Gs. Nguyễn Thanh Liêm phát biểu)


Inline image 11

Hình 9. CLB Tình Nghệ Sĩ hợp ca nhạc phẩm đấu tranh "Việt Nam Ơ! Việt Nam Ơi! (Xem Youtube 2/12)

Inline image 12

Hình 10. Ông Hoàng Đức Nhã, Nguyên Bí Thư Tổng Thống và Nguyên Tổng Trưởng Dân Vận Và Chiêu Hồi, VNCH thay mặt Phu Nhân Cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu trao tặng tấm plaque vinh danh Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm. (Xem Youtube 3/12)

Inline image 13

Hình 11. Plaque ghi nhận thành quả theo đó GSTS. Nguyễn Thanh Liêm đã góp phần mình cho ngành văn hoá - giáo dục VNCH và sau này cho cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại. 

Inline image 14

Hình 12. Ông Nguyễn Đình Thức thay mặt TNS TB California Janet Nguyễn trao tặng bằng tưởng lục/ Certificate of Recognition cho Tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm.

Inline image 15

Hình 13. Ông Nguyễn Văn Lực và bà Đặng Kim Trang, Chủ tịch và Phó CT Cộng Đồng Việt Nam San Diego phát biểu lời Vinh danh Tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm. (Xem Youtube 4/12)

Inline image 16

Hình 14. Nghị viên Bùi Thế Phát, HĐTP Garden Grove và Chủ tịch Cộng Đồng NVQG NC phát biểu và trao bằng tưởng lục cho Tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm. (Xem Youtube 5/12)

Inline image 1

Hình 15. Ông Bùi Văn Truyền, vị niên trưởng Cố Vấn của Lê Văn Duyệt Foundation được mời thay mặt toàn thể BTC trao tặng bảng lưu niệm cho vị Chủ tịch của Hội là Tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm. (Xem Youtube 6/12)

Inline image 3
Hình 16. Bảng lưu niệm của Lê Văn Duyệt Foundation dành tặng Tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm.


Inline image 2

Hình 17. Gs. Nguyễn Trung Quân trình bày phần giới thiệu và xướng danh các giáo chức được vinh danh. (Xem Youtube 7/12)

Inline image 4

Hình 18. Các giáo chức được vinh danh hôm nay, từ bên phải gồm Gs. Nguyễn Thị Loan Anh, Bs. Nguyễn Sơ Đông, Giáo chức Phan Như Hữu, Gs. Lê Hữu Khoan, GSTS. Trần Minh Lợi, Gs. Nguyễn Thị Mai, Gs. Nguyễn Khoa Diệu Quyên. Vì lý do riêng Gs. Hồ Văn Hoàng không đến được.

Inline image 5

Hình 19. GSTS. Võ Kim Sơn, một trong hai vị giáo sư của chương trình vinh danh các giáo chức, đang giới thiệu và xướng danh các vị được vinh danh tiếp theo. (XemYoutube 9/12)

Inline image 6

Hình 20. Các giáo chức được vinh danh tiếp theo, từ bên phải: Giáo chức Huỳnh Thị Ngọc, Gs. Nguyễn Thị Thu Nguyệt, Gs. Nguyễn Thị Hoàng Oanh, GSTS. Đàm Trung Pháp, Gs. Phạm Thị Trí, Gs. Nguyễn Vĩnh ThượngGSTS. Nguyễn Văn Thuỳ (tức tác giả, nhà biên khảo Vy Thanh) vì lý do riêng không đến được.

Inline image 7

Hình 21. Gs. Cao Minh Châu, cựu học sinh Trường Trung Học Lê Văn Duyệt, Gia Định, phát biểu cảm tưởng trong tư cách một học sinh. Và tiếp đến Gs. Nguyễn Vĩnh Thượng cũng được mời phát biểu trong tư cách một học sinh Petrus Ký. (Xem hình dưới)

Inline image 8

Hình 22. Nguyên Tổng Trưởng VNCH Hoàng Đức Nhã chụp hình lưu niệm với các diễn viên hoạt cảnh "Hẹn Ngày Về" của CLB Tình Nghệ Sĩ. (Xem Youtube 11/12, "Hẹn Ngày Vê"/ Come back to Darling's home)

Inline image 1

Hình 23. Nhóm Thân Hữu hợp ca "Bạch Bằng Giang" của Lưu Hữu Phước và "Việt Nam Việt Nam" của Phạm Duy đã kết thức chương trình Ngày Tôn Sư Trọng Đạo 2016. (Xem Youtube 12/12)

Links for P:
Link 1/2 - Hình Ngày Tôn Sư Trọng Đạo - Tập 1

Link 2/2 - Hình Ngày Tôn Sư Trọng Đạo - Tập 2

 Muốn lấy ảnh đẹp, dùng link  plus.google dưới này:

Links for Y:
Youtube link 1/12 - Gs. Nguyễn Thanh Liêm phát biểu

Youtube link 2/12 - Ca khúc "Việt Nam Ơ! Việt Nam Ơi!", CLBTNS

Youtube link 3/12 - Ông Hoàng Dức Nhã thay mặt Phu Nhân Tổng Thống dự lễ

Youtube link 4/12 - Ông Nguyễn Văn Lưc và bà Đặng Kim Trang, San Diego

Youtube link 5/12 - Chủ tịch Bùi Phát, CĐNVQGNC

Youtube link 6/12 - Cổ nhạc Nam phần - Bà Nguyễn Thanh Liêm

Youtube link 7/12 - GS. Nguyễn Trung Quân điều khiển xướng danh

Youtube link 8/12 - Nhạc phẩm "Bụi Phấn" của Vũ Hoàng do Tánh Nguyễn và Mai Lan hợp ca

Youtube link 9/12 - GSTS. Võ Kim Sơn điều khiển xướng danh

Youtube link 10/12 - MC/CS Vũ Đan trình bày "Thương Hoài Ngàn Năm", Phạm Mạnh Cương

Youtube link 11/12 - CLB Tình Nghệ Sĩ trình diễn hoạt cảnh "Hẹn Ngày Về", Cao Minh Hưng

Youtube link 12/12 - Nhóm Thân Hữu trình bày hợp ca "Bạch Đằng Giang", Lưu Hữu Phước, và "Việt Nam Việt Nam", Phạm Duy
https://www.youtube.com/watch?v=SaSoypy2I

Kính chúc quý vị, các bạn trong an hưởng những ngày hạnh phúc của cuộc đời, trong từng hoàn cảnh của từng cá nhân, hãy chia sẻ niềm đau của đồng bào quốc nội, nơi chốn quê hương có những người dân nạn nhân phải chịu đựng sự tệ hại và ác nghiệt do chế độ cộng sản hoành hành một cách ngu xuẩn trên đất nước Việt Nam, gây ra một tình trạng Việt Nam sẽ không còn là Việt Nam chỉ là vấn đề thời gian!

Hoàng Thuỵ Văn <van.hoangthuy@yahoo.com>
Ảnh: H. Vuong <hvuong311@gmail.com>

-- 
"Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phải nhận trách nhiệm về sự kiện Formosa gây chết cá hàng loạt trên biển, diệt nguồn sống và gây đại hoạ cho người dân. Họ cũng phải chịu trách nhiệm về việc họ cố tình tấn công gây đổ máu người dân tay không chỉ vì người dân muốn biểu tình cho môi trường sống!"


No comments:

Post a Comment