Friday, January 6, 2017

ĐẠI NHẠC HỘI HÙNG SỬ VIỆT KỲ 11 "CHÉM CÁ KÌNH BIỂN ĐÔNG" NGÀY 28 THÁNG 9 NĂM 2014

ĐẠI NHẠC HỘI HÙNG SỬ VIỆT KỲ 11 "CHÉM CÁ KÌNH BIỂN ĐÔNG" NGÀY 28 THÁNG 9 NĂM 2014 TẠI THỦ PHỦ LITTLE SAIGON



Nghi lễ chào cờ và phút mặc niệm

Hoàng Thuỵ Văn

"Chém Cá Kình Biển Đông" là chủ đề Kỳ 11 của Đại Nhạc Hội Hùng Sử Việt do CLB Hùng Sử Việt tổ chức với sự tham gia của nhiều hội đoàn văn hoá, ái hữu của người Việt tị nạn Cộng sản tại miền Nam California. Tất cả họ đang tham gia hỗ trợ cho công cuộc tranh đấu hết sức ôn hoà của người dân Việt Nam trong nước chống lại nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam, một nhà nước mà người dân trong nước cho là "hèn với giặc ác với dân" cần phải loại trừ và không quên sự yểm trợ tinh thần cho người dân Hồng Kông qua cuộc xuống đường biểu tình của cả trăm ngàn học sinh sinh viên tại đây chống lại nhà cầm quyền Cộng sản Bắc Kinh về chính sách cố hữu "nói một đàng làm một nẻo" đối với người dân sinh sống và quen sinh hoạt dân chủ của cựu thuộc địa Anh quốc này.

Nhóm chủ trương gồm tổ chức CLB Hùng Sử Việt Hải Ngoại do cựu giáo sư Nguyễn Song Thuận đại diện và một BTC chọn lọc năm 2014 mà Trưởng Ban là nhà văn Bích Huyền. Điều hợp chương trình: các MC Minh Phượng - Nguyễn Văn Khoa, Uyển Diễm - Đại Dương. 

Hội đoàn tham gia: Nhóm Q2 - Trưng Vương - Gia Long - Liên Trường Pleiku - CNS Lê Văn Duyệt - Bưởi Chu Văn An - Tiếng Tơ Vàng - Hùng Sử Việt San Diego - Ban Vũ Việt Cầm - CLB Tình nghệ Sĩ - Gia Đình Việt Ngữ Tự Lực - Ban Văn Nghệ HSV - Ban Kịch HSV.

Truyền hình phối hợp: Đài KVLA-TV, Huntington Beach, miền Nam California.

Trong phần nghi thức khai mạc, có một chút đổi mới cho "Lời Mẹ Âu Cơ", Dan Vy và Bảo Ngọc là các giọng ca chính cho tiết mục này (thay vì đọc Văn Chúc Tổ Tiên Anh Hùng do Phi Loan thủ diễn như các năm trước). Sau phần nghi thức khai mạc, màn đầu tiên là "Triệu Thị Trinh/ Anh Thư Trời Nam", Mỹ Thuý đơn ca và toàn ban Văn Nghệ các hội đoàn hợp ca. Chương trình kế tiếp: "Đừng im tiếng/Phải Lên Tiếng", ban Văn Nghệ HSV hợp ca; "Việt Nam Trong Tim Tôi", GĐVN Tự Lực trình bày: ban Văn Nghệ Gia Long trong "Non Nước Hữu Tình"; BHC CLB Tình Nghệ Sĩ với nhạc kịch đấu tranh "Vì Sao" làm tăng bệnh nhức đầu cho quan chức CSVN; nhóm Q2 với "Tôi Yêu"; CNS Lê Văn Duyệt với đoạn vũ nhạc "Mẹ Việt Nam"; Ban kịch HSV "Triệu Thị Trinh" nói lên tinh thần bất khuất của người phụ nữ Việt Nam từ ngàn xưa; Hiệu đoàn Trung Vương hợp ca "Trưng Nữ Vương"; Ban vũ Việt Cầm với đoạn ca vũ nhạc "Thương Quá Việt Nam"; Liên Trường Pleiku với "Một Mẹ Trăm Con"; Hùng Sử Việt SD hợp ca và múa kiếm với "Bạch Đằng Giang", và cuối cùng là đồng ca"Hoàng Sa Trường Sa" của tất cả các hội đoàn.

Buổi trình diễn rất thành công về mặt tổ chức nhằm giữ gìn được sự ngay thẳng của lịch sử, văn hoá, văn học nghệ thuật cho sự phát triển Tự Do của tuổi trẻ Việt Nam ở hải ngoại, nhưng trong đây một điều không kém quan trọng khi người dân trong nước cảm nhận được thông điệp thưa với đồng bào rằng người Việt không Cộng sản ở hải ngoại trong nỗi thao thức dành cho đồng bào một sự ưu ái nhất về tinh thần bất khuất nối gót tiền nhân chống giặc vì tiền đồ của dân tộc, thông điệp còn nói lên sự đồng hành không ngưng nghỉ cùng đồng bào trong công cuộc tranh đấu giành Tự Do Dân Chủ cho Việt Nam. Khi nói đến sinh hoạt văn hoá trong mặt trận tranh đấu cho công bằng lẽ phải của thời đại chúng ta không quên tinh thần yêu chuộng điều thiện và chống bản chất gian ác của CSVN, xin nhớ một chút Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Mạnh Côn, Đinh Hùng, và còn nhiều nữa...

[Đau buốt lắm trong hầm giam tăm tối
Chỉ dám mơ một chút sáng Tự Do...]


Nhà văn Bích Huyền


Bs. Đỗ Trng Thái giới thiệu BTC Đại Nhạc Hội Hùng Sử Việt Kỳ 11 "Chém Cá Kình Biển Đông", 2014


Bốn MC trình diện khách thưởng lãm chương trình, những người quan tâm, và đặc biệt đồng hương ở hải ngoại và đồng bào trong nước qua hệ thống truyền hình KVLA-TV Channel 56.5 Galaxy 19 có trụ sở tại min Nam California.


Mỹ Thuý, xướng ngôn viên truyền hình của đài số 9 SGN-TV của VNCH 40 năm trước. Người nữ ca sĩ hôm nay trình bày phần đơn ca nhạc khúc đấu tranh của Song Thuận và Xuân Điềm "Triệu Thị Trinh/Anh Thư Trời Nam", phiá sau là những vocalists của nhiều ban văn nghệ của các hiệu đoàn trình bày phần đồng ca.


Ban Văn Nghệ HSV với "Đừng Im Tiếng/ Phải Lên Tiếng", hợp ca và phụ diễn. Giương cao Cờ Thiêng, Cờ của Quốc Gia Việt Nam sáng lập, Cờ của VNCH tiếp nối mà máu xương của đồng bào và chiến sĩ đổ ra không tiếc cho sự tươi thắm của màu Cờ, ngày nay Cờ là biểu tượng tinh thần Tự Do của người Việt không Cộng sản trên khắp thế giới. Những Cờ có hình tam giác biểu tượng của tinh thần bất khuất của quân dân Việt Nam ở các thế kỷ 11, 13, 15, 19 chống quân xâm lược và chính sách cai trị tàn ác của các triều đại Hán tộc.






Ban văn nghệ Gia Đình Việt Ngữ Tự Lực với "Việt Nam Trong Tim Tôi" 
trình bày hợp ca.



Vũ khúc "Non Nước Hữu Tình" của đoàn vũ Ban Văn Nghệ Trường Nữ Trung Học Gia Long có trụ sở tại miền Nam California.


Người phụ nữ đứng thật vững trên hai chân của cô đang giơ cao nắm tay cả quyết "Đả đảo Việt Cộng! Đả đảo Trung Cộng" thì có tiếng đáp ứng "Đả đảo! Đả đảo! Đả đảo!" trong quần chúng đấu tranh bất bạo động. Liền tức thì "bò vàng" của công an VC xuất hiện và không dễ dàng để yên cho người biểu tình, những đòn dùi cui và roi điện tới tấp đập xuống đầu và người của người biểu tình. 

Nhìn người phụ nữ mảnh khảnh/slim có nét mặt suy tư của một "người thơ đấu tranh" này làm người ta nhớ đến Đặng Lệ Quân trong thời gian ca sĩ họ Đặng rời sinh quán ở Đài Loan để ra các nước Đông Nam Á dấn thân tranh đấu chống đường lối bá quyền ngoài nước và áp bức nhân dân trong nước của Red China. Rất tiếc Dèng cú nĩn đã bay theo Phật Bà ở Biển Đông và chỉ còn để lại sự thương tiếc và những bài hát với giọng ca hoạ mi rất thích hợp với ngũ âm nghe tựa như giọng ngâm huyền ảo của Phi Loan ở California.
Hoạt cảnh do nam nữ diễn viên của CLB Tình Nghệ Sĩ trình diễn thật xuất sắc.






Cảnh VC thẳng tay đàn áp người dân trong nước của chính họ xuống đường biểu tình chỉ vì người dân này dám biểu lộ lòng yêu nước chống Trung cộng xâm lược. Điều nghịch lý này chỉ có thể xẩy ra ở Việt Nam Cộng sản. Người đi biểu tình chịu sự đàn áp không phải họ khóc trên sự đau đớn do tra tấn, đánh đập như thế ấy mà sự xúc động do nhìn thấy sự hèn nhát của những người vô tâm, thờ ơ trên sự đau đớn của đồng bào mình. 

Bức ảnh minh hoạ chủ trương của chế độ CSVN "hèn với giặc ác với dân" và người dân lương thiện và yêu nước đang chống chỏi mọi công cụ bạo lực củng cố chế độ.

Những cây gậy matraque đầu bịt chất dẻo cứng tổng hợp quất vào đầu nạn nhân gây cảm giác đau kinh khiếp bên trong mà không để lại tì vết bên ngoàiHãy có một chút tưởng nghĩ đến những nạn nhân này, họ gánh chịu bao tai ương không do họ gây ra và cả sự nằm xuống vĩnh viễn cho đất nước... Nhiều nạn nhân đã chết trong tù do hành động bất nhân như thế này mà ở ngoài đời có được bao nhiêu người quan tâm?? Vì sao? Vì sao??



Bức ảnh tiếp theo này đã nói được công cụ bạo lực trung thành với đảng và vì đảng của chúng mà hành động không phải vì nhân dân, hai cây matraque sẵn sàng giơ cao và đập mạnh không thương tiếc, những gương mặt căng thẳngNgón tay của tên công an chỉ người dân phải biết khuất phục là sống! 

Bàn tay ngăn lại trong ý nghĩa khuyến cáo của người dân biểu tình ("Anh là ai?" Sao đánh tôi không một chút nương tay?? của Việt Khang) đồng thời nói được sự bất khuất cho cường quyền hiểu được rằng hãy dừng lại tội ác đối với người dân vô tội trong nước... Thời lượng freeze của action này kéo dài đúng 3 phút 30 giây đủ cho mọi người xem được tường tận "Vì Sao?"

 Vì Sao?  (Nhạc và lời: Cao Minh Hưng)
  
Vì sao anh chà đạp lên anh em dân Việt?
Vì sao anh chà đạp lên tiếng nói Tự Do?
Vì sao anh chà đạp lên trái tim Việt Nam?

Vì Hoàng Sa bị xâm lấn, chúng tôi xuống đường!
Vì Trường Sa bị thôn tính, uất ức trào dâng!
Vì quê hương đang nguy biến, không thể ngồi yên!

Nghe chăng tiếng kêu Việt Nam!
Người dân không thể lên tiếng
Tay không giữa súng đạn thù
Vì sao anh bênh bọn xâm lăng?

Quê hương trước nạn ngoại xâm
Sợ chi lũ giặc phương Bắc!
Bên nhau đoàn kết giữ gìn
Từng tấc đất, từng hải đảo của người Việt Nam!

Vì sao anh chà đạp lên giống nòi Tiên Rồng?
Hãy ghi nhớ ta là cháu con 
của Trưng Vương, Lê Lợi, Quang Trung
Không bao giờ khuất phục ngoại xâm!





Nhìn vào tấm ảnh này để dễ quan sát trong nhiều động tác theo bài hát "Vì Sao?" với vận tốc chạy nhanh gấp 5 lần vẫn không làm thay đổi dạng đông cứng của nhóm freeze action này, chứng tỏ 4 diễn viên thực hiện vai trò của họ rất thành công.



Màn trình diễn tiếp theo là "Tôi Yêu" của Q2, tốp ca.



Là những tài danh trong các hiệu đoàn và đây là Hiệu đoàn CNS Lê Văn Duyệt, hợp ca phối hợp với vũ do ban vũ Việt Cầm trình diễn xuất sắc.



Bà Triệu Thị Trinh sẽ thay anh là Triệu Quốc Đạt nắm quyền chỉ huy Nghĩa binh sau khi Triệu huynh mất sau cơn bạo bệnh. Bà Triệu Thị Trinh tải giỏi cả võ nghệ và mưu lược, được lòng dân là quần chúng đấu tranh cùng văn võ dưới trướng. Tuy nhiên Nhuỵ Kiều Tướng Quân không đưa được thắng lợi vinh quang cho đất nước lúc bấy giờ vì thế nước còn yếu và lực lượng quần chúng đấu tranh chưa đủ mạnh cả về nhân lc lẫn phương tiện vật chất. Người phụ nữ nào đó có thể nhân cơ hội làm nên sự nghiệp theo sách Mỹ nhân kế, nhưng bà Triệu thì không. Bà dứt khoát "đạp luồng sóng dữ mà đi, chém loài cá kình biển Đông, cưỡi cơn gió mạnh trở về..." Do đó ngày nay Lệnh Bà được cả dân tộc Việt Nam quý trọng và coi đó là tấm gương sáng "Anh Thư Trời Nam".

Trích: Bối cảnh lịch sử (kịch Đạp Luồng Sóng Dữ)

Sau khi nhà Đông Hán đem quân xâm lăng và đàn áp quân Hai Bà Trưng, nước Tàu loạn và chia thành 3 nước Bắc Nguỵ, Tây Thục và Đông Ngô. Nước ta (bấy giờ là Giao Châu) bị  Đông Ngô đô hộ rất là  khắc nghiệt. 

Bà Triệu Thị Trinh người huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa, mồ côi từ nhỏ cùng anh là Triệu Quốc Đạt khởi nghĩa chống nhau với quân Đông Ngô do Thứ Sử Lục Dận chỉ huy. Triệu Quốc Đạt bị bệnh chết, bà Triệu thay anh cùng nghĩa quân đánh phá quận Cửu Chân. Bà Triệu rất can đảm, mặc áo vàng,  luôn cưỡi đầu voi đi đầu, được quân sĩ tôn là Nhụy Kiều Tướng Quân.

Sau vì thế cô, bà Triệu rút quân về xã Bồ Điền, và tự tận để giữ tròn danh tiết. Lúc đó Bà Triệu mới 23 tuổi, được dân gian tôn là thần. Hiện có miếu thờ Bà Triệu ở núi Gai (núi Ải) thuộc tỉnh Thanh Hóa.



Vũ khúc "Thương Quá Việt Nam" trình bày: ban vũ Việt Cầm.




Liên trường Pleiku với "Một Mẹ Trăm Con", hợp ca và phụ diễn.



Hùng Sử Việt SD với "Bạch Đằng Giang", hợp ca và múa gươm.



Bài hát chiến đấu "Hoàng Sa Trường Sa" do toàn ban văn nghệ các hội đoàn trình bày đã chấm dứt chương trình Đại Nhạc Hội Hùng Sử Việt Kỳ 11 năm 2014.


Ca-nghệ sĩ của CLB Tình Nghệ Sĩ



Mỹ Thuý và Phi Loan




[40 năm dư thôi gặp ở cổng trường]


Trưởng Ban Tổ Chức Bích Huyền tiến lên phiá trước để có lời cảm ơn sau cùng tất cả mọi người tham dự hôm nay và khán giả, thính giả khắp nơi đang theo dõi chương trình.


Xin mời tham khảo hình ảnh lưu trữ tại link sau đây:

HÙNG SỬ VIỆT KỲ 11 "CHÉM CÁ KÌNH BI ỂN ĐÔNG" - 28/9/2014

Bỏ cái link này vì Google đã thay đổi: bỏ -https://plus.google.com/photos/100800038531505182033/

 

và dùng 2 links dưới đây:

1- < https://photos.app.goo.gl/9Ny4w55Z4KbActCN8 >

2- < https://photos.app.goo.gl/nJ3xwfXrYoYtQ7nk9 >


bỏ:
[ Phần 1/2


Xin cảm ơn tất cả quý vị các bạn đã theo dõi bản tin và chuyển tiếp.

Hoàng Thuỵ Văn


No comments:

Post a Comment