Friday, September 6, 2019

RA MẮT KỶ YẾU “TRIỂN LÃM VÀ HỘI THẢO TRƯƠNG VĨNH KÝ” – 2019


RA MẮT KỶ YẾU “TRIỂN LÃM VÀ HỘI THẢO TRƯƠNG VĨNH KÝ” – 2019




Hoàng Thụy Văn

Ban Tổ Chức Triển Lãm - Hội Thảo và soạn thảo Kỷ Yếu về Trương Vĩnh Ký cho ra mắt cuốn kỷ yếu “Triển Lãm và Hội Thảo TRƯƠNG VĨNH KÝ” vào trưa ngày 1/9/2019 tại Little Saigon, Nam California.


Khách tham dự

1- Theo Ban Tổ Chức, ngay sau cuộc Triển Lãm và Hội Thảo về nhà ngữ học Trương Vĩnh Ký vào ngày 8/12/2018 nhóm chủ trương đã bắt tay vào việc soạn thảo cuốn Kỷ Yếu như các nhà giáo Nguyễn Trung Quân và Phạm Phú Minh (nhà giáo Đỗ Quý Toàn có việc riêng nên vắng) ở vị trí điều hợp có nêu lên trong giờ đúc kết tại buổi Triển Lãm và Hội Thảo nêu trên. Hôm nay những người quan tâm và nhất là cựu học sinh, cựu giáo sư trường Trung Học Petrus Ký Saigon và thân hữu đến tham dự khá đông cũng như ủng hộ phần nào tài chánh cho Ban Tổ Chức trang trải ấn phí.



 Nhà báo Ngô Nhân Dụng (Nhà giáo Đỗ Quý Toàn)


Tri ân những người đã đóng góp phần mình 
cho cuốn Kỷ Yếu - MC: Nhà giáo Phạm Phú Minh

2- Một điều được ghi nhận là cuốn Kỷ Yếu về sinh hoạt văn hóa này đã nêu rõ được những điều trước đây của một số ít người có thể chủ quan trên quan điểm của họ trong những điều đưa ra về Trương Vĩnh Ký. Những điều đưa ra của các vị ấy có thể chưa thuyết phục được nhiều người quan tâm, nhất là những người quan tâm có tinh thần cầu tiến trong nghiên cứu, trong đó yếu tố trung thực với chứng từ phải thể hiện được sự xác thực của lời nói, câu viết, luận chứng mới thật sự có giá trị và được công nhận.

Nhà giáo Nguyễn Trung Quân, 
một trong những nhà hoạt động tích cực của Ban Tổ Chức
 giới thiệu tác phẩm với tất cả sự nồng nhiệt của mình

3- Nay với  phương tiện tân tiến của thời đại Tin Học và sự nhiệt thành của lòng yêu chuộng sự thật của lớp người trẻ Việt Nam hiếu học, sáng suốt và nhất là yêu chuộng sự thật, đặc biệt đối với một con người Việt Nam lỗi lạc và có cuộc sống rất bình thường của người dân áo the “Nam Kỳ”, hầu như cả đời hoạt động văn hoá cho lợi ích nói chung của người dân Việt Nam không phải cho riêng bản thân mình, hay cho một thế lực về chính trị hay tôn giáo nào.


Ba diễn giả có mặt trong khoảng 13 vị 
góp bài đăng và góp công

4- Người đời sau muốn định vị ở ông trong văn học sử Việt Nam như một "nhà văn hóa giáo dục vĩ đại" trong lòng đất nước, một "người con vĩ đại" của dân tộc Việt Nam cũng không có gì quá đáng! Nói như thế để tránh sự ngộ nhận như tác giả/diễn giả Winston Phan Đào Nguyên, Esq., nhắc đến một nhóm từ ngữ có ý nghĩa của tình yêu quê hương trong tiếng Pháp "sympathie nationale" khi ông nêu rõ tình cảm con người Việt Nam thời đó (hoặc bây giờ) trong trái tim của họ đối với dân tộc mình. Tình cảm đó khác hẳn với tính cách kích động từ sự áp đặt chủ nghĩa hay thể chế chính trị cho "lòng yêu nước" gượng ép hay huyền thoại. Lòng yêu nước phải ngoài vòng cương tỏa và khác hẳn với một loại yêu nước là yêu "Hoàng thượng anh minh", hay nguy hại hơn nữa, yêu nước là yêu "Lãnh tụ" và yêu "Đảng" chí thượng (?!),  và đồng hóa họ với "tổ quốc xã hội chủ nghĩa" chẳng hạn...


Nhà giáo Phạm Phú Minh (Nhà báo Phạm Xuân Đài) 
đảm trách công tác sắp đặt, trình bày, in ấn và xuất bản

5- Người ta không thể quên mức độ tuyên truyền dựng chuyện trên cả nước rất điển hình (1946), người Việt Nam nức lòng tin vào đảng viên cộng sản cao cấp Trần Huy Liệu (1901 - 1969), cựu Bộ Trưởng Tuyên truyền và Cổ Động Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở thời Kháng chiến chống Pháp (1945-1954) với “Em bé tắm dầu” Lê Văn Tám (1945)!  Chuyện “độc” chỉ được giải trong thời "Chiến tranh chống Mỹ cứu nước" (1960-1975) với Giáo sư Sử học Phan Huy Lê (1934-2018) được ủy thác bởi đảng viên cộng sản cao cấp Trần Huy Liệu (1960). 



Sách khổ 8x10, dày ngót 500 trang
nội dung phong phú


6- "Thần đồng yêu nước Lê Văn Tám" được "giải độc" đưa đến các vụ tranh cãi "dựng chuyện/ fake news" hay có Lê Văn Tám thật đến nay cũng chưa ổn định... Cho dù việc xác minh đến từ người có uy tín trên lĩnh vực nghiên cứu sử Việt Nam của giới trí thức trong lòng xã hội xã hội chủ nghĩa, nhưng hiếm khi người dám nói sự thật mà không bị trù dập, cho dù "nhà giáo nhân dân" Phan Huy Lê có được sự ủy thác.... Sự bóc trần phịa sử của đảng là điều cấm kỵ! 



 Đoàn Văn nghệ Cổ Nhạc Dân Tộc Lạc Hồng

7- Tất cả sự quan tâm về một người Việt Nam vĩ đại, nhà bác ngữ học Trương Vĩnh Ký đều đã được nhiều người học trò, nhiều nhà giáo của trường Trung Học Petrus Trương Vĩnh Ký năm xưa (nay bị đổi tên là trường Lê Hồng Phong), nhiều người  ngưỡng mộ việc làm đúng đắn của Ban Tổ Chức chung tay thực hiện cuốn Kỷ Yếu có nhan đề nêu trên. Mọi người hãy nên đọc cuốn Kỷ Yếu này, nội dung chỉ có một mục đích duy nhất là đòi lại Công đạo cho nhân vật lịch sử TRƯƠNG VĨNH KÝ (1837-1898).


Ls. Winston Phan Đào Nguyên, 
tác giả nhiều bài khảo cứu trong cuốn Kỷ Yếu

8- Trong phn đt câu hi và góp ý vi Ban T Chc, nhiu tham d viên được mi đăng đàn và nhiu câu hi được đ ra khá thú vị. Chẳng hn mt n tham d viên đt câu hi v tính cách luân lý ca nhà bác ngữ học Trương Vĩnh Ký đối vi người m ca ông trong khi người cha của ông đã được các ngòi bút nhắc đến nhiều. Nhiu người Vit Nam cũng biết lch s lp quc ca đt nước có nhiu thi kỳ, mi thi kỳ có khi khác nhau v "đo đc - chính trị" tuỳ vào "Ân điển ca Hoàng thượng" và nn luân lý "trng nam khinh n" hay "nam n bình quyn theo Hiến Chương Liên Hiệp Quc"  mt s nước Âu Mỹ, Á châu và tại quc gia đang phát trin Vit Nam Cng Hòa. Trên tinh thần nghiên cứu để tìm hiểu tường tận, các diễn giả Ls. Winston Phan Đào Nguyên, Nhà giáo Phạm Phú Minh (nhà văn Phạm Xuân Đài) cũng đã có cơ hội góp ý. "Không th đem con người xã hi thế k 21 so sánh vi con người xã hi thế k 19", đó là đi ý phn góp ý sau cùng và được sự đồng tình của nhiều người tham dự ca cu nhà giáo/ nhà báo Trn Văn Chi, cũng là din gi cuối cùng của buổi ra mắt cuốn Kỷ Yếu Trin Lãm & Hi Tho Trương Vĩnh Ký - 2019.



Cựu Giáo sư Lê Xuân Khoa phát biểu


Ông Nguyễn Đức Cung, tham dự viên phát biểu


 Bà Trần Bích Ngọc, tham dự viên đặt câu hỏi


9- Với tất cả sự kính trọng của người viết bài này đối với mọi người - Với tất cả sự tương kính (with all due respect) nhận thấy được ở các diễn giả và tác giả những bài viết trong cuốn Kỷ Yếu - Cùng với một tính cách xây dựng rất chân thành của Ban Tổ Chức cuốn Kỷ Yếu, tất cả đã được gửi đến người đọc, người theo dõi và quan tâm với một số kết quả của sự nghiên cứu có kèm chứng từ và sự nhận định sau cùng xin nhường cho tất cả quý độc giả.
Liên lạc vi nhà xut bn: (714) 235-2437 -
Email: <phamxuandai@yahoo.com>


10- Photos - Link -
- https://photos.app.goo.gl/f1tfgzD64rPEtU6v7

11- Videos - Links -

1. Phát biểu của Nhà báo Ngô Nhân Dụng


2. MC Đinh Quang Anh Thái

3. Phần phát biểu của Nhà giáo Nguyễn Trung Quân (keynote)

4. Phát biểu của Nhà giáo Nguyễn Trung Quân (tiếp)

5. Ban Cổ Nhạc Dân Tộc Lạc Hồng


6. MC Đinh Quang Anh Thái

7. Phát biểu của Ls. Winston Phan Đào Nguyên


8. Phát biểu của Ls. Winston Phan Đào Nguyên (tiếp)

9. Phát biểu của cựu giáo sư Lê Xuân Khoa

10- Ý kiến công Nguyn Đc Cung, tham d viên

11. Câu hỏi của bà Trần Bích Ngọc, tham dự viên - Ý kiến của Ls. Phan Đào Nguyên - Nhà báo Phạm Phú Minh - Nhà báo Trần Văn Chi (xem clip 13/13)

12. Phát biểu của Nhà báo Phạm Phú Minh -

13. Phát biểu của Nhà báo Trần Văn Chi

Hoàng Thụy Văn <van.hoangthuy@yahoo.com>

Liên lạc tp tin <hvuong311@gmail.com>


No comments:

Post a Comment