Thursday, August 9, 2018

Nhân một vấn-đề ngữ-âm và chính-tả - BỆNH TỪ-CHƯƠNG trong GIÁO-DỤC cuả VIỆT-NAM


Nhân một vấn-đề ngữ-âm và chính-tả
BỆNH TỪ-CHƯƠNG trong GIÁO-DỤC cuả VIỆT-NAM

Trần Ngọc Ninh




Vào khoảng đầu tháng Sáu 1977, tôi và gia-đình tôi đã lặng lẽ trong đêm, chui lên tầu Minh Châu, một chiếc tầu nhỏ chuyên chở dừa dọc sông để bán từ Cần Thơ đến Long An, ra biển cả để cố đem những ngày tháng cuối cùng cuả đời mình duy trì những cái đẹp cái tốt cuả văn-hoá Việt-Nam trên một địa-bàn mới.  Sự tồn-cổ ấy đi cùng với một ước-vọng duy-tân mà từ đầu thế-kỉ trước các bậc tiền-bối cách mệnh đã nhóm lên.  Đến nay, với ba cuốn sách giáo-khoa về văn-pháp đi từ mẫu-giáo (học đọc quốc-ngữ) lên bậc đại-học chuyên-nghiệp (ngữ-vựng và ngữ-pháp việt-ngữ) theo những hiểu-biết mới về sự phát triển thông-minh ở tuổi trẻ và những phát-kiến nông cạn cuối đời cuả tác-giả, đã được xuất bản vào thị-trường sách.  Các quí-vị muốn tham khảo có thể đến, hoặc gửi thư mua sách, hay nếu nhiều thì giờ rảnh-rỗi, quá bộ đến phòng đọc sách cuả Viện Việt-Học, California (ĐT. 714-775-2050) để đọc.



Hawking và Kinh Veda – Sức mạnh cuả truyền-thống

Mấy câu nói trên không phải là để bán sách mà là vì nếu không biết thì không được bình luận, khen chê, phí thời-giờ, tốn giấy mực.  Ông Hawking mà người ta thường ví với Einstein cuả thế-kỉ vừa qua, kể rằng có một bưã ở Ấn-độ, ông trình bầy về vũ-trụ quan cuả ông trong một giảng-đường đại-học thì có một bà rất cao-cấp đứng lên bảo rằng ông chỉ nói róc.  Kinh Veda từ hơn năm nghìn năm trước đã nói rằng thế-giới là do một con ruà lớn đội từ trong biển trôì lên, con ruà ấy lại cũng do một con ruà xưa hơn nưã đội lên, các ruà chồng chất lên nhau từ đáy biển sâu.  Hawking bàng hoàng cả người mà không trả lời được.  Riêng tôi thì tuy cũng ngạc nhiên, nhưng so với huyền thoại cổ-điển cuả Trung Hoa, rằng có một con ngưạ trắng ở sông Hoàng-hà và một con ruà vàng cuả Sông Lạc đã đội Hà-đồ Lạc-thư lên làm Kinh Dịch để hướng dẫn Đạo Trời, thì tôi cho là “mắm sốt” (như nhau) nhưng cũng chiụ thua.  Óc từ chương già hơn ông Ban Cố (Bành Tổ)!

Bài tham luận dưới đây không có cái cao-vọng là giải thích về giống ruà trong sự tạo thiên lập điạ. Nguyên-do chỉ là tại tôi đã gieo gió và bây giờ đang gặt bão. Mới thoạt nhìn thì thấy chỉ là một ngọn heo may, nhưng cơn bão đang kết thành một trận Katrina đổ nhà đổ cưả.

Chúng ta vưà qua một thế-kỉ đầy giông-tố trong đời sống cuả nhân-loại. Từ vụ Dreyfus qua hai trận Thế-chiến, một lúc chiến-tranh lạnh, những kì-án còn bị xếp só (classified), những tái-xuất cuả khủng-bố tôn-giáo! Thì ra nhân-loại văn-minh đã có khả-năng ra thoát cõi ta-bà (Samsara) nhưng vẫn còn ăn thịt người. Đó là chuyện Tham, Sân, Si cuả Phật Thích-ca. Tôi chỉ nghĩ rằng có thể một phần nào giải quyết nhất thời những chuyện nông-cạn nhỏ-nhoi, như canh tân hoá cái chương-trình học I-khoa ở Sài Gòn, giúp cho các trẻ ở đô-thành tạm đủ lớp học để khỏi phải ngồi chật trong những phòng học dưới nắng hè gìưã trưa, phong phú thêm chương-trình trung-học với thể dục (bơi lội, quần vợt, túc cầu, bóng tròn, bóng rổ, Võ Việt-Nam…), âm nhạc (hát lí, hò Huế, vọng-cổ, du-ca, tân-nhạc), vân vân, bãi bỏ sự thi Tú-Tài I cuả Pháp, theo rõi sự học ở trường bằng Học-bạ; lập ra một Tổ-chức Giáo-dục Đông-Nam Á-Châu (SEAMEO) để kế hoạch hoá và canh tân nền giáo-dục trong cả khu-vực. Trong thời-gian rất ngắn (12 tháng) tôi đảm nhiệm sự quản trị nền quốc-gia giáo-dục bên lề cuả một cuộc chiến-tranh không chiến-tuyến, không chỉ-huy (chỗ nào ngưá thì bôi thuốc và gãi chỗ đó). Tôi đã học hỏi được rất nhiều về những cải-cách nho-nhỏ và vội-vã, nhằm vào một vài triệu-chứng đang quấy phá như cho uống thuốc giảm đau để chưã bệnh viêm ruột dư hoặc thuốc ho để ngủ được khi mất ngủ vì ho lao (như tôi thấy lúc mới vào học I-khoa ở Hà Nội).


Sự xung-đột giưã mới và cũ

Rời khỏi cái ghế gỗ ọp ẹp cuả Bộ Giáo-dục với những tin-tức thường xuyên về những pháo-kích vào các trường tiểu-học khắp nơi và những vụ bắt cóc trẻ để dạy dỗ chúng thành những cán-bộ phản quốc, tôi vẫn đêm đêm suy nghĩ về những vấn-đề lớn cuả Giáo-dục.

Tôi không nói về tôn-giáo.  Tôn-giáo là sự sống-còn ở ngoài tương lai.

Tôi không nói về chính-trị. Chính-trị là sự tổ-chức và phân công trong một xã-hội thuộc một vùng đất được công nhận là đất sống chung cuả toàn thể mà mọi người phải cùng bảo vệ, khai triển và giữ cho an bình. Mỗi nơi, mỗi thời mỗi khác; chính-trị ngày nay luôn luôn là những hiện-tượng tàn bạo rung chuyển toàn thể thế-giới lại chưá đựng những điều bí-ẩn mà người dân thường bị che đậy hoặc bị dối trá mà không biết. Trong gần một thế-kỉ vưà qua, người Việt-nam chúng ta chỉ sống chết mỗi ngày với những tin giả tạo cuả những chuyên-viên làm chiến-tranh tâm-lí!

Câu chuyện mà tôi muốn nói đến có thể gọi là cuộc xung-đột I ngắn Y dài. Nhiều người cho là chuyện không đâu, chẳng chết ai, nhưng nó không nhỏ.

Trước khi vào đề để giải thích một sự “lập-dị” cuả tôi, là đã viết với chữ i ngắn một số tiếng-từ (word) thường viết chữ y dài (mà xưa ta gọi theo Pháp là "i cờ-rách" và các ông GI Mĩ gọi là  "wai" hay "u ơi"), tôi xin thanh minh rằng trong khoảng gần 90 năm nay, tôi cũng vẫn viết đúng như sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư cuả Nha Học-Chính Bắc-Kì, tức là:

              khi, dị là khi, dị
              Mỹ, Ý-đại-lợi là Mỹ, Ý-đại-lợi !

Các quí-vị độc-giả có thể kiểm soát điều này trên các sách tôi đã viết và các bài báo đăng trên Văn-Hóa (1945), Vui Sống (1945-1947), Y-học Việt-Nam (1948-1974), Văn (Paris, 1954), Bách Khoa (1955-1972), Tư-tưởng (1971-1972), Thế-kỷ 21, Khởi Hành (1976-2017); v.v.


Hai chuyện vặt ở thế-kỉ trước:

Năm 1954, sang Pháp, tôi được biết một ông thợ nhà in Minh-Tân, Paris. Một bưã đi uống cà-fê với ông ta, đột nhiên ông hỏi:

- Tại làm sao anh và mọi người lại cứ phải viết Bác-sỹ với chữ /y/ cờ-rách?

Tôi không trả lời được, và hỏi lại thì chỉ được một câu trả lời về mĩ-thuật:

- Nếu các chữ in đều cùng một khổ thì hàng câu quân bình hơn.


Khi nghe được rằng đất nước bị chia đôi, tôi vội-vã trở về và về Miền Nam, Saigon, vì hiểu rằng khung cảnh cuả cuộc chiến cuối-cùng đã được bầy ra và tất cả các người quốc-gia chống Cộng-sản phải chung sức kháng chiến, ngăn cản sự bành trướng cuả khối Liên-Sô – Trung-quốc, Việt Bắc.

Một việc nhỏ không đáng kể, là tôi phải thuê in 500 cái danh-thiếp Bác-sĩ Trần Ngọc Ninh để tự giới thiệu và kiếm sống. Nhà in hỏi tôi có nhất định là in chữ với chữ i thường chứ không phải là y “cờ rách”, hay không?                                                                                                                  
Hôm nay tôi mở mấy tờ báo điạ-phương ra đọc thì thấy “Dược-sĩ, Nha-sĩ, Y-sĩ, Nhạc-sĩ, Ca-sĩ, Văn-sĩ, Họa-sĩ, Học-sĩ, Tiến-sĩ, Thạc-sĩ, quân sĩ, Sĩ-quan…” Gia-đình đông con thực là đại phúc.


Năm 1973, trong một buổi họp có ba người: Giáo-sư Lê Ngọc Trụ, Giáo-sư Nguyễn Khắc Hoạch và tôi, người viết bài này. Lúc này cụ Trụ đang là người chủ biên bộ Bách Khoa Từ Điển Việt-Nam, còn hai chúng tôi là nhân-viên cộng-tác. Tôi hỏi cụ đã sắp hoàn thành bộ Bách Khoa chưa; cụ trả lời:

- Mục M đã gần xong. Tôi cần sưả chính-tả; nhiều chữ viết /Y/, sai cả, tôi phải chưã lại thành /I/ và ngược lại.

G.S. Hoạch hỏi:

- Theo nguyên-tắc nào định đoạt được chữ nào /Y/ dài, chữ nào /I/ ngắn?

Cụ Trụ trả lời:

- Hầu hết các chữ viết /y/ dài đều sai, vì không có lí-do, chỉ theo í riêng nhất thời cuả cá-nhân rồi cứ theo nhau mà viết.

G.S. Hoạch: - Tôi đồng í. Nhưng có những tiếng (tiếng-từ) nói là [i,í,ỉ,ị,ì] không có phụ âm kèm như y (hắn), ý-kiến mà viết là i, í-kiến thì không quen và khó coi.

Cụ Trụ: - Tiếng Anh dùng chữ /I/ viết hoa để nói "Tôi”. Tôi nghe nhiều tác-giả nhất là thi-sĩ người Mĩ bây giờ viết là /i/ nhỏ vì họ cho rằng viết chữ hoa /I/ là tự cao và có óc kì thị. "Tôi" là /I/ lớn hay /i/ nhỏ thì cũng là "người ấy", là "chính mình".

Thấy câu chuyện ngả sang triết-học và tôn-giáo, tôi xin lỗi và về với mấy đưá trẻ chưa có cái "tôi" hay "Tôi" cuả tôi.


Bệnh từ-chương (Esprit scolastique)

Rời khỏi Việt-Nam và cái môi-trường Đại Học Saigon – Paris – Anh – Mĩ năm 1977, tôi trở về với những cái để quên mình đi trong kinh Phật và văn-chương nhưng vẫn còn đa mang với cái Nghiệp giáo-dục cuả mình.

Ngẫm nghĩ về nền giáo-dục Việt-Nam mà mình đã được hưởng và cũng đã một phần nào ra thoát, tôi đi tìm những chấp-mê (fixed illusions) và phiền-não (passions) chằng chịt như rễ cây trong rừng già thiên-cổ để như một người i-sĩ (y-sỹ, thầy thuốc) tìm cách chặt đứt. Không làm sao trong một nưả đời người đã tan tác thấy được một chữ KHÔNG để chặt đứt hết những mối nhân-duyên trùng điệp cuả cõi sống, tôi chỉ cố công tìm ra một vài cái đầu mối minh-hiển nhất rồi tìm ra những phương-cách (methods, ways) tiêu diệt chúng, dầu không thể triệt để và mãi mãi.

Cái chứng tật đầu tiên đã được biết từ lâu nhưng vẫn chưa giải được là cái bệnh“TỪ-CHƯƠNG”. Nói “nôm na” quê mùa theo “A-nam ta” thì là ‘học như con vẹt’, ‘con yểng’, ‘học làm chó săn’, ‘học như kiểu ông Sạclô’ (Charlot) - làm việc bắt vít theo phương pháp “assembly” trong nhà máy làm xe ô tô Fo (Ford) dùng kế-hoạch Taylor rồi ra đường thấy cái khuy cạp quần cuả một bà, cũng tưởng là một cái đầu đinh vít phải vặn ra, trong fim “Ánh sáng kinh-thành”.

Cái bệnh này thực là ghê gớm, nó ăn sâu vào trí óc cuả người học-trò Việt-nam đến nỗi rằng đi thi cần trí nhớ thì người Việt-Nam thua rất ít ai, nhưng nói đến sáng tạo hay sáng tác thì gần như không thấy mặt, sự bắt chước thì không phải là không có nhưng chỉ ở hình-thức bề ngoài mà nguyên-tắc thì không cần, không biết. Một học-sĩ thông-thái vào bực nhất cuả lịch-sử Việt-Nam là ông Lê Quí Đôn. Ông đã viết mấy cuốn sách rất phong-phú về những thơ phú và sự việc xảy ra ở các nơi trong thời và trong nước nhưng về trước-tác, ông chỉ để lại có một bài thơ “Rắn đầu biếng học lẽ không tha”. Ông được truyền tụng là có tài “nhất mục thập hàng” (liếc mắt đọc được mười hàng chữ); một bưã ông đọc được một bài văn bia ở bờ sông gần cưả biển; một lúc sau nước triều lên ngập cây bia, nhưng Lê Quí Đôn vẫn đủ khả-năng viết lại được cả bài cuả tấm bia: một chuyên kinh hồn về bệnh “từ-chương”.


Nguyên-nhân cuả sự từ-chương: Cử-nghiệp Hán-học

Rất nhiều người nói với tôi rằng nguyên-nhân cuả sự từ-chương là sự học chữ Hán, bắt buộc tuy không có tổ-chức sau thời Hai Bà Trưng. Toàn dân khi ấy nếu thoát chết thì phải đổi họ đổi tên, bị bắt làm nô-dịch và phải học tiếng Hán nói (spoken Han language); các công-nghệ Việt bị phá hoại (đúc đồng, nấu than, nung gạch, v.v...). Một số người Việt trốn lên núi ở thành người Mường, người Nùng, người Tày, người Choang,... còn ở miền xuôi, người ta sống “chui” để giữ mạng và tiếng nói, để thông tin và liên lạc nhau.

Một số tiếng Hánnói được học lẻ loi, thông thường, tục-tiũ. Ảnh-hưởng trên tiếng Việt không thể tránh được. Âm [r], âm [g] không có. Từ đời Đường sự áp-chế và đồng-hóa nhẹ hơn vì chính nước Tàu (do chữ Tào là họ cuả Ngụy Tào Tháo) cũng là bị chinh phục, kinh đô chuyển về Trường-An, người An-Nam-phủ bắt đầu học chữ Hán đọc theo âm Trường-An đổi thành ngữ-âm Việt-Ngữ tức là tiếng Hán-Việt (và chữ Nho) cuả giới thư-lại, song song với tiếng Việt vay mượn trong đời Hán. Hai phép thâu nhận ngoại-ngữ kéo dài cho đến ngày nay.

          Sự học hán-tự đọc theo giọng Việt cũng dần dần thành hình, không do đế quốc mà do nhu cầu bản-xứ.  Sách dạy chữ theo tiếng một, xếp từng cặp đối nhau về luật bằng-trắc, nghịch nhau về í-nghiã như:

          Thiên trời, Địa đất
          Cử cất, Tồn còn
          Tử con, Tôn cháu …
                   (một ngàn chữ)
         
Lên trên một chút, sách Tam Tự Kinh bắt đầu dạy triết học (theo thuyết cuả Mạnh-tử), khá cao, khó hiểu:

          Nhân chi sơ(Người chưng xưa)
          Tính bản thiện (tính vốn lành)

Tôi e rằng nhiều thầy đồ cũng “ngất ngư con tầu (cái đầu)”, nói gì đứa trẻ 10 tuổi, nhưng về sự nhồi sọ thì thực là tinh vi và hiệu quả. Sau đó thì là tứ Thư và ngũ Kinh, nhưng thực-tế có lẽ chỉ có Luận-Ngữ, Mạnh-Tử, Đại-Học trong bốn sách và Thư với Thi trong năm Kinh thì có thể có người đọc và thuộc bài để đi thi, còn thì là… kinh-sách để thờ và kể nhưng chẳng bao giờ được mở ra. Sự đi thi để ra làm quan từ đời Tống bên Tàu trở đi là thi từ-chương, quân Kim và Mông-cổ sắp bằng vũ-lực tiêu diệt cả sự huy-hoàng cuả chữ-nghiã “thánh hiền” đã chết khô, trước khi các tầu lớn và súng ống cuả Tây-phương Anh, Pháp, Đức, Nga và Nhật-Bản đến làm nhục.

          Sự thức tỉnh cuả người dân Việt bởi cuộc khởi nghiã cuả Hai Bà Trưng và sự củng-cố tinh thần Việt bởi chính-sách đồng-hoá cuả Đông-Hán đi đôi với sự khủng-bố văn-hóa cuả Mã Viện đã tạo ra í-thức che chở người dân nghèo không thể tự vệ cuả những Lý Cầm, Lý Tiến chịu theo Tàu để “đỡ đòn” cho dân mình. Vì thế mà cái học từ-chương vẫn còn là bộ xương sống cuả nền sư-phạm Việt-nam từ thời Bắc-thuộc đến nay.


Nguyên-nhân cuả sự từ-chương: Tây học

Sau đó sự xâm-nhập cuả Tây-phương không phải là hoàn toàn tai họa cho miền Đông-Á. Nó đã giải thoát ta ra khỏi sự phục tòng nô-lệ một nền văn-mình đồ sộ nhưng đã cằn cỗi, với một tham-vọng bành-trướng vô-tận vô-cùng. Nó đã dạy ta về sức mạnh cuả lí-trí (reason) tức là trí-tuệ và cũng cho ta thấy sự tự-huỷ nếu thiếu sự khiêm-cung (modesty), và lòng nhân-ái (compassion). Nhưng nó không làm mất được cái óc từ-chương, học cái hình-thức (form) mà không tìm hiểu và thấy được cái thực trong căn-bản. Khổng Tử viết: Bất tri vi bất tri. Ta nói: Không biết thì dựa cột mà nghe. Người Âu-Mĩ và học trò cuả họ, nếu có điều gì không hiểu, thì đi tìm hiểu, lập những giả-thuyết (hypothèse), thử lại bằng những thí-nghiệm để chứng minh và nhất là để phá bỏ, cho đến khi trichi, chứ không chấp nhận một lời nói khéo. Đó là sự chối bỏ từ-chương, là Newton, là Fresnel, là Einstein, là Pasteur, là trăm ngàn người khác đã xây dựng nên cái Nhà Khoa-Học cuả đời nay.

Ta không thế.  Nếu không biết thì bỏ, nhưng vẫn học cái câu cuối cùng trong sách!
Đó là từ-chương.

Mà tránh làm sao được? Người đi học để làm "bồi (boy)" Tây cũng như những người xưa phải làm nô dịch Tàu, đều phải học những tiếng Pháp lẻ, để chắp lại theo kiểu An-Nam.   

Rằng 
Măng dê nó gọi là "ăn", (manger)  
Buả lô "uống nước", (boire l'eau)
Đi nằm "cu sê" (coucher)

Sau đó thì đến những cách-ngôn:
La raison du plus fort est toujours la meilleure.
rồi đến những bài thơ ngắn.

Làm luận thì cũng có những bài mẫu, và không được có những í-nghĩ ngược mẫu-mực, (phải yêu muà xuân nhất; tôi yêu con chó nhà tôi vì chó là một con vật có nghiã, biết liều mình cứu chủ). Sự từ-chương, tuy không dữ dội như trong nền giáo-dục cuả kẻ sĩ bên Tàu, nhưng cũng rõ ràng minh bạch lắm.

Tôi nhận hai í-kiến trên là đúng và phải có một sự cải-tổ giáo-dục thâm sâu và lâu dài để ngăn chặn óc từ-chương trong các lớp học.

Trong mấy tháng ngắn ngủi tôi đảm nhiệm nền quốc-gia giáo-dục cuả nước Cộng-Hòa Việt-Nam (1954-1955) tôi đã bắt đầu đi vào việc xây dựng một nền học-chính mới cho tuổi trung-học, nhưng các vị bộ-trưởng giáo-dục kế tiếp đã phá bỏ toàn thể những đường hướng giáo-dục mới này.

Sự học ở Việt-Nam ngày nay vẫn là học cho cử-nghiệp.  Sự hiện diện cuả Đảng, gốc-nguồn i-tờ-ít cuả giai cấp lãnh đạo và sự đặt lí-lịch lên trên mọi đức-tính cuả con người, là những nguyên-nhân mới cho sự từ-chương.  Một sự từ-chương mới đang được vun bón cho thành sự lãnh đạo nước.  Sự từ-chương í-hệ (ideologies) bó chặt trong một chủ-nghiã cộng sản nông-nghiệp không tưởng.


Đánh vần – Gốc cuả óc từ-chương

Tôi muốn nói đến cái gốc cuả óc từ-chương trong trí-thức Việt-Nam.  Nền sư-phạm đặt trên sự học thuộc lòng đã không biết gì đến sự phát triển lí-trí (reason) cuả trẻ con.  Tâm-lí-học tuổi trẻ trong giai-đoạn lâm-sàng (clinique) cuả J. Piaget cũng như trong những khảo-sát cuả khoa-học thần-kinh (neuro-sciences) sau N. Chomsky đã đi tới kết-luận rằng ngôn-ngữ là một cơ-năng sinh-lí tự phát khi chín mùi (mature) vào tuổi 10 – 12 tháng.  Sau đó thì lí-trí luận lí (logic) tự nhiên phát triển và cả trí khôn (công bằng) với lòng thương người (từ-bi) cũng nở ra nếu có những tình-cảnh khêu gợi (tranh tài, đua sức), thực-nghiệm sự nghèo khó cuả bạn học, tham gia việc giúp đỡ và cứu tế, …).  Nhiều phương pháp giáo dục trẻ theo đường lối thực tiễn cuả Montessori đang được lập ra, bỏ sự học nhồi sọ trẻ nhỏ, khuyến khích sự tìm tòi và phát minh từ rất sớm; các phương-pháp này đang được đánh giá theo khoa học với hi-vọng rằng sự dạy trẻ sẽ không dẫn đến từ-chương và sẽ nuôi dưỡng sự tự-cường và sự sáng tạo.

Ngay từ bây giờ, trừ ở Việt-Nam, trên thế-giới, không đâu có sự học đọc bằng phép “đánh vần”.  Đánh vần là sự “vỡ lòng” (initiation) để vào sự đọc tức là sự học qua sách vở.

Đánh vần chính là bước đầu tiên đi vào sự từ-chương.  Các nền học sau cuả Tàu, cuả Tây, là những con đường tiếp nối để huấn luyện, trau nhồi óc từ-chương.  Thành nhân tức là thành một bộ máy từ-chương.


Lịch-sử: Từ Hán-học đến Tây-học

Biết đọc và biết viết là điều-kiện tiên-quyết để học những hiểu biết đã được ghi lại bởi những người lớp trước. Đó là điều-kiện không thể không có để lưu trữ và tiến bộ. Học đọc là để vỡ lòng, “khai tâm”.

Sau khi Chính-phủ Bảo-hộ (Pháp) ép Vua ta phải bỏ chữ Hán dùng chữ abc vinh thăng là “chữ quốc-ngữ”, thì “chữ nho”và Khổng-tử, Mạnh-tử đều thất nghiệp, ông Cố Pháp Đắc-Lộ (Alexandre de Rhodes) được đặc phong là “cha đẻ cuả chữ nước ta” để được tạc tượng và ghi tên trên bia đá. Thực ra thì trong Nam, ngoài Bắc cũng đã có những người Việt chính-cống, thấy trước sự lợi hại cuả một chữ viết mới, thuần ngữ-âm, dễ học, ít ra trong sự thông tin: tờ Gia-Định-báo tại Sài Gòn (1865), tờ Hà-Thành-Ngọ-báo và Trung-Bắc Tân-Văn đã trình làng trướckhiở “Nam-kì” chữ “quốc-ngữ” chính thức thay thế Hán-tự trong các công-văn (1869 và 1882) và ở Bắc-Trung-kì, các kì thi đều dùng chữ quốc-ngữ. Sự phế-bỏ chữ hán và chết dần cuả chữ nôm làm cho lịch-sử văn-hoá cuả nước Việt-Nam bị đứt đoạn từ đó:

Nào có ra gì cái chữ Nho!
Cử, nghè, tú, cống, thảy nằm co …
                    (Sưả thơ Tú Xương)

Nhưng sự thức tỉnh cuả nước Việt ta, qua tất cả những đau thương cuả lịch-sử, cũng được bù đắp một phần nào, khi ta so sánh các thời-đại cuả ta, sự hiểu biết cuả ta ngày nay với thời đại một trăm năm về trước, khi triều-đình phải gọi bọn Cờ Đen cuả Lưu Vĩnh Phúc sang đánh mấy chục tên lính cuả Francis Garnier (Gạc nhe) và Henry Rivière!


Bước đầu chữ quốc-ngữ

Trở lại sự học đọc học viết chữ quốc-ngữ với cái óc từ-chương và cử-nghiệp.

Chữ gọi là quốc-ngữlà chữ dùng những kí-tự bộ abccuả Tây Âu để ghi tiếng Việt theo phép phiên âm, được đặt ra vào thế-kỉ 16-17 bởi các cố-đạo (linh-mục) dòng Tên (Jesuits) người Portugal (Bồ-đào-nha), Pháp, I-pha-nho (Spain), Í-đại-lợi (Italia). Họ có thể nói với nhau bằng tiếng Latin, một tử-ngữ phát xuất từ La-mã (Roma), do các lính tráng cuả Cesar truyền đi và là một thứ tiếng Latin bình-dân gọi là Latin thấp (đại khái cũng như tiếng Pháp cuả “lính Tẩy” gồm người Pháp ở Trung Sơn (Massif Central), Ngữ Ốc (Languedoc),… và cả dân Sénégal mà ta gọi là “Tây Đen Rạch Mặt”). Các linh-mục lại nói tiếng cuả quê-hương họ là những nước khác nhau và tiếng Latin không bắt buộc là đồng nhất.

Những người Việt ở khu Đà Nẵng mở rộng đến Nghệ An, Hà-Tỉnh, Quảng Trị ngày nay cũng không đồng nhất. Đây là Châu Ô, Châu Lí mà Vua Chàm đã dâng làm lễ cưới công chuá Huyền Trân, và dân ở đây có người vẫn còn giữ giọng Chàm khi đến nhà thờ. Tiếng Việt mà các linh-mục ghi lại ở Đà Nẵng không phải là Tiếng Việt Kinh Bắc (Thăng Long) và có thể gần với Tiếng Việt cuả Chuá Trịnh và Ông Cống Quỳnh (Quình) mà ta bốc thơm là Trạng Quỳnh. Vì thế nên Tiếng Việt mà các linh-mục ghi lại để các vị Cố đạo mới học đi giảng Đạo có cái tính-cách đa-nguyên cuả bản-xứ và thời-gian. Nhà Chunglà Nhà Chung (Eglise: Church) chứ không là *Nhà Trung (Middle House), rưả tội không phải là *dưả haygiưả tội(vô nghiã), Đức Chuá Blời là Đấng Tối Cao đặt ra Lời (Linh Thiêng) còn *Dứk Truá Tlời là niệm lầm, có tội lớn.Những dị-biệt ta thấy trong chính-tả chữ quốc-ngữ mà ta viết ngày nay là những di-phẩm cuả thời-kì khai sinh ra chữ ấy. Đó là sự thật lịch-sử mà không ai có quyền theo í riêng để thay đổi.

Gần đây có một Phó Giáo-sư trong nước công bố những “cải-tiến” mà ông đề nghị về chính-tả chữ quốc-ngữ. Sự cải-tiến cuả ông cũng như cuộc Cách-mệnh Muà Thu năm nào (1946), muốn xoá bỏ trong một ngày toàn bộ lịch-sử Việt-Nam ghi trong tiếng Việt. Ông Phó-Giáo-sư nói rằng:Tiếng Bắc ở Hà Nội là tiếng chuẩn, là tiếng “công”, nên ta không cần phân biệ̣tch và tr, d, gi, và r, ....và chỉ dùng một con chữ mới để viết cả hai, ba chữ cũ đồng âm,

c   thay   *ch,   tr
j thay   *d,   gi   và  r
Thí-dụ:

dâu, giâu và râu đồng âm trong giọng Hà Nội nên được cùng viết là jâu, kô jâu và bộ jâu (cô dâu và bộ̣ râu) sẽ như nhau. Cụ Nguyễn Du mà sống lại thì cũng sẽ thấy bể dâu cuả Cụ thành bể jâu.

Những chữ kép như ch, tr, gi, gh, ng (ngh), wh, ph, kh, tr, qu, đều bị bỏ đi và thay bằng những chữ đơn cho là thưà và những chữ ngoại-ngữ (Anh, Pháp).

Thí-dụ:

ch =tr
c
chó có               trâu câu
gh
g
ghen gen
d = gi=r
j
giầu jầu
kh
x
khó xó
ng = ngh
q
ngôn-ngữ  qôn qữ
ph
f
phảng fảq
th
w
thức wứk
nh
n’
chính cín’

Các “cải-tiến” trên là thuộc tác quyền cuả Fó Jáo Sư Bùi Hiền (Bài Viết Về Cải Tiến Chữ Quốc Ngữ, 2017). Tôi dựa theo một bài báo ngắn nhưng rất rõ ràng, minh bạch cuả Bác-sĩ Lê Bá Vận đăng trong Tập San Y-Sĩ (Canada), số 213, Tháng 5/2018, để kể lại.

Tôi nghiêm trang tuyên bố rằng tôi bái phục sự kiên nhẫn và tự tin cuả ông Phó-Giáo-sư, nhưng về mọi mặt, về nguyên-tắc, về phương pháp và về kết quả, tôi hoàn toàn không đồng í với ông Phó-Giáo-sư.

Ta đóng cưả cái phòng này và tạm thời khoá nó lại.

Chữ abc được đặt ra là để các Cố Đạo Gia-Tô học mà truyền Đạo cho dân chúng điạ-phương vào khoảng Thế-kỉ XVI-XVII.

Khi đã thành chữ chính-thức cho công-văn thì, trong lịch-sử cuả An Nam Quốc-Vương và sau nưã, chữ abc là chữ “quốc-ngữ”. (Tiếng Việt-Nam dùng trong(cho) cả nước Việt-Nam, gồm tất cả các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt-Nam: Chàm, Khme, Choang, Lolo, Nùng, Tày, v.v...và công dân Việt Nam gốc Pháp, Ấn, Mĩ, Hoa, Nhật, Chà già (Java),...). Chữ quốc ngữ được dùng bởi tất cả các tôn giáo, các nghề nghiệp ở Việt-Nam, không phân biệt.

Lúc mới thành lập, sự phiên-âm đã qua chữ abc theo chữ abc cuả Portugal và có thể một vài âm I-pha-nho (Hispanha, Spain), I-ta-lia (Italia, Í-đại-lợi) và Pháp, nhưng qua thời-gian, đã được dung hoà và công nhận. Nhưng Tiếng Việt cuả một khu-vực có hai-ba-bốn sắc dân khác nhau chắc là có nhiều sắc âm dị-biệt. Những sự dị-biệt này đã được ghi nhận. Do đócó sự phân-biệt rõ-ràng giưã bp, ckq(u),dgir (không có *z và *j), sx, iy.Người Thăng-Long (Hà-Nội) cũng là những người tứ xứ đến lập nghiệp ở nơi đô-hội để buôn bán toàn thời-gian; họ nói Tiếng Việt "bí-zì" (business, theo giọng Hồng-Kông, Hương Cảng, nói Tiếng Anh mại-bản), châu cũng như trâu, chường (chồng) cũng như trường, đã làm cho sự đoàn-kết dân-tộc vẫn chỉ là một cái bánh vẽ. Chính-tả có nền móng trong lịch-sử ngôn-ngữ và văn-tự, ngữ-âm chỉ là thứ yếu trừ khi là ở trong một lớp học ngữ-âm.

Ở Anh-quốc trong Thế-kỉ XVchữ /I/nghĩa là "Tôi", được đọc là [i] rồi đổi thành [ai] cho đến ngày nay, nhưng chữ viết vẫn giữ là /I/ và chữ /i/này cũng đổi thành âm là [ai]. Những sự tôn trọng chính-tả lịch-sử như thế nhiều lắm, như các tài-liệu xưa chứng minh và N. Chomsky với M. Halle đã nhắc lại (1991).  Đế-đô di chuyển từ Yên Kinh đến Hán-Thành, đến Tràng An, đến Nam-kinh rồi lại về Bắc-kinh là những chuyện nhất thời. Quyết-định lấy một phương-ngữ làm công-ngữ và cho tất cả các phương-ngữ là không có, là một quyết định độc-tài kì thị. Cung không thể là *Qunghay Quung, Gia không thể làDa hayRa được, và Trung không thể lẫn được với Chung.


Âm-vị cuả Tiếng Việt (Việt-ngữ) ngày nay

Tiếng Việt thường được coi là một Tiếng độc-vận (monosyllabic).

Đó là nhận định cuả một người chỉ mới nhìn vào một bài văn Việt-ngữ hay nghe một lời nói chậm.

Âm-vận (syllable) là đơn-vị cuả lời.

NGUYÊN-ÂM
Mỗi âm-vận cuả Tiếng Việt có một nguyên-âm (chính-âm, mẫu-âm) và trừ một số ngoại-lệ như khuya, tuyết đếm được trên các đốt ngón tay, chỉ có một nguyên-âm mà thôi. Nguyên-âm là âm nói ra được đầy đủ một luồng hơi và vì thế, là yếu-tố âm-thanh độc-nhất có mang dấu thanh, (ngang, sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng):
                                                                 mì
                   át                                             kch
                   mát                                         thích
                   mãi                                         thiu(thanh ngang)
                   miá                                         tuyết(thanh sắc, không cần)

Chỉ có hai nguyên-âm không đọc ra tiếng được nếu không có một âm khác, gọi là phụ-âm đi sau, làăâ. Âm-vận thành là một âm-vận chặn (closed syllable):
                   *ă(không phát ra được)            *â(không phát ra được)
                   cn                                          m
                   bng                                       thu

Nguyên-âm a được phát âm thành ă, khi bị chặn bởi /y/: bay, mày, máy, xay, này, cáy, đáy, xoáy, ngoáy...
Hai nguyên-âm câm ăâ khi vào trong cấu-tạo cuả những vần chặn đều có thể có thanh (sắc, huyền,...)

PHỤ-ÂM (Trợ-âm, Tử-âm) là một âm tạo ra bởi sự khép (tiếp khớp, articulation) luồng hơi đi trong ống nói (vocal tract) làm cho âm không thành, nhưng nguyên-âm đi trước hay đi sau bị đổi đi, chẳng hạn a thành ta hay át, i thành mihay im.
Phụ-âm không đứng một mình, độc lập trong lời nói, bao giờ cũng đi kèm một nguyên-âm (có thể có thanh) hoặc trước, hoặc sau, hoặc cả trước cả sau:
                   ca               a                 ac               các
                   cha             a                 ách             cách

Trong Việt-ngữ có 23 phụ-âm, là nói về âm-vị (phonemes) thuần-túy. Mỗi phụ-âm được viết bằng một chữ, nhưng có 9 phụ-âm được viết bằng hai chữ dính nhau.

Âm-vị một chữ từ trước (môi) và sau (họng) là: b, t , đ, v, c(k), g, m, n, d, x, s, h, l, r.  (14)
Âm-vị hai chữ liền: ph, th, kh, gi, ng, nh, ch, tr, qu.  (9)

Đặc-biệt: Nếu đứng trước một trong ba nguyên-âm là e, ê, i thì
c biến thành k: ke, kê, ki
g biến thành gh: ghe, ghê, ghi
ng biến thành ngh: nghe, nghê, nghi

Qu là một chữ.

Việt-ngữ không có âm viết bằng hai nguyên-âm hợp lại: *oo, *ee, *aa, *oe, *ae.
Việt-ngữ đời nay không có chùm phụ-âm như *bl, *sl, *st, ...   ,trừ trtrong phương-ngữ miền Nam.


BÁN-ÂM (Bán nguyên bán phụ-âm)

Việt-ngữ còn một loại âm nưã, rất quan trọng vì đã được dùng để tạo ra những âm-vận và tiếng-từ mới mà không phải phá bỏ nguyên-tắc đọc âm-vận cuả tiếng-từ.

Cấu-tạo cuả mỗi tiếng-từ (một âm-vận) đơn-giản chỉ có:

PHỤ-ÂM I = NGUYÊN-ÂM= PHỤ-ÂM II

P = N = P'    với     N= 9 nguyên-âm
P  = 0-23 phụ-âm
P'=0-8 phụ-âm

Nguyên-âm có 9, thêm vào hai nguyên-âm biến-dạng ă và â. Các nguyên-âm lại có thể có thanh (6), làm thành những nguyên-âm mới: a,á,à,ả,ã,ạ. Số âm-vận (tiếng-từ) cũng đã khá bộn và có thể đủ dùng trong đời Hồng Bàng: bo, bó, bò, bỏ, bõ, bọ.

Ngữ-pháp lại cho phép có những tiếng đồng âm nhưng dị loại và dị nghĩa: có thể là danh-từ (con bò) lại có thể là diễn-thuật-từ verb (Đứa trẻ ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò).

Sự vay-mượn một số tiếng-từ cuả những người làng khác và nước khác (Nùng, Thổ, Malai, Hoa,...) làm ra những danh-từ mới (mắt, mi, côn, gươm) và có thể vài âm thanh mới.

Một số chùm phụ-âm (phụ-âm kép: clusters) như bl,cl đã gia nhập tiếng Việt nhưng rồi đã bị bỏ.

Sự xuất hiện những bán-âm đã làm giầu tiếng Việt gấp lên cả ngàn lần một cách nhẹ nhàng tuyệt mĩ.

Bán-âm là gì?

Ngày xưa, vào thời Trung Cổ một vài nhà ngữ-học Anh đã nhận thấy và gọi chúng là glide, gliding (trượt, lướt). Rồi người ta gọi là semi vowel (bán-nguyên-âm) vì nghe thấy nó như một nguyên-âm, nhưng không thật, không minh bạch, không dài hơi. Người ta lại đổi đi là semi-consonant (bán-phụ-âm) vì nó không độc-lập và chỉ thấy ở trước hay ở sau nguyên-âm chính, như các phụ-âm (consonant). Rồi nó được gọi là consonant vowel (nguyên-âm có tính phụ-âm). Cái tên đầy đủ cuả nó nay là semi-vowel semi-consonant nhưng dài quá nên thường chỉ được gọi là semi-vowel và tôi gọi là bán-âm cho thật là gọn.

Bán-âm (semi-vowel) là những âm đặc biệt trong lời nói thường cuả những người Việt-Nam có học nói với nhau mà khôngdùng phương-ngữ hay thổ-âm điạ-phương, đại-khái tương đương với Received Standard English (Received Pronunciation RP) và General American mà toà án công nhận.  Những âm-vị (phonemes) đặc biệt này được thốt ra như nguyên-âm (vowel) với đầu lưỡi ở đúng chỗ  cuả nguyên-âm và đường cong cuả lưỡi cũng giống, nhưng vồng lên cao hơn thường làm cho luồng hơi mỏng đi.  Bán-âm cũng không được kéo dài như nguyên-âm và bị chặn lại bởi nguyên-âm đi theo hay bởi sự cắt ngắn luồng hơi cuả tiếng.  Sau cùng, bán-âm không được trùng (giống) nguyên-âm đi theo hay đi trước và không bao giờ được là âm chính, độc-lập hay bắt buộc phải có.  Định-nghiã trên là định-nghiã chung cho bán-nguyên-âm, bán-phụ-âm cuả mọi ngôn-ngữ có những đơn-vị ngữ-âm này như Anh, Pháp, Đức, Nhật, Hoa.  Tôi không biết về các ngôn-ngữ khác.  Việt-ngữ có ba bán-âm: i, u, ư.

Bán-âm iu có thể đi trước và đi sau nguyên-âm lõi. Thí dụ:

Bán-âm /i/: kià, kiểu, kiêng, biết, bụi, mũi, mùi, mải, ngửi, nghiếu
            /y//i/: yêu, yên, huyện
Bán-âm /u/: uả, huế, huynh
            /o/=/u/: oa, loà, loan, loang, hoặc

Bán-âmưchỉ có ở trước nguyên-âm lõi, không được đi sau để làm thành một âm-vận chặn (closed syllable). Thí dụ:

Bán-âm /ư/:ưa, bưã, sưởi, xương

[Trong ngữ-lí-học (linguistics), /i/ và /y/, /u/ và /o/, được gọi là allomorphs trong những trường-hợp trên khi được công nhận bởi chính-tả cuả các tự-điển].

Cổ-văn và kim-văn Việt-Nam nhận những chữ có một hay hai bán-âm là những chữ khác nhau, đọc khác và có í-nghiã khác.  Nhưng trong thơ, nếu tính chữ (âm-vận) thì sự có mặt hay vắng mặt cuả bán-âm cũng coi như không.

Mâythuanước tóc, tuyếtnhườngmàu da

(Những chữ có gạch dưới đều là những âm-vận một, vì bán-âm coi như là không có.)


Vấn-đề cải-cách chữ quốc-ngữ và tiếng Việt-Nam

Sự biến đổi trong thời-gian là luật tự-nhiên, ta nói là luật Trời.

Sự cải-cách là do một người hay một nhóm người có thế-lực đề xuất ravà bắt mọi người  theo.  Ngày nay, các sự cải-cách đều được đặt dưới mục-đích là sự “tiến-bộ.”

Vì thế, sự cải-cách được công bố là “cải-tiến”, nhưng trong thực-tế thì là để “làm tiền” và để củng cố quyền-hành.

Vua Minh-Mạng ra lệnh cho các chị em phải bỏ cái váy và mặc quần.  Đồng thời, Vua cho lấp bằng khu Chính Phủ (cung điện và nhà cưả) cuả Vua Lê Chuá Trịnh ở Thăng Long, nay bị đổi tên là Hà-Nội.  Quyền hành trị nước được thu về Huế và các công-nghệ mặc quần được thu lời để nạp thuế.  Cách-mệnh là sự cải-cách triệt-để theo một í-hệ (Ideology) và kế-hoạch (Plan) nhất định để cướp tất cả lợi-tức cuả một thành-phần xã-hội cũ vào tay một thành-phần xã-hội mới.

Sự cải-tiến chữ nghiã không ra ngoài những í-đồ ấy.  Đời nhà Tần ở Trung-Hoa, Tần Thuỷ Hoàng và Lý Tư thống nhất chữ viết và bắt tất cả các trục xe và bánh xe chạy trong nước phải kích thước nhất định.

Sau khi làm chủ toàn cõi Trung-Hoa trên lục-điạ, Mao Trạch Đông đặt ra chữ Hán “phồn thể” và xoá hết cổ-văn hán-ngữ thống-nhất tinh thần cuả toàn dân.

Chưa đủ.  Vì những truyền đơn đòi dân-chủ tự-do ở Thiên An-môn vẫn còn đượctồn trữ và bí mật lưu hành nên ngày 20-12-1977, chính-quyền lại công bố một phương-án mới, giản hoá chữ giản hoá. Phương-án thứ hai này Quốc-Vụ-Viện Trung-Quốc đã thu hồi và huỷ bỏ!

Kinh-nghiệm bản thân
Trên nguyên-tắc, tôi nghi ngờ tất cả các “cải-cách” và “cải-tiến” dầu là ngữ nói hay ngữ viết, nhất là những cải-tiến do chính-quyền ban hành hay ngầm vận động. Nhưng tôicũng không từ chối xét những cải-cách nhỏ, có lí-do khoa học hay xã-hội đứng đắn đã được thảo luận và bàn cãi bởi những học-giả về ngôn-ngữ.

Năm 2015, tôi được 92 tuổi đời, đột nhiên trái tim già cuả tôi bị loạn nhịp và sự khang-kiện (health) cuả tôi suy giảm nhiều.  Tôi phải vào bệnh-viện ba lần trong một tháng.  Có một lúc tôi nghĩ rằng tôi phải để lại cho tuổi trẻ Việt-Nam một món quà tinh-thần nho-nhỏ, thứ nhất là để giúp cho các cháu ra thoát khỏi những bùn lầy cuả nền giáo dục xưa mà chính tôi đã biết và một phần nào ra thoát.

Có một điều đã làm cho tôi thắc mắc từ năm lên bảy (tôi đi học rất chậm) là sự đánh vần.

Tôi học đánh vần ở nhà và bị bí nhiều chỗ nên cha mẹ giữ ở nhà.  Cha tôi làm giáo-học ở trường Sinh-Từ, Hà-Nội.  Nhà tôi ở ngay trong trường có một cây bàng ở cưả, tôi vẫn ra nhặt bàng chín để ăn.  Anh tôi là Trần Ngọc Lập, bút-hiệu là Trần Việt Sơn, viết báo và sách từ 1954 đến 1975.  Khi anh học mẹ tôi đến chữ uyên thì anh đánh vần sao cũng không ra, bị cột vào chân giường, giường gỗ ngày xưa có bốn chân dưới hai cái “kệ”, nhưng đến bưã cơm thì được thả ra.  Tôi vẫn sợ sự đánh vần vì đến nay vẫn còn chưa thắng nó.

Đánh vần là đọc từng con chữ trong cấu-tạo cuả mỗi tiếng, và nói lên cái âm sau khi ráp một con chữ vào- cho đến khi hết chữ.  Thí dụ: b-a ba huyền ; b-ê sắc bế; t-a ta.  Xưa còn gọi là [bê] là [tê] chứ chưa gọi là [bờ, tờ] như giáo sư Hoàng Xuân Hãn dạy.  Tôi không đánh vần nhưng cũng đọc theo cả lớp.

Bà ta bế ta
Bà tú từ bi
Ba bó lá bỏ bồ

Tôi chưa hiểu “từ bi” là gì cả, còn huyền bà thì thực là “huyền”.  Cùng lớp ngồi cạnh tôi là anh Lê Thành Ý.  Anh ta chắc cũng như tôi.  Sau này, anh là một sử-gia, dạy Sử ở Paris.

Chữ cha, chữ tre, rồi chữnhanh đều rắc rối vì tôi vào hạng đần độn, cái sọ dừa cuả tôi chắc là chứa toàn nước.

Tôi học đến chữ quả cau với cuả cao. Bây giờ tôi mới hiểu rằng /qu/ là một chữ, một phụ-âm, nên chữ a (hỏi ả) đi sau vẫn là nguyên-âm và giữ vững cái âm [a, ả] cuả nó: [quả]. Còn [cu] trong cuả thì là hai chữ, phụ-âm /c/ với bán-âm /u/, nguyên-âm là /ả/ đọc là [ở].

qu-ả = quả
c-u-ả = cuở

Những người nói rằngc=k=q đều đã không xét vấn-đề đến cùng nên đã dùng chữ /k/ để dùng cho cả ba âm này. Theo í-kiến này thìjêu kuariêu cua và cũng có thể là diêu qua; kuốc cũng có thể là con cuốc, cái cuốc, một ‘cuốc’ xe, có thể là danh-từ hay diễn-thuật-từ (động-từ) và lại có thể là quốc “nước”. Bà Huyện Thanh Quan mất rồi nên không nói được, chỉ lắc đầu thở dài khi nghĩ đến hai câu thơ cuả Bà khi đi tới Đèo Ngang (viết lại một chữ theo quốc ngữ mới).

Nhớ nước đau lòng con kuốc kuốc,
Thương nhà mỏi miệng cái za za.


Trở về với âm [i] và /y/ dài, /i/ ngắn

Như ở trên tôi đã trình bày, ta có hai âm [i], một là nguyên-âm [i], phát ra rõ và dài, bao giờ cũng phải có trong âm-vận nhưng chỉ có một /i/ mà thôi; hai là bán-âm [i], ngắn và không rõ vì luồng hơi hẹp và bị cắt ngắn, bán-âm này chỉ có ngay trước hoặc ngay sau một nguyên-âm không phải là âm [i].

ba     bia    bai

Nguyên-âm có thể có dấu thanh, bán-âm không bao giờ có dấu thanh.

bià
bái
báo
báu
bàng
ca
cuả
cái
cào
cáu
cán
quá

quai


quán
qui




quính
Âm-vận thông
Âm-vận chặn


Ta có hai âm [i] khác nhau về sự phát âm và thanh, lại khác nhau về công-dụng trong cấu-tạo cuả tiếng-từ (word).

Bán-âm /i/ với hai vị-trí (cách) liên-hệ với nguyên-âm chính cuả tiếng-từ
a- đứng trước nguyên-âm trong âm-vận thông (miả, miu);
b-đứng sau nguyên-âm trong âm-vận chặn (mãi, mầy, mọi, mới). 

Bán-âm /i/ không được thấy cả trước cả sau nguyên-âm trong âm-vận. Do sự hiện-diện cuả bán-âm /i/, số âm-vận (tức là tiếng-từ) đã tăng lên được hơn cả trăm hay ngàn âm-vận mới để ứng-dụng cho những vật mới và í-niệm mới.

Thế nhưng mà nguyên-âm [i] thì có một kí-tự là /i/ làm con chữ, còn bán-âm [I] thì mồ côi, có mặt mà không có kí-tự.

Về phương diện kí-âm, hội Ngữ-Âm Nhật-Bản (Phonetic Society of Japan, 1976 & 1981) đề nghị kí-tự /i/ để chỉ âm [I] khi là bán-âm. Cũng trong phương-diện này, tôi đã đề nghị kí-tự /i/ (chữ I cắt ngang). Hội Ngữ-Âm Quốc-Tế (IPA) chưa công-nhận một kí-âm nào cả.

Còn chữ viết?

Hầu hết các bảng mẫu-tự abc cuả những nước dùng bảng này để viết đều có hai chữ /i/ và /y/.

Hai con chữ có nguồn-gốc khác nhau trong các Tiếng Tây-Âu.  Chữ /i/ có trước và rất thông dụng. Chữ /y/ là gốc Hi-lạp (Greek) rất ít dùng và giới hạn trong những vay-mượn từ Hi-lạp, phần lớn là về triết-lí và khoa-học.

Các hoạ-sĩ Tây-Phương không đánh giá hai con chữ về mặt mĩ-thuật.

Tôi nghĩ rằng hai chữ viết hay in có thể đặt song song với nguyên-âm và bán-âm.  Tôi dùng /i/ làm kí-tự cho nguyên-âm và /y/ làm kí-tự cho bán-âm.  Sự quyết định này là một chọn lựa không có lí-do đặc-biệt, giống như sự thích nước mắm hay tào-yểu.  Nhân tâm tùy sở thích. Nhưng căn bản cuả sự đối-nghịch là ngữ-âm (phonetics) và hình-thái-học (morphology), không phải là mùi-vị hay tính cách chay mặn.

Sự chọn lựa trên KHÔNG ảnh-hưởng gì đến các tư-danh là tên riêng cuả mỗi người.

Sự chọn lưạ đã xong. Nhưng tại sao lại phải là tôi đứng ra làm cái việc dại dột, thiếu đức-tính “nhân-dân” ấy? Là vì tôi xuất thân trong nghề I (nguyên-âm).

Khi nào tôi thấy một người có một bệnh phải mổ và có thể mổ được thì tôi giảng giải và nói rõ quyết-định; bệnh nhân và người nhà có quyền từ chối, nhưng nếu bằng lòngthì kí giấy và vào bệnh-viện.  Không bằng lòng thì cũng kí giấy và đi về.

Tôi lại là một thày giáo.  Thày giáo phải làm đúng như mình đã dạy học-trò.  Thày giáo là người nói đúng, dạy đúng và vô uý.

                                                                   Trần Ngọc Ninh

No comments:

Post a Comment