Thursday, June 14, 2018

TƯỞNG NIỆM ÔNG NGUYỄN MINH LÂN ngày 2-6-2018 tại VIỆN VIỆT-HỌC


TƯỞNG NIỆM ÔNG NGUYỄN MINH LÂN ngày 2-6-2018 tại VIỆN VIỆT-HỌC




Hoàng Thuỵ Văn


Buổi tưởng niệm ông Nguyễn Minh Lân, người được ghi nhận đã đầu tư tâm sức nhiều nhất trong tiến trình thành lập và duy trì Viện Việt-Học và Giải Khuyến-Học - Viet Olympiad cho đến ngày nay. Buổi tưởng niệm được tổ chức từ 9 giờ đến 12 giờ trưa hôm 2/6/2018 tại phòng hội Viện Việt-Học. Trong lễ khai mạc người ta nhận thấy một số giới chức của Hội Đồng Điều Hành Viện Việt-Học, một số khác cũng từng hoạt động trong các ban tổ chức Giải Khuyến-Học hằng năm có danh xưng chính thức Giải Khuyến-Học. Danh xưng đầy đủ được viết Giải Khuyến-Học - Viet Olympiad Về Lịch Sử Văn Học Việt Nam Và Học Sinh Sinh Viên Ưu Tú. Nguyên Giáo sư Cao Minh Châu, đương kiêm Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Giải Khuyến-Học được mời phát biểu. Người ta nhận thấy còn có sự tham gia của cô Nguyễn Vũ Đan, Trưởng Ban Tổ chức Giải Khuyến-Học Kỳ XXXIX-2018. Điều khiển chương trình do cô Nguyễn Kim Ngân đảm trách. Ngoài ra người ta còn nhận thấy có sự tham dự của Nhà văn Doãn Quốc Sỹ, Gs. Vũ Ngọc Mai, Giải Khuyến-Học; Ns. Nghiêm Phú Phát, và nhiều văn gia, học giới, nhà hoạt động truyền thông, nhà hoạt động cộng đồng trong vùng...  



Khách tham dự



Các vị trưởng thượng và bạn bè tưởng nghĩ và thương tiếc ông Nguyễn Minh Lân đã đến rất sớm và nhiều người đến sau đã chịu khó đứng dọc hành lang bên ngoài. Dĩ nhiên không thấy một môi cười nhưng đã để lại trong tầm ngắm nhiều môi mím và sự im lặng lắng nghe tăng thêm sự trang trọng. Tại hàng ghế đầu người ta nhận thấy được dành cho các vị giáo sư của Viện Việt-Học được mời lên phát biểu. Giáo sư Trần Ngọc Ninh, 96 tuổi, đã từng đảm nhận chức Tổng Trưởng Bộ Văn Hoá Xã Hội, Đặc Trách Giáo Dục chính phủ VNCH, và Viện Trưởng thứ ba kể từ ngày thành lập, hai vị trước là Giáo sư Nguyễn Đình Hoà, và Giáo sư Nguyễn Khắc Hoạch, hai vị đã từng là Khoa Trưởng Đại Học Văn Khoa Saigon. Cả ba vị là bậc Thầy của nhiều thế hệ học trò dưới mái trường của nền Giáo Dục Quốc Gia thời Việt Nam Cộng Hoà và nhiều người đã thành danh từ trong nước hay ở hải ngoại

Kế tiếp được mời phát biểu, Gs. Nguyễn Văn Sâm và Gs. Đàm Trung Pháp. Một vị cuối cùng hôm nay của học giới được mời phát biểu là Gs Nguyễn Trung Quân, cựu Hiệu Trưởng Trường Trung Học Phan Thanh Giản, Cần Thơ. Tiếng nói của ông luôn có air energique của một nhà giáo hùng biện (xin được phép nói thêm người đàn ông energique có thể làm người ta sợ, người đàn ông có air energique làm người ta mến yêu!), yêu nước như bao thanh niên yêu nước của thời chiến nhưng sáng suốt. Hôm nay khi nói về một người nặng tình với văn hoá và ngôn ngữ Việt và là người ai cũng biết là góp phần rất lớn lập ra và nuôi dưỡng Viện Việt-Học: ông Nguyễn Minh Lân. Sự vận động thành lập đã khó nhọc từ năm 1997, nhiều chuyến đi Nam Bắc California để có ngày khai mạc 26/2/2000. Sự nuôi dưỡng lại càng khó khăn hơn... Có thể nói thêm những gì 'anh' Nguyễn Minh Lân và các bạn ấp ủ từ những ngày đầu thành lập Viện Việt-Học là bước đầu trong sáng kiến thành lập bên ngoài nước một Viện Đại Học Việt Nam Hải Ngoại khi chế độ cầm quyền trong nước bị lôi cuốn vào dòng thác Hán hoá và Hồng hoá, không thể giữ được những giá trị tinh thần của dân tộc, và văn hoá tại Việt Nam đang suy đồi. Với Red Sinicization Việt Nam sẽ không còn là Việt Nam chỉ là vấn đề thời gian.



Từ trái, Gs Nguyễn Văn Sâm, Gs/Bs Trần Ngọc Ninh, Gs Đàm Trung Pháp


Gs. Nguyễn Trung Quân




Cho dù "Viện Đại Học Việt Nam Hải Ngoại" đúng nghĩa theo ý nguyện của người Việt tỵ nạn không chấp nhận chế độ cộng sản không thực hiện thành công, tuy nhiên những con dân Việt Nam vẫn còn tha thiết với quê hương Việt Nam còn đó, "Mẹ Việt Nam ơi! Chúng Con Vẫn Còn Đây" (của Hoàng Phong Linh - Võ Đại Tôn), "Vẫn Còn Đây Các Con Của Mẹ" (của Nguyệt Ánh). Trách nhiệm của mọi người là không để cho văn hoá phẩm cộng sản xâm nhập vào trường học dòng chính và trung tâm Việt ngữ của các thế hệ người tỵ nạn, nói theo cách của các nhà hoạt động cộng đồng là chống Nghị Quyết 36 của đảng cộng sản Việt Nam - Người Mỹ gốc Việt hay người tỵ nạn Việt Nam tại khu vực này đã thành công bước đầu khi chủ động được Dự luật SB-895 Thượng Viện California. Xin cám ơn các quý vị đã theo dõi và xin trở lại chủ đề Tưởng niệm.


Photo link: Hình ảnh lưu niệm - Mời xem ảnh theo link tiếp sau:


Video via Youtube links:








Xin mượn lời của người lính Đinh Thành Tiên trong bài thơ yêu lính và lính yêu người: 

Ta Về
Ta về cúi mái đầu sương điểm
Nghe nặng từ tâm lượng đất trời
Cám ơn hoa đã vì ta nở
Thế giới vui vì nỗi lẻ loi...

 ... để thay một lời cảm ơn và cũng là lời tạm biệt. 
Tâm tình còn dài nhưng thời gian có hạn! 
Kính chúc quý Vị, quý Bạn, quý Thân hữu yêu lịch sử, văn học nghệ thuật Việt Nam cũng như yêu lính ngày xưa ấy mọi điều an lành. Xin chia sẻ nỗi niềm đối với những người bất hạnh trên cõi trần với một chút niềm vui lẻ nhưng nhiều nỗi đau chồng chất. Cuộc rong chơi trên muôn nẻo đường trần sẽ còn gặp gỡ rồi lại gặp gỡ tại điểm Hạnh Ngộ của "cuộc đời này" đang "gửi gió theo mây ngàn bay" như một lời nguyện ước dưới trăng sao còn một chút gì giữ cho nhau hôm nay... Hãy thương nhau để giữ lửa cho nhau và cho 90 triệu đồng bào Việt Nam đang chống lại tội ác "thù trong giặc ngoài."

Hoàng Thuỵ Văn
Tác giả - Email: van.hoangthuy@yahoo.com
Photo: H Vuong <hvuong311@gmail.com>



No comments:

Post a Comment