Monday, November 27, 2017

CHÀO VĨNH BIỆT ÔNG BÙI VĂN TRUYỀN KHÔNG QUÊN NGƯỜI BẾN TRE - MỸ THO


CHÀO VĨNH BIỆT
 ÔNG BÙI VĂN TRUYN KHÔNG QUÊN NGƯỜI BN TRE - M THO



TRONG CUỘC CHIẾN TẠI VIỆT NAM


-  Đồng hương Hội Lăng Ông Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt (hay Lăng Ông Bà Chiểu) tỏ lòng thương tiếc vị Trưởng ban Cố Vấn của Hội, ông Bùi Văn Truyền                  
- Chào vĩnh biệt cựu Xã  trưởng "xã Phát triển" An Hội, tỉnh Kiến Hoà  Bùi Văn Truyền với 16 năm tại nhiệm    
- Bài của cựu Đốc sự Châu Văn Để, đương kiêm Hội trưởng Hội  Lăng Ông Bà Chiểu               
- Bến Tre (Kiến Hoà), đất của "hùm xám Leroy": một thời làm khiếp đảm nhóm đầu não của chiến tranh "khủng bố" tại miền Nam Việt Nam từ Việt Minh đến Việt cộng miền Nam - Xã "phát triển" An Hội thuộc tỉnh Kiến Hoà, nơi phục vụ của cựu  Đại  úy, cựu Xã trưởng Bùi Văn Truyền sinh tháng 5 năm 1920 - người đồng hương và  trang lứa là cựu Đại tá  Jean Leroy, Tỉnh trưởng Bến Tre sinh tháng 2 năm 1920.    
- Người đồng hương Mỹ Tho và  công ty  tang chế/hậu sự  chăm lo việc mai táng và vận chuyển linh cu ông Bùi Văn Truyền về nguyên quán với trách nhiệm - Những điều cần biết - GĐ Nguyễn Quốc Sắc & Phụ trách văn phòng Huỳnh Hường.


Xin được nhắc lại ông Bùi Văn Truyền, cựu quân, cán, chính (chánh) VNCH, sau 1975 cựu Hội Trưởng Hội Ái Hữu Bến Tre - Kiến Hoà đã mệnh chung ngày 8 tháng 11 năm 2017 và linh cữu đã được công ty "Cali Home Funeral Services" lãnh trách nhiệm mai táng và vận chuyển vể nguyên quán Xã An Hội, tỉnh Bến Tre - Kiến Hoà thể theo tang chế của gia tộc ngày 16 tháng 11 và tang lễ đã được cử hành tại tư gia của họ tộc tại đây.

1. Hội Lê Văn Duyệt Foundation nay là Hội Lăng Ông Bà Chiểu mà ông Bùi Văn Truyền từ buổi đầu thành lập đã được cố Giáo Sư Hội Trưởng sáng lập Nguyễn Thanh Liêm mời đảm trách Trưởng Ban Cố Vấn của Hội. Sau khi nhận được tin buồn, tất cả hội viên đã vô cùng thương tiếc và xin được chia buồn cùng tang gia qua bản Phân Ưu phía dưới đây.


Rất nhiều đồng hương có sinh quán tại Bến Tre (thời Việt Nam Cộng Hoà có tên Kiến Hoà), Mỹ Tho và Gò Công đã có mối tình cảm thân quen với ông Bùi Văn Truyền hay "anh Ba Truyền" theo cách gọi thân mật của những người trong Hội. Người ta nhắc đến ông vì tính tình hoà nhã và sự hăng say trong công việc của đất nước trước 1975 cho đến những hoạt động của các tổ chức, hội đoàn trong cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản tại hải ngoại sau này. 


Ông Bùi văn Truyền lúc ở tuổi 95 (1920-2017)

2. Binh địa và trận liệt - Tỉnh Bến Tre hay Kiến Hoà và tỉnh Mỹ Tho hay Định Tường có mối láng giềng gần, cách trở sông nước Tiền Giang bằng đò dọc và đò ngang mà chiếc bắc Rạch Miễu là cửa giao tiếp chính và quan trọng về mọi mặt. Hai hội đồng hương Bến Tre và Mỹ Tho có nhiều giềng mối và sự tương lân mà người dân hai tỉnh chịu quá nhiều đau khổ của cuộc chiến tranh đã qua. Người ta không quên các "hội kín", "công tác thành", "địch vận", thây người nổi trên sông mỗi ngày, nói chung là nhóm chữ "Việt cộng khủng bố" theo cách người dân quen nói đâu có gì sai! Một sự kiện chính trị làm cho Bến Tre nổi trội hơn hẳn các tỉnh khác ở "Nam Bộ" từ các hội "phụ nữ đấu tranh" của bà Ba Trầu tức Nguyễn Thị Định với biểu ngữ và đàn bà, trẻ nhỏ, không "làm được chuyện lớn đánh Tây chống Mỹ" thì làm "lớn chuyện" đòi Miền Nam phải được "hoà bình, độc lập, trung lập" xuất phát từ quận Mõ Cày tạo thành phong trào "Đồng Khởi" (tháng 1/1960) lan ra Hàm Luông, Giồng Trôm, Ba Tri. Thế rồi những chiếc loa tuyên truyền từ đài phát thanh "Giải Phóng Miền Nam" (Tiếng nói chính thức của "Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam"!!) và "Lực Lượng Vũ Trang..." của họ biến họ thành "lực lượng cách mạng" đưa đến cái kết qu sau này Việt Nam từ một nước nhược tiểu của một bàn cờ chính trị khu vực đang dần dần trở thành một tỉnh của chế độ thực dân mới Trung cộng! Việt Nam sẽ không còn là Việt Nam là điều không tránh được nếu đất nước còn dưới sự cai trị của đảng cộng sản Việt Nam

3. Trận Ấp BắcSự thật chiến trường miền Nam đã thành hình từ 1960 do sự tàn ác trong chiến trận và mưu mẹo trong đàm phán của Cộng sản Bắc Việt với cánh tay nối dài của họ là Việt cộng miền Nam qua chiêu bài "Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam" như nói trên. Ngoài ra thành phần thân cộng chủ bại cùng truyền thông phản chiến thế giới đưa đến "thắng cuộc". Chưa hết, trận Ấp Bắc ở đầu kinh Bà Bèo, Mỹ Tho có nhà báo gốc phản chiến Neil Sheehan đi theo Bộ chỉ huy Hành quân và đại diện của MAAG-Vietnam. Với 13 người Mỹ hy sinh trong trận và 5 chiếc trực thăng rớt vào tháng 2/1963 đã là một trong dây chuyền tác động (ignition firing line) ngòi nổ chậm cho cuộc "thay ngựa giữa dòng" 9 tháng sau đó tại Nam Việt Nam. Trận Ấp Bắc thất bại về phiá người Mỹ giành quyền chỉ huy ở đồng bằng sông Cửu Long mà họ không thông thạo. Họ "không thông thạo" là một cách nói ngoại giao. Vì chỗ không thông thạo họ đã đặt để giới chức chỉ huy cuộc hành quân không xuất thân và kinh nghiệm của một cấp chỉ huy trận mạc, trong khi họ thích hợp nghe thuyết trình tại các phòng hành quân ở MAAG có sự tham dự của các "nhà báo" phản chiến thì Ấp Bắc 1, Ấp Bắc 2 thua trận là điều đương nhiên phải đến... Sự tổn thất cũng đã trở thành chủ đề thích hợp cho Việt cộng và phản chiến viết "kịch bản" chiến tranh... từ đó cho đến 2017 với film "The Vietnam War"! Cuộc chiến ấy đâu đã chấm dứt! Nội dung cuốn phim đã bỏ công 10 năm cắt ráp điện tử và tốn kém đến 30 triệu USD cho thấy công tác thực hiện có chỉ đạo và ý nghĩa không ngoài "tiền bạc được coi trọng hơn danh dự con người". Những người có lý tưởng tự do đã từng chiến đấu cho quê hương cũ của họ, cho Hoa K và thế giới của những người yêu chuộng tự do, luôn mưu cầu hoà bình cho mình và hạnh phúc cho người khác, đương nhiên phải chống lại những kẻ lấy quyền Thượng đế để giáng hoạ, cướp mất sự an lạc của mình một cách bất công

4. Những trận đánh áp đảo ở ngõ vào Đồng Bằng Sông Cửu LongTrở lại Khu chiến thuật Tiền Giang vì liên quan đến tỉnh Kiến Hoà và Định Tường (thời điểm sau binh biến 1963), về phía Nam Việt Nam họ không hoan nghênh cũng phải chấp nhận vì cuộc chiến do tư bản Mỹ đài thọ và ý muốn của các nhà đầu tư này là hướng đến của chiến tranh! Cũng như họ đã ném các toán Delta (thuật ngữ cũng là tên riêng của chiến thuật chỉ chung các toán commandos "chỉ đâu đánh đó" ngay cả "đem con bỏ chợ", Vietnamese idioms) vào sai mục tiêu cho Việt cộng của đoàn 559 bắt giết. Người ta không quên trận M Cày, Hàm Luông, 1965, 1967, chiến trận tàn bạo bội phần và không phải chỉ để quay phim lấy ngoại cảnh cho MAAG và truyền thông phản chiến như hồi Ấp Bắc 1963: trực thăng US Army rơi rụng như mùa thu lá đổ... chỉ để quay phim làm sản phẩm cho các nhà filmmakers thế hệ cha chú của Ken Burns và Lynn Novick! Trái lại với trận đồ M Cày 1965, Tiểu đoàn 3/10 Bộ Binh, Đại úy N.V. Lộc, Tiểu đoàn trưởng tử thương tại trận địa, máu anh hùng đỏ thắm c cán thương! Và đàn con của ông với trang bị Carbine M1 cho khinh binh, và Trung liên Bar là những thứ bán cổ điển bắn chưa tới hàng dừa đã kẹt đạn nhưng nhờ có Đại liên M60, phóng lựu M79, lựu đạn M26 và tinh thần chiến đấu dũng cảm. Tuy nhiên con cái cũng đã tan tác như xác pháo hết một nửa, các đơn vị bộ chiến song hành như Biệt Động Quân 41 cũng đã tổn thất rất nặng. Đổi lại tiểu đoàn Việt cộng cơ động tỉnh 514 (trang bị hầu hết là bom tự chế ĐH10 và súng trường AK, CKC, súng cối 60, B40) hầu như bị tiêu diệt, hình như bị "quả báo" từ trận Ấp Bắc, toàn bộ xác chết và vũ khí bỏ lại. Tiểu đoàn chủ lực miền 261 (1/3 trang bị vũ khi nặng thượng liên phòng không 7.62 mm (12.7 mm được ưu tiên cho mặt trận B3 đi với thiết giáp ở cao nguyên, miền Trung), súng cối 82, Đại không giật 57, và B41, rocket 122 mm bị loại khỏi vòng chiến, bắt buộc phải bóp mũi thương binh để giải quyết sự thiếu thuốc men điều trị và chỗ ẩn núp ngập nước. Các tiểu đoàn chủ lực miền số 2 đầu "chống càn" bị các chiến đoàn (bộ binh, biệt động quân, thiết giáp, pháo binh thuộc Khu Chiến Thuật Tiền Giang,  và không quân của Sư Đoàn 4, Hải quân Vùng 4 Duyên Hải, Hành quân Sông ngòi chưa có Lực lượng Thuỷ bộ thời điểm này, nhờ sự yểm trợ của US Taskforce) làm tiêu hao nặng trong các cuộc "mopping-up". Vào thời điểm này đơn vị đi với bộ chỉ huy miền mới có rocket 122 (1967) với loại hoả tiễn có đầu nổ cao TOT dễ đổ thừa với báo chí quốc tế cùng phe rằng Mỹ bắn pháo tàn sát dân quê Miền Nam Việt Nam với "y phục áo bà ba đen quần đùi là bằng chứng!?")

5. Theo chân và nhìn thấyHãy nhìn cho kỹ để thấy được người chiến sĩ QLVNCH đã chấp nhận và người Mỹ đi trực tiếp với đơn vị (MAC Teams) đã thấy được lòng yêu nước và sự dũng cảm của những người bạn mình, không hề giống những gì các chính trị gia nói và quân đội phải cúi đầu tuân hành để rồi bên bạn mất tất cả và bên ta vừa tổn thất vừa mất danh dự của nước Mỹ cho đến ngày nay. Nước Mỹ phải trở lại từ đầu sau Chiến Tranh Lạnh để cho nước Mỹ hùng cường thực sự ở chiến trường và trưởng thành ở nghị trường... 

6. Đội nữ binh Thu Hà - Về sau tiểu đoàn 262 cắt quân san sẻ cho các tiểu đoàn chủ lực miền còn lại và thay bằng phụ nữ của "phong trào tranh đấu" đòi hoà bình của "Quê Hương Đồng Khởi" (từ 1960) trở thành đoàn nữ binh Thu Hà theo bảo vệ yếu nhân Bà Nguyễn Thị Định và tướng Đồng Văn Cống của Bộ Tư Lệnh B5 quân Giải Phóng Miền Nam (1962-1972, vì là bộ tư lệnh "remote-controlled" nên không có bản doanh cũng như những trận đánh lớn từ "Easter Offensives" mùa hè 1972 thua đậm trong chiến dịch Nguyễn Huệ quân Bắc Việt và Việt cộng miền Nam chưa hề thấy truyền thông "mainstream media" loan tin!

5. Cựu Xã trưởng An Hội - Trong số các người hiểu biết về vị cựu xã trưởng An Hội và sau này là Hội Trưởng Hội Đồng Hương Bến Tre - Kiến Hoà không ai khác hơn là cố Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm, Chủ tịch Sáng lập Lê Văn Duyệt Foundation và sau này đổi thành Hội Lăng Ông Bà Chiểu và người kế nhiệm là cựu Đốc sự Châu Văn Để. Và sau đây là một số ý kiến ông Châu Văn Để trình bày về ông Bùi Văn Truyền.



   Hình ảnh tang lễ ông Bùi Văn Truyền 
tại quê nhà của ông ở Bến Tre


Vĩnh biệt Ông Bùi Văn Truyền

Ông Bùi Văn Truyền, cố vấn Hội Lăng Ông Bà Chiểu từ ngày thành lập Hội (tháng 5, 2004) đến nay, đã mệnh chung ngày 8 tháng 11 năm 2017 tại Orange County, thọ 97 tuổi.
Ông sanh ngày 15 tháng 5 năm 1920 tại Bếntre (Kiếnhòa).
Ông đã từng phục vụ trong quân đội từ miền Bắc Việt Nam và giải ngủ với cấp bậc Đại Úy.



Ông từng là Ủy Viên An Ninh Xã An Hội, Quận Trúc Giang ra ứng cử chức vụ Xã Trưởng sở tại. Với kinh nghiệm tác chiến Ông chỉ huy bình định và phát triển địa phương không ngừng. Hơn 16 năm làm Xã Trưởng, Xã An Hội là một trong 118 xã của Tỉnh Kiến Hòa trở thành “Xã Phát Triển” trong tổ chức hành chánh Việt Nam Cộng Hòa. Xã phát triển là Xã hạng A, trù phú, nhiều tài nguyên, ngân sách dồi dào. Xã Phát Triển An Hội là xã tỉnh lỵ Bếntre Kiếnhòa với dân số 97,000 người; có 2 nhơn viên ngạch Đốc Sự phụ tá và nhiều Cán Bộ Kỹ Thuật, Tài Thâu với trình độ Đại Học phụ lực bên cạnh Hội Đồng Xã, 2 Phó Xã Trưởng Hành Chánh và An Ninh, chưa kể Cán Bộ Nhân Dân Tự Vệ, Cán Bộ Xây Dựng và Phát Triển Nông Thôn, với lực lượng an ninh quân số cả ngàn tri khắp các Ấp và Khóm. (Nếu Xã An Hội thêm vài ngàn dân, tức là 100,000 dân sẽ trở thành Thị Xã theo tổ chức hành chánh VNCH, sẽ có một Thị Trưởng và các Ty, Sở chuyên môn).



Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Ông bị tù cải tạo tại vùng Phước Hưng, sau đó được thả ra vì vợ Ông bị bệnh tai biến rất nặng. Ông chăm sóc vợ hiền và được bảo lãnh sang Mỹ. Tại Hoa Kỳ, ông tiếp tục chăm sóc vợ mười mấy năm liền, đã được nhiều cơ quan báo chí phỏng vấn, được xưng là “người chồng gương mẫu” và tri trên mạng Youtube.


Tại Hoa Kỳ, Ông là Cố Vấn Hội Lăng Ông Bà Chiểu. Với uy tín và đức độ, Ông cũng được bầu làm Hội Trưởng Hội Ái Hữu Bến Tre Kiến Hòa, một Hội bất vụ lợi phát triển rất mạnh tại hải ngoại. Không ngại tuổi già và với ý chí tranh đấu phục vụ cho quê hương, Ông cũng là Phó Chủ Tịch Giám Sát của Phong Trào Đoàn Kết Việt Nam Cộng Hòa do Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm làm Chủ Tịch.



Ông Bùi Văn Truyền mất đi để lại bao thương tiếc cho gia đình, đồng hương và thân hữu tại quê nhà cũng như tại hải ngoại.
Nhiều bạn bè như Nguyễn Ngọc An, Giám Đốc Phở Pasteur Hiền Vương gọi Ông Bùi Văn Truyền là một nhơn sĩ tiêu biểu đúng nghĩa của “Người Miền Nam".
6. Mt chút ghi nh v Đi tá Jean Leroy - Theo Gs Nguyn Thanh Liêm và nhà văn Tường Lam (ba v này có chung sinh quán là xã An Hoá, quận Bình Đi, tỉnh Bến Tre, mi người có riêng mt li đi ca cuc đi mình, tất cả đã ý thức sớm và đã chọn cho mình một phương cách chống cộng sản) thì Leroy là mt quân nhân chuyên nghiệp do người Pháp đào to, có cha Pháp, mẹ Việt. Jean Leroy cũng là một nhân vt chính tr đc bit và làm được nhiu vic, công và ti đu có tuỳ theo chính kiến của mỗi người trên vị trí đứng ở đâu để nhìn cho xuyên suốt là điều quan trọng. Không ít người dân sinh sống  tnh Bến Tre, nhất là ở cù lao An Hoá tỏ niềm vui mừng về những thành quả mà Leroy mang đến cho tỉnh nhà của họ. Ngược li ông là ni kinh hoàng cho nhng k lấy chiêu bài "giải phóng dân tộc" đã gây ra cuc chiến tranh khng b t trước 1945 - với các nguyên tắc chiến tranh du kích của Che Guevara (1928-1967), bậc thầy của các tổ chức khủng bố Nam và Trung Mỹ châu (trong đó có Fidel Castro), Bắc Phi châu, Trung Đông và Tây Nam Á châu, và tại Á châu, Mao Zedong/Mao Trạch Đông, bậc thầy của chủ tịch Hồ và các đồng chí của ông lấy danh nghĩa "Giải phóng các dân tộc nhược tiểu". Cho đến ngày nay vn còn có k kinh hoàng! Nguyên tắc hành động của Leroy làm cho họ kinh hoàng là gì?
- Bảo vệ dân chúng và mạnh tay tách kẻ thù ra khỏi dân nhanh và gọn trong khi kẻ thù chưa kịp hay biết.
- Tiên hạ thủ vi cường trên mặt công khai để áp đảo không cho kẻ thù ngốc đầu lên để nhìn thấy bầu trời lần cuối.
- Lấy độc trị độc cho kẻ thù thấy mà kinh hoàng tội ác của họ trước khi đền tội.
Không áp dụng chính sách nhân đạo đối với những kẻ cuồng tín, độc ác và không có tính người.
​Nhà cai trị Leroy đã thành công, ít nhất trong xứ sở "sôi đậu" và đầy dẫy cách giết người như "mò tôm", cắt đầu, chặt tay chân, mổ bụng xẩy ra hằng ngày như ở tỉnh Bến Tre nơi sinh quán của ông và trong suốt thời kỳ ông nắm quyền cai trị cho đến khi phái bộ MAAG thiết lập tại Sàigòn và một chiến dịch được mở rộng ra công chúng nhằm đuổi người Pháp ra khỏi Nam Việt Nam sau 1954 để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh mới!
(Le Roy ghi nhận dưới đây là cách nói và viết quen thuộc của người Việt Nam ở Nam Phần, đồng nghĩa với Leroy hay Colonel Jean Leroy)


Ngày 9 tháng 3, 1945 Nhật đảo chánh Pháp, ông và đồng bọn chạy theo bưng biền để chống lại Nhật. Mỹ dội bom nguyên tử xuống Hiroshima, Nhật đầu hàng, Le Roy xúc tiến trong công cuộc tái chinh phục Bình Đại, Mỹ Tho, Bến Tre, sau thời gian đánh với Việt Minh ở Sàigòn. Ngày 24 tháng 10, 1945, ông theo sông Sàigòn trực chỉ Mỹ Tho, “hòn ngọc Nam Kỳ” và ông phải chiếm giữ. Lúc 19 giờ 30, ông vào Kinh Chợ Gạo rồi đi thẳng xuống Mỹ Tho, lúc này do quân Bình Xuyên chiếm giữ. Dọc đường Le Roy ghi: “Trong một con rạch nhiều thây người bị chặt cụt tay, cụt chân nổi lên, ở chỗ khác người ta tìm thấy cả tử thi được vùi lấp vội vàng trong một cái hố chung: đó là những công chức và nhân sĩ người Việt trong vùng Việt Minh đã tàn sát họ sau khi tra tấn, làm nhục họ. Trong đường đi Gò Công có nhiều vũng máu lớn vây quanh một cái mật cạnh đó cấm lá cờ đỏ sao vàng  ... Trong những ngày đầu tháng 10 toàn vùng sau cùng đã bị chinh phục và được chia thành 3 phân khu ... Việt Minh lẫn trốn vào ban ngày, tái xuất hiện vào ban đêm, tiến hành cuộc phục kích, hăm doạ và ám sát trong làng.


Quyển hồi ký của cựu Đại tá Jean Leroy (1920-2005)


Công việc tái thiết thật ra vất vả gian nan khốn khổ. Le Roy “loé lên ý tưởng để chiến đấu một cách hiệu quả, chống lại những người đã quen thuộc ở xứ này, sống ở đây, phải là những người quen với khí hậu và vùng đất, có uy tín gắn chặt ở đây, nói một cách khác những nông dân bản xứ... Trong một đêm với cố vấn của tôi ở làng quê Bình Đại, ý tưởng đó nẩy nở trong tâm trí tôi.


Ngày 20 tháng 2, năm 1946, Le Roy đã tái chiếm vng vàng vùng Bình Đi, t nhng người Vit đã được gii thoát và đã mt ln chết ht. Vi 20 người Le Roy giành li cù lao An Hoá và đã gii thoát được nhiu người dân ca ông. S giao tranh và bình đnh đã được theo đui mt cách có h thng. Công vic gian nan trong mt x nhiu bùn và nước, rng lúa, vườn da, b chia ct bi nhng chng cht sông rch, mương vườn, rt khó kim soát. Vit Minh sng trong môi trường đó, hưởng được s tiếp tr t nguyn hoc b cưỡng bc ca dân chúng, d dàng và nhanh chóng chuyn đi t mt nông dân qua du kích quân và ngược li. Nó di chuyn nhanh chóng mt cách không ào t trên nhng chiếc ghe nh, nó thông tho nhng bí n ca đm ly...” S mng ny rt nhc nhn, khó khăn, nguy him. Vi s ym tr tích cc ca thu quân và không quân, Le Roy chiếm gi mt s các thành ph ca Min Nam. Đa phương quân t 20 người đến 200, hoàn tt vic hun luyn h bng cách s dng tham d vào các cuc hành quân quanh M Tho. An Hoá đã yên n, Le Roy bám sát đ tr li cho nó cuc sng như trước đây. “Khi tôi đến đây bnh tt hoành hành khp nơi và ch có mi mt bnh xá trên đo cho 48,000 cư dân. Tôi m thêm ba cái na ... Tôi t chc phân phi sa và vi vóc. Thân hào, nhân sĩ và dân chúng đa phương cui cùng đã hoàn toàn tin tưởng vào tôi.”




Bản dịch và biên khảo của Tường Lam


7. Công ty tang chế Cali Home Funeral Services (CHFS) chăm lo mọi tang chế như mai táng và vận chuyển linh cữu ông Bùi Văn Truyền về nguyên quán Bến Tre - Kiến Hoà. Nhận thấy phổ biến bài viết sẽ có thể có ích cho mọi người, xin tác giả cũng là chủ nhân công ty CHFS cho phép được đăng bài viết hữu ích này. Xin theo dõi bài dưới đây:

Tác giả bài viết là ông Nguyễn Quốc Sắc từng cộng tác với các Hội Tương Tế từ năm 1978, có bằng Giám Đốc Tang Lễ của tiểu bang California hiện là chủ nhân Nhà Quàn Cali Home Funeral Services, email: calihomefs@hotmail.com. Quý độc giả cần tham khảo có thể liên lạc thẳng với giám đốc/chủ nhân, email: sacnguyen@hotmail.com.





Ông Nguyễn Quốc Sắc, Giám đốc Cali Home Funeral Services


NẾU CÓ THÂN NHÂN QUA ĐI TA PHẢI LÀM GÌ?

Ngày nay, một số người có khuynh hướng cho rằng việc tổ chức tang lễ không cần thiết lắm, cứ theo thể thức của của một đa số người Mỹ là trực tiếp lặng lẽ hỏa táng rồi mang tro rải biển. Một số người cho rằng các nghi thức trong một đám tang cũng như chi phí không phục vụ được mục đích gì cả.

Chúng tôi, trong mối quan hệ thường xuyên và trực tiếp với các gia đình có người qua đời, cảm nhận được sự đau buồn, nuối tiếc của tang quyến. Một tang lễ trang nghiêm, chu đáo giúp người còn sống can đảm đối diện với sự mất mát và giúp họ dễ dàng vượt qua chặng đường hụt hẫng này. Sự hiện diện và an ủi của bạn bè, thân nhân đến thăm viếng, gửi vòng hoa, điện thư trong lúc này chỉ có tang gia mới cảm nhận đươc hiệu quả và phán đoán một cách đúng đắn.

Một người ra đi sinh ra nhiều băn khoăn, lo âu, bối rối cho người còn sống. Thân nhân, hơn lúc nào hết, cần thời gian và bình tĩnh để giải quyết đúng đắn chu toàn các chi tiết để có thể vĩnh biệt người qua đời một cách ấm cúng, trang nghiêm. Các băn khoăn, bối rối đến từ mọi phía, ập đến cùng một lúc, thân nhân cần phải quyết định nhanh chóng, từ bó hoa trên bàn thờ cho đến nơi chôn cất, từ người chụp hình cho tới vành khăn tang, từ giá tiền của giấy chứng tử cho đến giá cỗ áo quan, từ soạn cáo phó cho đến việc nhớ tên cha mẹ của người qua đời. Thân nhân chỉ có ít ngày để tổ chức môt đám tang chu đáo. Việc sắp xếp một tang lễ nhiều chi tiết như một lễ cưới nhưng phải xong trong vòng vài ngày.

Để giúp quí vị đỡ phân vân, bối rối, chúng tôi tóm tắt các việc thứ tự phải làm, khi có ngưới thân qua đời.

Việc phải làm ngay:

·        Nếu người thân đột ngột qua đời tại nhà, chưa từng nhận chương trình hospice thì gọi 911. Cảnh sát sẽ đến. Khi cảnh sát xác định nguyên nhân chết không có gì nghi ngờ thì gọi Nhà Quàn đến chuyển xác đi.

·        Nếu chết vì tai nạn hay có gì tình nghi thì 911 sẽ đưa vào Phòng giảo nghiệm tử thi (medical examiner). Gia đình tìm Nhà quàn rôi Nhà quàn sẽ đến pick up thi hài tại Medical Examiner.

·        Nếu trong chương trình hospice thì gọi nhân viên y tế của hospice, sau khi họ đến khám nghiệm xác định nguyên nhân, ngày giờ qua đời thì gọi Nhà quàn.

·        Nếu chết trong nhà thương hay viện an dưỡng thì các cơ quan này sẽ lo thủ tục rồi cho gia đình liên lạc với nhà quàn.

·        Gọi Nhà Quàn (Giám Đốc Tang Lễ) hay tìm môt người nhiều kinh nghiệm để được hướng dẫn các thủ tục cần thiết cho đạo và đời. Người này thông hiểu thời gian cần thiết để hoàn thành các giấy tờ trong việc an táng ở Mỹ hay ở Việt Nam, các nghi lễ tôn giáo cũng như các đòi hỏi của nghĩa trang.

·        Khì hỏa táng thì cho Nhà quàn biết tro cốt sẽ đặt ở đâu, tại Chùa, ri biển hay nếu an vị tại nghĩa trang thì chôn dưới đất hay đặt trong một hộc (niche), hoặc về Việt Nam thì phải có chi tiết người nhận, Địa phương chấp nhận, Giấy Kiểm dịch, giấy phép Tổng Lãnh Sự.

·        Khi an táng thì có thể chôn dướt đất hay trong lăng tẩm (mausoleum), chôn song song 2 người 2 miếng đất hay trên dưới 2 người một miếng đất. Nên nhớ là gia đình không nhất thiết phải mua áo quan, tiểu giữ tro (urn), mộ bia, kim tĩnh tại Nhà quàn, gia đình có thể mua bên ngoài, hay on-line. Nếu đọc báo biết có người nhường đất an táng thì sẽ tiết kiệm rất nhiều.

·        HIỂU LẦM: Nhiều người vẫn còn nghĩ là nếu đất chôn cất ở nghĩa trang nào thì PHẢI vào đó làm lễ thăm viếng. Mình có thể tổ chức đám tang, thăm viếng ở tư gia, Chùa, hay Nhà thờ rồi sau đó đến Nghĩa trang, Nơi Hỏa thiêu - hay chở về Việt nam an táng.

·        Nếu có đạo – Báo tin với các vị đại diện tôn giáo (Nhà thờ, Chùa) để được hướng dẫn các nghi thức như sắp xếp bàn thờ, giờ tẩm liệm, phát tang, di quan, hạ huyệt (Phật Giáo), giờ cầu nguyện, đọc kinh, thánh lễ (Công Giáo).

·        Thông báo người thân cận và bạn bè thân thiết – Gọi một vài người thân cận nhất báo tin và nhờ họ báo tin dùm – Nhớ cho họ một số telephone của gia đình để người ngoài tiếp xúc (Cho một người am hiểu trả lời điện thoại này – Đừng để đường giây bận quá lâu).

·        Sắp xếp với Nhà Quàn/Nghĩa trang:  Nếu chọn HỎA TÁNG, quí vị chỉ cần liên lạc với Nhà Quàn. Giá sẽ cao hơn rất nhiều nếu vào mua dịch vụ của Nhà quàn có cả Nghĩa trangCần cho Nhà Quàn biết tro sẽ để ở đâu. Liên lạc với Nghĩa Trang nếu muốn an vị hủ tro tại đây.
Nếu CHÔN CẤT phài liên lạc hai nơi: Nhà Quàn và Nghĩa trang. Gọi Nhà quàn trước để họ lo chuyển người quá cố về Nhà Quàn. Sau đó liên lạc với Nghĩa Trang để chọn đất, kim tĩnh. Dịch vụ (chuyển xác, ướp xác, quan tài, thăm viếng) có thể làm bất cứ nơi nào thuận tiện: nhà thờ, Chùa, nhà người quá cố).

·        Soạn Cáo Phó: Đề cử một người trong gia đình cùng với Giám đốc tang lễ (funeral director) soạn thảo tờ cáo phó nếu cần đăng báo ở địa phương.

·        Tiếp đón thân nhân và bạn bè đến dự lễ hoặc chia buồn. Tuỳ theo tang lễ tại nhà quàn, tại nhà thờ hay tại gia, nên cử người tiếp đón thân nhân và bạn bè. Chuẩn bị giải khát và thức ăn nhẹ ở Nhà Quàn hay ngoàNghĩa trang.
Các việc liên quan đến tài chánh, làm sau tang lễ.

·        Tìm di chúc: Tìm bản chính. Tòa án không nhận copy. Thân nhân phải đăng ký di chúc tại tòa khi cần.

·        Tìm các giấy tờ liên quan đến tài sản và nợ nần của người qua đời: bảo hiểm, ngân hàng, quỹ hưu, quỹ đầu tư, giấy tờ vay mượn.

·        Tiếp xúc sở làm của người qua đời – Để lãnh các số tiền chưa lãnh: Tiền lương, tiền hưu, tiền vacation chưa dùng.

·        Xem xét thư từ cẩn thận: Xem các giấy báo ngân hàng, các món nợ, các thư báo có tài sản. Không tiếp tục các việc báo chí mua, catalogs, hay các thư tới hàng tháng.

·        Liên lạc với văn phòng Social Security, báo cáo cái chết 1-800 772-1213.
·        Trả bills: Trả các bills và thu xếp để tiếp tục hay chấm dứt các tài khoản nhà Bank.

·        Khai thuế. Thân nhân sẽ phải khai thuế cho người qua đời.

·        Cám ơn các Thày, Mục Sư, Cha, Hội đoàn, khách thăm viếng, tặng hoa, điện thoại và email chia buồn.


Kính chúc quý vị, quý bạn có được cuộc sống an lạc, có được mọi điều an bình của cuộc đời này, và không quên giúp đỡ tha nhân và những người bất hạnh của thế gian này.

Hoàng Thuỵ Văn
Email: van.hoangthuy@yahoo.com

_______________________________
"In Memory of Those Men and Women Who Gave the Full and Final Measure of Their Devotion for Our Freedom." 



No comments:

Post a Comment