Wednesday, July 26, 2017

PHI LOAN HTCM DIỄN NGÂM THƠ BÀI "THƯA MẸ CHÚNG CON ĐI" CỦA TRẦN TRUNG ĐẠO

PHI LOAN HTCM NGÂM THƠ BÀI "THƯA MẸ CHÚNG CON ĐI" CỦA TRẦN TRUNG ĐẠO 



Phi Loan HTCM trong dáng thơ của những người con lưu vong
 khi thốt lời "Thưa Mẹ Chúng Con Đi."



Hoàng Thuỵ Văn


Phi Loan HTCM ngâm thơ Trần Trung Đạo bài "Thưa Mẹ Chúng Con Đi."

Trong tiệc Gây Quỹ của Trung Tâm Điều Hợp Tây Nam Hoa Kỳ thuộc Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Hải Ngoại, ngày 9 tháng 7, 2017 tại Little Saigon. Phi Loan HTCM diễn ngâm thơ Trần Trung Đạo  bài "Thưa Mẹ Chúng Con Đi" với phần phụ diễn của tiếng sáo Ngọc Nôi. Mời xem bài thơ đăng như sau:


[Thưa Mẹ Chúng Con Đi

Thưa Mẹ
Chúng con là người Việt Nam lưu lạc
Ngày ra đi không hẹn buổi quay về
Chẳng phải là sương mù sao khóc lúc đêm khuya
Chẳng phải gió sao đời là giông bão
Chẳng phải mây sao miệt mài trôi nổi
Chẳng phải là rừng sao héo úa mỗi tàn thu.

Bốn mươi hai năm​​​​
Chúng con sống trong âm thầm và chết giữa hoang vu
Biển cả, rừng sâu, non mờ, núi thẵm
Chúng con đi gót chân mòn vạn dặm
Ngơ ngác nhìn nhân loại, tủi thân nhau.
Bốn mươi hai​​​ năm trời nuôi lớn một niềm đau
Mang một vết thương vẫn còn đang mưng mủ
Khi ngoảnh mặt trông về chốn cũ

Lòng chưa kịp buồn, nước mắt nhỏ trên tay.

Dải đất Việt Nam
Nằm co ro như một kẻ ăn mày
Đang thoi thóp cuộc đời trên góc phố
Như giọt lệ chảy dài nhưng chưa nhỏ
Như chiếc lưng khòm Mẹ gánh cả trời thương.

Chúng con đã hơn một lần có được quê hương
Bãi mía, hàng tre , bờ dâu, ruộng lúa
Bài ca dao ngọt ngào như giọt sữa
Chảy vào hồn theo tiếng Mẹ à ơi 
Những cánh diều xưa dây đứt rớt vào đời
Bay lạc lõng bốn phương trời vô định
Chúng con cũng đã bao lần suy niệm
Bốn ngàn năm lịch sử của ông cha
Thuở Hùng Vương
Đi chân đất dựng sơn hà
Bao nhiêu máu đã âm thầm đổ xuống
Khi Trưng Trắc trầm mình trên sông Hát
Chỉ mong giữ tròn trinh tiết với giang san
Trần Bình Trọng chịu bêu đầu để làm quỉ nước Nam
Cũng chỉ vì tấm lòng tha thiết.

Mẹ ơi, trăng còn có khi tròn, khi khuyết
Nhưng tình yêu quê hương chẳng khuyết bao giờ.]

Trần Trung Ðạo


Cái oan nghiệt của người dân Việt có khi phải lưu vong chính trên quê hương của mình, bốn mươi hai năm và còn nữa, chứ không chỉ mười tám năm. Nghệ sĩ diễn ngâm đã cho người thưởng thức cảm nhận được bao nỗi đau của người dân qua sự truyền cảm xúc của tác giả đến người nhận bằng nghệ thuật diễn ngâm của mình.

Nghệ sĩ diễn ngâm Phi Loan cũng là nhà thơ Hoàng Thị Cỏ May, tác giả tập thơ "Mắc Nợ" ấn hành năm 2011. Tác phẩm dĩ nhiên không phải công trình gì lớn lao nhưng được nhiều người yêu chuộng vì người thưởng lãm đã cảm nhận được thân phận lưu vong của tác giả và của chính mình. Trong đó không thể thiếu tâm trạng của người phụ nữ Việt Nam có người mình yêu là lính trận và sau đó là người tù và người thù của giặc. 


Trong tập vừa thơ vừa văn ấy có một số bài mà một dạo đã làm cho nhiều người hâm mộ thơ văn của dòng thơ lưu vong Việt Nam đặt dấu hỏi ở người nghệ sĩ về "cuộc đời" và một chút "cuộc tình". Có một điều rất thật tác giả cũng là nhân vật thơ, một thân gầy cách nay trên 43 năm sinh sống một nơi xa nhà thuộc vùng Cao nguyên Việt Nam của thời chinh chiến​​​​​​​ đã qua​​, phải tự lo thân nhằm lúc một "message" từ các chiến binh của "Vietnam War" được gửi cho nhau để phản đối những kẻ "phản chiến" có quyền: "Don't break our weapons in March". Câu này được hiểu với vài ý nghĩa sâu sắc của tình hình chiến sự lúc đó chung quanh thuật ngữ "March", khi mà tình báo chính trị không nắm rõ "trận liệt" mà lại "reenforce" "binh địa" giống như một loại "chính uỷ", có thể dẫm chân lên phần vụ của tình báo quân sự hay quân báo! Chữ nghĩa được hiểu cuộc hành quân đang tiến hành trên đà thuận lợi lại buộc phải đập súng, còn có nghĩa bắt phải cầm súng giơ cao đi hàng một đến chỗ giải giới và "AK riflemen" chỉa súng dẫn độ!! Đó là một lối cụt của những kẻ làm chính trị có quyền thế nhưng thiếu sự trong sáng của lương tâm! Sau này nhóm chữ "Tháng Ba gẫy súng" được dùng trong văn bài của một số người cầm bút gốc lính VNCH (như TQLC Cao Xuân Huy). 'Breaking weapons in March' hay "Le canard enchaîné" (không viết hoa) hay "Tháng Ba gẫy súng" được hiểu vận hạn của đất nước Việt Nam đến hồi vô cùng đen tối! Người dân Cao nguyên phải chống chỏi với tử thần trên quãng đường (Liên Tỉnh Lộ 7B) di tản 200 cây số đầy chướng ngại, máu và nước mắt, xác chết và pháo trận địa của quân cộng sản Bắc Việt nã theo sau lưng, trước mặt và bên cạnh không xa... 

Kính chúc quý V, quý Chiến hữu và Hậu duệ, quý Thân hữu yêu Văn học và Nghệ thuật như yêu lính ngày xưa ấy mọi điều an lành. Những người lính cô đơn ngày đó nay cầm bút không còn quạnh hiu và những người yêu của lính ngày nay dùng lời ca tiếng hát tiếp tục đấu tranh cho quê hương thương đau của mình...

Hoàng Thuỵ Văn
Email: van.hoangthuy@yahoo.com





No comments:

Post a Comment