Thursday, September 28, 2017

HỘI ÁI HỮU TRƯỜNG NỮ TRUNG HỌC LÊ VĂN DUYỆT - ĐẠI HỘI THẾ GIỚI 2017

HỘI ÁI HỮU TRƯỜNG NỮ TRUNG HỌC LÊ VĂN DUYỆT - ĐẠI HỘI THẾ GIỚI 2017



H-1. Chào cờ Mỹ - Việt và Phút mặc niệm

Hoàng Thuỵ Văn

Little Saigon - 24/9/2017 - Hội Ái Hữu Trường Nữ Trung Học Lê Văn Duyệt mở tiệc mừng Đại Hội Thế Giới năm 2017 vào hôm nay tại Garden Grove, miền Nam California.


H-2. Cô Cao Minh Châu, Phó Hội Trưởng 
mi Hội Trưởng cũng là Trưởng Ban Tổ Chức 
lên đọc diễn văn khai mạc

1. Cũng xin nhắc qua Ban Chấp Hành Hội gồm các giới chức sau đây:
- Hội Trường: Cô Đặng Kim Kiểm cũng là Trưởng Ban Tổ Chức Đại Hội Thế Giới 2017
- Phó Hội Trưởng: Cô Cao Minh Châu
- Tổng Thư Ký: Cô Huỳnh Kim Phượng
- Thủ Quỹ: Cô Phạm Mai Lan


H-3. Cô Đặng Kim Kiểm, Hội Trưởng 
cũng là Trưởng Ban Tổ Chức 
đọc diễn Văn khai mạc


2. Điều khiển nghi lễ chào cờ và giới thiệu quan khách tham dự: MC. Thanh Hằng và MC. Thuý Lan (H. 1, trái và phải cầm máy vi âm)



H-4. Ban Chấp Hành trình diện trước Đại Hội 
gồm Thầy Cô, đồng môn và thân hữu - 
Từ bên phải: HT. Đặng Kim Kiểm,
PHT. Cao Minh Châu, TTK. Huỳnh Kim Phượng, 
TQ. Phạm Mai Lan

​Chương trình Đại Hội gồm ba phần: Nghi thức Khai mạc, Chương trình ​Văn nghệ, và Chương trình Dạ vũ.
Nghi thức Khai mạc gồm các tiết mục:
- MC chào đón quan khách
- Lễ chào cờ Hoa Kỳ - Việt Nam Cộng Hoà - và Phút mặc niệm
- Hợp ca nhạc phẩm "Lê Văn Duyệt Hành Khúc"
- Giới thiệu thành phần quan khách tham dự
- Diễn văn khai mạc của Hội Trưởng
- Trình diện Ban Chấp Hành
- Tặng hoa quý Thầy Cô
- Cảm nghĩ của Ban Giáo Sư Cố Vấn



H-5. Cựu HT. Trần An Hảo tặng hoa cho tân HT. Đặng Kim Kiểm


3. Xin sơ lược một số điểm về Trường Nữ Trung Học LÊ VĂN DUYỆT từ thời Việt Nam Cộng Hoà còn lưu giữ trên các mạng thông tin toàn cầu. Theo đó "mái Trường xưa" Lê Văn Duyệt, trước 1975, tọa lạc tại số 95 đại Lộ Lê Văn Duyệt, Gia Định, Sài Gòn. 


H-6. TTK. Huỳnh Kim Phượng 
trách nhiệm MC. điều hợp nghi thức Tặng Hoa 
đến quý Thầy Cô và đây là một nghĩa cử Tri Ân 
không thể thiếu của lý tưởng "Tôn Sư Trọng Đạo" 
của nền Giáo Dục Nhân Bản - Dân Tộc và Khai Phóng 
của thể chế Việt Nam Cộng Hoà


H-7. Trường Nữ Trung Học Lê-Văn-Duyệt  - xưa, nay không còn nữa.

4. Thời Việt Nam Cộng hòa, Trường được thành lập năm 1957 mang tên Trường Trung học Trương Tấn Bửu, tọa lạc trên đường Chi Lăng, gần Lăng Ông Bà Chiểu, nơi thờ cúng Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt thuộc xã Bình Hòa tỉnh Gia Định, nằm trong khuôn viên của trường Tiểu học Nam tỉnh lỵ (thời cộng sản trường này bị đổi thành Trung Học Cơ S Lê Văn Tám!!). Ban đầu trường có 3 lớp đệ thất gồm cả lớp nam và lớp nữ. 


H-8. Ban Tổ Chức và môn sinh trong nghi thức Tặng Hoa 
đến quý Thầy Cô như đang biểu l
 tinh thần "Tôn Sư Trọng Đạo"

Tới năm 1959, trường vẫn nằm tại vị trí nêu trên nhưng tách nam sinh ra học tại trường Hồ Ngọc Cẩn (nay được đổi tên trường Nguyễn Đình Chiểu), còn nữ sinh có 6 lớp vẫn học tại trường sở trung học Trương Tấn Bửu


H-9. Hình ảnh Tặng Hoa đến Thầy Cô của Trường

5. Đến năm 1960, tòa tỉnh Gia Định đã cung cấp đất để xây trường, trên một diện tích rộng lớn nguyên là đầm rau muống, trường được xây dựng mới và có địa chỉ số 95 đại lộ Lê Văn Duyệt, Gia Định như đã nêu ở trên (thời cộng sản tên đường đổi thành Đinh Tiên Hoàng) và đổi tên thành Trường Nữ Trung học Lê Văn Duyệt với cấp II và cấp III, và đồng phục áo dài trắng.


H-10. Cựu Giáo sư Vũ Ngọc Mai, Cố Vấn của Hội 
thay mặt Ban Cố Vấn phát biểu cảm nghĩ


Từ năm 1963, vì trường chưa có lớp đệ nhất (classe terminale/ G-12) nên học sinh sau khi học xong lớp đệ nhị phải chuyển qua trường Trưng Vương để học lớp đệ nhất. Năm sau trường đã có lớp đệ nhất và học sinh tiếp tục học năm cuối tại trường nhà. 



H-11. Hoạt cảnh "Hòn Vọng Phu" 
với "Liên khúc Hòn Vọng Phu", 
nhạc Lê Thương 
do Ban hợp ca Lê Văn Duyệt trình diễn

6. Những hiệu trưởng đầu tiên từ khi trường mới thành lập đến năm 1975 gồm một số vị còn có thể ghi nhận được: 
- V Hiệu Trưởng đầu tiên là Gs. Lê Ngọc Toản từ 1957 đến 1959 và lớp nam sinh sau đó đã được chuyển về Hồ Ngọc Cẩn. 
- Năm 1959–1960: Gs. Bùi Thị Lắm đã trở thành vị Hiệu trưởng thứ nhì, đã đích thân khánh thành ngôi trường khi trường được dời qua vị trí mới. 



H-12. Hoạt cảnh Hòn Vọng Phu

- Từ cuối tháng 11 năm 1963 đến đầu năm 1964: Gs. Phạm Thị Diệu Linh rồi sau đó cô được điều về trường Trưng Vương làm Giám Học. 
- Vị Hiệu trưởng kế tiếp là Gs. Nguyễn Ngọc Hương.


H-13. Hoạt cảnh Hòn Vọng Phu

Những năm trước 1970 cho đến 1975: Gs. Trần Thị Hoàng Mai đã là vị Hiệu trưởng cuối cùng của nền Giáo Dục Quốc Gia của thể chế Việt Nam Cộng Hoà. Từ 1975-1977, thời gian đầu cộng sản, trường bị đổi tên như đã nói trên và áp dụng biên chế mới từng phần sau hai năm miễn cưỡng lưu dụng. (Nguồn: chọn lọc từ Internet trong khi chờ đợi nguồn chính thức còn giữ được)


H-14. "Bà Mẹ Sàigòn", thơ Song Thuận, nhạc Xuân Điềm, 
do hai ca sĩ Quỳnh Hoa 
và Ngọc Vân (CLB Hùng Sử Việt NC)
 hợp ca trong chương trình hôm nay.



H-15. "Bà Mẹ Sàigòn" cũng với hai ca sĩ Quỳnh Hoa -Ngọc Vân 
 trình diễn cùng với sự phụ diễn của Vũ Đoàn Việt Cầm 
tại sân khấu CLB Hùng Sử Việt, Nam California, 2015.


H-16. "Bà Mẹ Sàigòn" với Quỳnh Hoa & Ngọc Vân - Vũ Đoàn Việt Cầm

[Xem để thấy sức mạnh quyến rũ của nữ phái và nét đẹp tuyệt vi của người phụ nữ Việt Nam.

Trong nội cung, các vương phi, phi tần người đời không được thấy mặt nhưng chắc phải là người đẹp tuyệt trần theo như sách xưa ghi lại! Vì ở chỗ không được nhìn mặt đó mà nhiều văn nghệ sĩ xưa nay vẫn ngưỡng mộ người đẹp trong tâm tưởng theo hai câu thơ cổ "Giai nhân tự cổ như danh tướng, Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu"

Chương trình Đại Nhạc Hội Hùng Sử Việt 2015
7. Chương trình văn nghệ có chủ đề chiếm thời lượng gần 3 giờ gồm nhiều tiết mục đặc sắc của những tình khúc mang âm hưởng quê hương ba miền. Những tình khúc nói thay cho cuộc đời đang muốn tâm sự cùng thiên nhiên. Và cũng từ những tình khúc đậm đà vô cùng trìu mến thay lời tình tự dân tộc qua nhạc thời tiền chiến, cái thuở mà con dân Việt Nam còn có những khoảnh khắc bình yên để yêu thương nhau đắm đuối. Rồi những tình khúc của lính gợi nhớ một thuở "Nhạc mùa chinh chiến" mới đây thôi cũng đã ngót nửa thế kỷ! Tất cả muốn nói lên chủ đề hôm nay từ bản thể của con người Việt Nam qua "Nét Đẹp Quê Hương".



H-17. "Lời Mẹ Âu Cơ", thơ Song Thuận, nhạc Xuân Điềm, 
do CLB Hùng Sử Việt, San Diego trình diễn.

8. Mở đầu chương trình văn nghệ, hoạt cảnh "Hòn Vọng Phu" đã gây chú ý cho người thưởng lãm vào phút đầu từ màu sắc đến âm thanh, từ trang phục đến lời ca. Nhạc sĩ Lê Thương đã để lại cho đời ba bài nhạc Hòn Vọng Phu 1, 2, và 3. 

Đây là những bài thanh nhạc đầu tiên của phong trào Tân nhạc Việt Nam vào những năm cuối 20 thế kỷ trước tại Hà Nội. Và người ta gọi âm nhạc Việt Nam của thời kỳ này là nhạc "Tiền Chiến" cho đến khi chiến tranh Việt Minh và Pháp bắt đầu 1946. Đâu đó tiếng than khóc thay cho tiếng cười!


9. Và các khuynh hướng khác nhau đưa âm nhạc phục vụ cho mục tiêu, phương hướng chiến tranh của thời đó, nhưng cái kết cuối cùng mới là quan trọng khi đại đa số người dân Việt Nam nhận ra được những nỗ lực chết người của họ có phải để phục vụ cho chính họ và đất nước họ hay không?! Mọi biện hộ và phản biện trong gần nửa thế kỷ nay của "Bên Thắng Cuộc" đi đến kết luận: Toàn dân Việt Nam bị lừa dối dấn thân vào cuộc chiến với sự đồng loã của đảng cộng sản Liên Xô, đảng cộng sản Trung Quốc và các phần tử phản chiến trong số chính khách và truyền thông Mỹ, các phần tử sống nhờ chế độ VNCH của người dân Miền Nam Tự Do nhưng lại a dua theo cộng sản và giúp cho đảng cộng sản Việt Nam trở nên "quang vinh" vào ngày 30 tháng Tư Đen. Đó sẽ là những trang sử chân thật không bị cạo sửa.


10. Tiết mục kế tiếp "Có Những Niềm Riêng" của Lê Tín Hương do cựu Giáo sư Nguyễn Ngọc Đường trình bày - "Bay Đi Cánh Chim Biển" của Đức Huy do cựu Giáo sư Vũ Ngọc Mai đơn ca - "The Lonely Seagull And The Indifferent Sea", English version by Ngô Thị Vân/Hải Âu Cô Đơn Và Đại Dương Lạnh Lùng, Vietnamese translation by Thu Lê, Giáo sư Thu đọc thơ, English recitation by Thanh Hằng - "Trường Làng Tôi" của Phạm Trọng do tam ca bé KellyAnn Thu Anh, KariAnn Anh Thư, Kenrick Khải hợp ca - "Thoi Tơ", nhạc phẩm của Đức Quỳnh do Vũ Đan và Trần Thạch hát và múa với Tú Quyên, Nguyệt Hằng, Kim Ngân, Kim Loan, Minh Nguyệt và Mai Lan - "Ai Ra Xứ Huế" của Duy Khánh do Minh Nguyệt và Trọng Thái hát, múa với Phượng Hồng, Kim Kiểm, Kim Phượng và Tiểu Yến - "Lúa Mùa Duyên Thắm" của Trịnh hưng do Kim Loan và Kim Phương hát, và Tú Quyên, Nguyệt Hằng, Kim Ngân và Mai Lan múa - "Bà Mẹ Sàigòn" (xem H-14, 15, 16) - "Lời Mẹ Âu Cơ" (xem  H-16) - Liên khúc "Nét Đẹp Áo Dài: Tà Áo Xanh, Màu Kỷ Niệm, Áo Lụa Hà Đông" của Đoàn Chuẩn & Từ Linh, Phạm Đình Chương, Nguyên Sa, Ngô Thuỵ Miên do Lan Anh, Thanh Hằng, Bình Hoà hát và Bích Liên, Kim Phượng, Kim Loan, Kim Phương, Tú Quyên, Nguyệt Hằng, Minh Nguyệt, Phượng Hồng, Bích Thuỷ, Suzie Vương, Đặng Cần, Ngọc Oanh trình diễn - "Anh Tiền Tuyến Em Hậu Phương" của Minh Kỳ & Hoài Linh do Trần Quan & Mỹ Ngọc, Hội Thể Dục Khí Công hợp ca - Liên khúc "Về Dưới Mái Nhà""Dựng Một Mùa Hoa" của Xuân Tiên, Y Vân, Lê Trọng Nguyễn do Ban văn nghệ Hội Trường TH Lê Văn Duyệt hợp ca - "Tiếng Hò Yêu Nước" của Y vân do Hội Cảnh Sát Quốc Gia Nam California hợp ca.
[Tất cả những file photos trên body chỉ để làm trailer, muốn xem đủ hình chọn lọc, xin vào link Album phiá dưới đây]



H-18. Một màn của chương trình Fashion Show, 
Trình Diễn "Nét Đẹp Áo Dài".


H-19. Màn Trình Diễn "Nét Đẹp Ái Dài" phụ nữ 
trước ống kính truyền hình và các "nhà nhiếp ảnh", 
trong số có ba vị được trúng phần thưởng kỷ niệm
 do rút thăm gồm, từ trái, Minh Nguyệt, Bích Liên 
và Ngọc Oanh, MC. Ngọc Thu, bìa trái.


H-20. "Tiếng Hò Yêu Nước" 
do Hội Cảnh Sát Quốc Gia 
Nam California hợp ca
 (và Quỳnh Hoa của Trung Tâm Điều Hợp
 Tây Nam Hoa Kỳ).

11. Lời nhạc đong đưa tình tự nêu trên cũng đã khép lại chương trình văn nghệ có chủ đề "Nét Đẹp Quê Hương". Và tiếp sau đó là phần văn nghệ nóng bỏng phục vụ cho sàn nhảy cây nhà lá vườn cũng là một cách tập thể dục nhịp điệu.

12. Xen kẽ chương trình Văn nghệ còn có rút thăm trúng quà  lấy vui gồm nhiều tặng vật do BTC thực hiện có sự đóng góp của hội viên. Trong đó lô độc đắc là một hộp chuỗi nữ trang cho phụ nữ nhưng vị đứng nhận lãnh là một thân hữu đàn ông.



H-21. Một cảnh phát quà rút thăm: 
Trong ảnh lô độc đắc là một hộp chuỗi nữ trang
 cho phụ nữ nhưng vị đứng nhận lãnh 
là một thân hữu đàn ông.


[Tất cả những file photos trên body chỉ để làm trailer, muốn xem đủ hình chọn lọc, xin vào link Album dưới đây]

13. Photo link: Hội Ái Hữu Trường Nữ Trung Học Lê Văn Duyệt mở Đại Hội Thế Giới 2017 tại Little Saigon, miền Nam California

https://photos.app.goo.gl/MuEkMDI35h0vmJf32
Xem ảnh Đại Hội 2017 - Hội AH Trường TH Lê Văn Duyệt

14. Xin được một lần nhắc lại: Rồi những tình khúc của lính gợi nhớ một thuở "Nhạc mùa chinh chiến" mới đây thôi cũng đã ngót nửa thế kỷ! Tất cả muốn nói lên chủ đề đó hôm nay từ bản thể của con người Việt Nam:

"Nét Đẹp Quê Hương" cũng chứa đựng trong đó "v dễ yêu" của bn sắc con người Việt Nam! Người viết bài phóng sự về một ngôi "Trường" đã mất tên nằm trong một Thành phố cũng đã mất tên bất giác nhớ lại chuyện xưa của người lính miền quê ngoại trên đồi cao Rừng Thiêng heo hút ở vùng Tam Biên, [anh đã quên mùa Thu Paris, có những chiều nắng vàng loang lổ trong không gian vườn Luxembourg của đầu đời học trò có cái ngu không biết đó là bóng dáng của tình yêu em và trong hạnh phúc anh. Cuộc đời của người lính lúc ấy còn quá trẻ khi lao vào cuộc chiến, và chàng không là của riêng em mà của cát nâu bụi hồng và thân phận của mù sương tuyết giá người đi. Ngày Thu ở Rừng Thiêng Buôn Hạ chẳng biết ai là "em chỉ là em gái thôi, người em sầu mộng của muôn đời..." của riêng thi sĩ Lưu Trọng Lư ở Hà Nội lúc còn thời thượng được ngưỡng mộ là "Ba Mươi Sáu Phố Phường"... Sau ngày tàn cuộc chiến chàng mới hiểu đó là những dòng thơ trữ tình rất được người đời yêu chuộng, và là "di sản" của Văn học Việt Nam. Sau cuộc đổi đời những "di sản" bất ly thân người ta gói trọn trong bộ nhớ của những nếp gấp neurones khi rời bỏ quê hương. Rồi thủa ấy trong nỗi nhớ tháng Ba của những người dân trốn chạy pháo Đỏ tàn bạo ở Cao nguyên cùng các vùng khác khói lửa đang lan tràn, trong đó không thiếu những cô gái với đôi tay, đôi chân bé nhỏ miền quê nội. Và rồi nỗi đau tháng Tư sự thương đau của những người trẻ mất nhau trong cuộc chiến do những người "giải phóng" ở Miền Bắc gây ra cho người dân "tự do" ở Miền Nam... nlts].

14. Những ngày ấy qua đi đã hơn bốn thập niên nhưng hôm nay như gợi nhớ vô biên những "Nét Đẹp Quê Hươngvô cùng...

Xin mượn lời của người lính (nlts) nêu trên để thay một lời cảm ơn và cũng là lời tạm biệt, tâm tình còn dài nhưng thời gian có hạn! Kính chúc quý Vị, quý Bạn, quý Thân hữu yêu văn học nghệ thuật cũng như yêu lính ngày xưa ấy mọi điều an lành. Cuộc rong chơi trên muôn nẽo đường trần sẽ còn gặp gỡ rồi lại gặp gỡ tại điểm Hạnh Ngộ của "cuộc đời này" đang "gửi gió theo mây ngàn bay" như một lời nguyện ước cho nhau...
(...)

Hoàng Thuỵ Văn
Email: van.hoangthuy@yahoo.com




1 comment:

  1. Vị hiệu trưởng cuối cùng của Trường Nữ Trung Học Lê Văn Duyệt là cô Trần Hoàng Mai (không có chữ Thị)

    ReplyDelete