Thursday, July 21, 2016

CÁC CON ĐỪNG VỀ VIỆT NAM DU LỊCH

MỘT THÔNG ĐIỆP HỮU ÍCH 

VIỆT NAM và BS TRN MNG LÂM
Hoa hậu Việt Nam 2016: Lại ngất ngây với người đẹp Huế - Ngọc Trân trong tà Áo dài trắng - Ảnh 1.

Tôi có 2 con trai, nay đều là những người thành đạt tại Canada. Hai con tôi  biết rất ít về cuộc chiến vừa qua vì chúng không sanh ra tại Việt Nam, nên tôi thấy cần phải dặn các con đôi điều. Tôi nói với chúng:


1)   Các con đừng bao giờ về Việt Nam du lịch. : Gia đình chúng ta bỏ nước ra đi vào năm 1978, khi đó các con chưa ra đời. Ngày 30 tháng 4 năm1975, Bố mất nước, đại gia đình chúng ta khánh tận, sau đó bố vào tù. Ngày 30 tháng tư rõ ràng là một ngày kinh hoàng sầu thảm đen tối cho người Miền Nam: ngày Quốc Hận, Tổ Quốc mất vào tay một nước láng giềng hiếu chiến là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, một nước Cộng Sản.

Các con đừng về thăm Sài Gòn, thành phố mà bố đã trải qua suốt đời niên thiếu. Thành phố này ngày nay mang tên một kẻ ấu dâm, tội mà cả thế giới lên án, và kẻ phạm tội phải ngồi tù, dù chúng là người có chức sắc cao đến thế nào, ngay cả các ông linh mục, các ông Tổng Thống.

3)  Các con đừng về Viêt Nam du lịch, vì các con sẽ mang tiền của đóng góp cho một chế độ tệ hại.

4)  Các con đừng về Việt Nam du lịch, vì với đô la các con có, các con có thể mua tất cả, từ mũi kim, sợi chỉ, đến thân thể một người đàn bà, nhưng đừng làm thế, tội lắm.

5)  Các con đừng về Việt Nam du lịch, vì ở đó bây giờ toàn những 
chuyện giả dối, người ta có thể vu oan giá họa cho các con về bất cứ 

tội gì.

6)  Các con đừng về Việt Nam du lịch, vì khi trở về, các con có thể bị ảnh hưởng và nói năng thô lỗ, chưởi thề tục tĩu.

7)  Các con đừng về Việt Nam du lịch, vì ở Việt Nam bây giờ có 2 loại người bị dân chúng ghê tởm là công an và bác sĩ. Công an thì không nói làm gì nhưng bố là bác sĩ. Bố không muốn khi trở về, các con nhìn bố với một ánh mắt khác.

8)  Các con đừng về Việt Nam du lịch, vì các con có thể chết oan khi 
sang đường, với cách mà người ta lái xe, lái mô tô, không tuân hành 
một luật lệ đi đường nào hết.

9)  Các con đừng bao giờ về Việt Nam du lịch, vì các con sẽ bị sốc 
năng giữa các khoảng cách giầu nghèo, trong các tiệm ăn, các con sẽ thấy bọn tham nhũng khoe của lố lăng, ngoài đường phố, các con sẽ đau đớn khi thấy những ngư òi ăn xin tội nghiệp, các em bé bán vé số, các người không nhà  không cửa nằm lền khên trên các lề đường, và các cụ già vẫn phải lê lết kiếm ăn giữa các phố phường bụi bậm mà con không sao giúp được.


10)  Các con đừng về Việt Nam du lịch, vì ở đất nước đó, đâu đâu cũng có hình, có tượng Hồ Chí Minh, kẻ bán nước cho Tầu.Phải cúi đầu tôn kính tên ấu dâm này, thà chết còn hơn.

Tôi còn có nhiều điều muốn nói hơn nữa, tỷ dụ như đời sống lam lũ của các người dân thiểu số, nạn trẻ em phải qua sông trên các sợi dây đu…

v..v, nhưng nói như vậy cũng đủ rồi. Hai đứa con của tôi năm nào cũng đi du lịch và hầu như đã viếng thăm tất cả mọi nơi trên thế giới, nhưng cho đến giờ này, hai đứa vẫn còn nghe lời tôi.



Tôi chỉ sợ đến một lúc nào đó, ADN (di truyền) kêu gọi, chúng muốn biết cội nguồn và về thăm quê hương khi còn Cộng Sản, thì tôi không biết sẽ phải làm sao.
Điều tôi mong ước, là Cộng Sản biến đi càng sớm càng tốt. Cái chế độ này, là…..cái điều tôi không muốn văng tục !!! Tội cho người dân đất nước tôi (VNCH), 40 năm phải sống với kẻ mình không ưa.

Trần Mộng Lâm.

Sunday, July 17, 2016

AN LỘC FOUNDATION VỚI NGÀY KỶ NIỆM GHI DẤU 44 NĂM CHIẾN THẮNG AN LỘC (7/1972 - 7/2016) Re

AN LỘC FOUNDATION VỚI NGÀY K NIỆM GHI DẤU 44 NĂM CHIẾN THẮNG AN LỘC (7/1972 - 7/2016)



Hoàng Thuỵ Văn

Ngày Ghi Dấu 44 Năm Chiến Thắng An Lộc (7/1972 - 7/2016) - Ngày 8 tháng 7, 2016 tại Little Saigon, Nam California.

Ban Tổ Chức: Cố Vấn: Nguyên Đại Tá Phan Văn Huấn, Liên Đoàn Trưởng LĐ 81 BCND, Nguyên Trung Tá Nguyễn Ngọc Ánh. Phụ Tá Hành Quân Bộ Tư Lệnh Tiền Phương QĐIII & QKIII Đặc Trách Mặt Trận An Lộc. Ban Điều Hành: Nguyên Thiếu Tá Đào Minh Hùng, THT Tổng Hội 81 BCND, Thi văn sĩ Quốc Nam, giám đốc Global SRBS-HD Radio, BS NK Lý Văn Quý, Bà Võ Ngọc Hoa, Nghệ Sĩ Như Hảo, NS Nguyên Hà.

MC: Bùi Quốc Hùng, Như Hảo, Đào Anh Tuấn. MC nghi lễ chào cờ: HQ Đinh Quang Truật, LL chào cờ và hàng quân danh dự: Tâm Trung Điều Hợp Tây Nam Hoa Kỳ/ TTCSVNCHHN, LĐ 81 BCND... Thay mặt BTC: Nguyên Thiếu Tá Đào Minh Hùng. 

Chiến tranh Việt Nam vừa qua do CSVN phát động không thế chối cãi gây cho hàng triệu người chết, đã mang đến cho đất nước một sự đổ vỡ tồi tệ nhất lịch sử chiến tranh của đất nước mà người VN phải gánh chịu, trong cái tồi tệ nhất đó phải nói đến là cái nhân phẩm con người VN không còn nữa trong cái xã hội Việt Nam ngày nay. 
Buổi họp mặt đáng trân trọng của những người sống sót sau 93 ngày đêm tại một mảnh đất là hoả ngục mà chế độ CSVN đã gây ra trên quê hương Việt Nam.

Hình ảnh của những ngày sôi động trên quê hương Việt Nam trong những đợt phản công của QLVNCH vào "Mùa hè đỏ lửa" năm 1972 gây tổn thất nặng nề cho quân chính quy Bắc Việt. Bộ chính trị Trung ương đảng cộng sản Việt Nam ra lệnh đôn quân dưới tuổi chuẩn bị cho chiến dịch Nguyễn Huệ đánh phá những trọng điểm miền Nam những nơi tiếp giáp với hành lang xâm nhập. Chủ nhiệm kế hoạch Lê Đức Thọ, Bí thư trung ương đảng mà quyền lực chỉ đứng sau Bí thư thứ nhất Lê Duẩn, giẫm chân lên vai trò Bí thư cục Rờ của Phạm Hùng và coi nhẹ vai trò Tư Lệnh "lưc lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam" của Trần Văn Trà. Chiến trường Miền Nam sôi động hẳn lên và cũng là nơi các lãnh tụ đảng CSVN thi thố tài nướng quân trong quan điểm phản quốc của họ là "Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên xô, cho Trung quốc"!! Sức mạnh của tinh thần của QLVNCH tập trung vào bốn quyết tâm phải giành lấy sự thành công cho đồng bào miền Nam:
"Bình Long anh dũng
An Lộc kiêu hùng
Kontum vùng dậy
Quảng Trị, Thừa Thiên bách chiến bách thắng"


Toán hầu Quốc-Quân kỳ và Đại tá Hứa Yến Lến, 
Phụ tá Hành quân - Tiếp Vận Sư Đoàn 18 BB chủ tọa lễ Chào cờ.

Cường độ chiến tranh đang ở hai vế đầu đã khiến Trung ương Cục R của Phạm Hùng và Bộ Tư Lệnh Miền Nam của Tướng Trần Văn Trà cuối cùng nghiệm ra rằng chiến dịch Xuân Hè 72 thi hành không được suôn sẻ. Chiến dịch mở đầu ngày 7-4-1972 bằng những đợt pháo dữ dội trước khi tiến chiếm thị trấn Lộc Ninh, biến nơi đây thành một căn cứ hoả lực và tiếp liệu ("binh trạm") cho một chuỗi liên tiếp nhiều cuộc hành quân có tên là "Chiến dịch Nguyễn Huệ" mà điểm chiến thuật lại chính là thị xã An Lộc của tỉnh Bình Long để có thể thu hút nhiều đơn vị tinh nhuệ của QLVNCH tập trung trong một khu vực có đường kính rộng 10 dặm để dễ dàng gây thiệt hại lớn và tiêu diệt trong kế hoạch tiền đề cho cuộc tiến chiếm Saigon trong một thời cơ tương lai.


​ Toán Hầu Kỳ đã sẵn sàng tiến đến vị trí hành lễ.

Chiến dịch mở ra cũng nhằm mục đích hỗ trợ cho lời tuyên bố trong khi trả lời câu hỏi báo chí của bà Nguyễn Thị Bình, ngoại trưởng của chính phủ do Hà Nội dựng lên trên một mô hình gimmick mà khu vực chính trị Nam Việt Nam gọi là "bánh vẽ" để mong lừa dối thế giới nhẹ dạ, đánh đổi sự chết chóc tang thương của năm chục ngàn nhân mạng con người Việt Nam trong một trận đánh giành lấy một "oasis" rộng 1-2 cây số vuông làm thủ đô "bánh vẽ"! 



Quân phục màu hoa rừng nguỵ trang thuộc về các đơn vị của Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, lực lượng tiếp ứng cho An Lộc từ Đồi Gió ở hướng Đông; và các đơn vị của Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù bên trong căn cứ An Lộc. Tất cả họ là những người sống sót sau trận An Lộc.

Những giọng nói nam nữ như "đang gò thùng nhôm ở trại tù cải tạo cộng sản" lúc đó và chua như giấm Hải Nam của những "con vẹt đỏ" thuộc ban tuyên vận của "chị Ba Nguyễn Thị Định", tác giả của "Quê Hương Đồng Khởi" với những màn khủng bố người dân và "một đi không trở lại" là nỗi khiếp đảm của người dân Bến Tre của thời sau Le Roy! Một trường canh lải nhải và vội vã (vì phải chống chận nghe/antiparasitic) trên đài phát thanh "Giải phóng miền Nam" phát đi từ mật khu Hốt Hoả lúc chưa bị phá tan tành cùng với tờ báo "Chiến Thắng", "tiếng nói chính thức của "Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam" theo họ tô vẽ, nơi ém quân của bộ chỉ huy lưu động của phó tư lệnh Đồng Văn Cống và chủ nhiệm tuyên vận và tình báo nhân dân Nguyễn Thị Định. 


Dây Biểu Chương mầu "Bảo Quốc Huân Chương" của Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù, bên trái, và Lữ Đoàn 1 ND, đây là những đơn vị tham chiến trận phản công An Lộc 1972.

Chính phủ "điều khiển từ xa" không dân, không lãnh thổ thì làm gì có thủ đô! Thủ tướng Huỳnh Tấn Phát của "chính phủ" mà ngay cả Ls. Trương Như Tảng đang đóng vai Bộ Trưởng Tư Pháp cũng biết là "remote-controlled goverment" cũng có lúc gửi tiếng nói của mình để động viên "đoàn giải phóng quân" đang bị sa sút. Riêng Madame Nguyễn Thị Bình vẫn luôn dùng thuật ngữ tuyên truyền "ngày nay hiến thân, ngày mai hoà bình", "nếu là chim tôi sẽ là loài bồ câu trắng, nếu là người tôi sẽ chết cho quê hương...". Ai chết chứ bà thì không, trong tâm trí bà biết là không thể nhưng người làm chính trị đạp trên đầu dân mà đi luôn cứ nói ra những điều không thực: An Lộc sẽ là thủ đô của "Chính phủ Cách mạng Lâm thời"... quân giải phóng sẽ chiếm được An Lộc trong 10 ngày tới, tức là chuẩn bị cho mốc thời gian 6-6-72 sẽ thực hiện lễ mừng năm thứ ba ngày thành lập và ra mắt "Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà Miền Nam VN" (8 juin 1969 - 8 juin 1972) ở "th đô An Lộc". Họ mở chiến dịch dọn sạch khu vực và chiếm An Lộc có chủ đích nêu trên. Muốn đến từ bến đổ Snoul ở xứ Miên xuyên suốt 25 dặm đường đất và đường đá hư nát ngoằn ngoèo rợp bóng cây rừng qua Lộc Ninh với ít thú rừng nhưng nhiều rắn độc và từ Lộc Ninh đến An Lộc ở phía Nam thêm 14 dặm.


Diễn viên Phi Loan diễn ngâm thơ của thi văn sĩ Quốc Nam bài "An Lộc Vang Danh Thế Giới" hay "Chiến Công thần thánh An Lộc". (Xem Youtube 4/10 - Phi Loan ngâm thơ bài "An Lộc Vang Danh Thế Giới")



Chiến Công thần thánh An-Lộc.

An Lộc, An Lộc, địa danh bất tử,
Đạn pháo Cộng cày nát đất quê hương.
10 ngàn quân dân tan xác đau thương,
Trời máu đỏ và người người cầu nguyện.
Quân Cộng Nô bao vây và tử chiến,
Với xe tăng đại pháo của ngoại bang.
Súng đạn nổ, tiếng rên siết kinh hoàng,
Nhưng quân ta vẫn kiên cường tử thủ.
93 ngày đêm quân xâm lăng rừng rú,
Đã quá nhục rút chạy rất thua đau.
Đồi Đồng Long, Biệt Cách Dù quét mau,
Loài Qủy Đỏ ra khỏi vùng An Lộc.
Những Nhy Dù, Biệt Động yêu Tổ Quốc
Cùng Không Quân, Bộ Binh thực anh hùng
Các chiến sĩ trong vuông đất Bình Long
Đã viết lên trang hào hùng lịch sử.
Quân Lực ta vang danh vùng vũ trụ,
Với chiến công thần thánh quá oai hùng.
"An-Lộc Trận" thắng lớn hơn Khe Sanh,
Điện Biên Phủ (chỉ là trò dối trá).
Hỡi những lính trận Miền Nam gan dạ,
Các anh là bên thắng cuộc muôn năm.
Chưa bao giờ thua trận bọn xâm lăng,
Thờ Chủ Nghĩa Mác-Lê đời khinh bỏ.

Cao Nguyên Tình Xanh Washington,
(mùa hè lưu vong 2016)
QUỐC-NAM

Quân CSBV và quân GPMN, tuy hai mà một (một Liên minh giả trá), một đầu mối chỉ huy là Bộ Tư Lệnh B và Cục Rờ thay mặt Bộ chính trị ở Bắc bộ phủ. Trước tình hình đột biến đầy âm mưu chính trị ở vùng biên giới này, Tướng Nguyễn Văn Minh và BTL ở Biên Hoà đã hội ý với thượng cấp ở Saigon quyết định bảo vệ An Lộc bằng cách thoả đáng cho mọi sự tăng viện với thái độ cương quyết của Dinh Độc Lập và Trại Trần Hưng Đạo không để một tấc đất lọt vào tay cộng sản, biến nơi này thành cứ điểm phòng ngự ngăn chặn CSBV xâm nhập vào lãnh thổ trách nhiệm của Quân Khu III VNCH mà Bộ Tư Lệnh Tiền Phương đóng tại Lai Khê, tất cả đều nằm trên Quốc lộ 13 trên trục tiến quân vào Saigon của CSBV theo kế hoạch dự phóng. Lực lượng tiếp ứng cho cứ điểm An Lộc gồm các đơn vị ứng chiến thuộc QKIII bên ngoài An Lộc do Bộ Tư Lệnh Tiền Phương điều động gồm các đơn vị còn lại thuộc Sư Đoàn 5 BB (-), Sư Đoàn 18 BB (-), các đơn vị Biệt Động Quân, các Chi đoàn Kỵ binh/Thiết giáp thuộc Lữ đoàn 3 Thiết Kỵ (-)... Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH cũng cho phép điều động các đơn vị thuộc QK IV: SĐ 9 (-), SĐ 21 (-); Lữ Đoàn 1 ND, các đơn vị Nha Kỹ Thuật Bộ Tổng Tham Mưu. Về Không Quân VNCH trong vai trò gian nan và hiểm nghèo yểm trợ hành quân và tản thương cho chiến trường An Lộc. Đây không phải là một bài biên khảo nhưng không thể không nói tới những con chim sắt nhanh như diều hâu, cắt săn mồi, dũng cảm đáp xuống và bốc lên những thương binh mỏi mòn. KQ VNCH cũng góp phần xứng danh trong chiến trường An Lộc khi quyết định sử dụng bom chùm (CBU-55 ?) tại Sa Cam (?) phiá Nam cách căn cứ An Lộc 6 cây số: tuy gần mà dịu vợi vì chốt tăng và chốt pháo loang lỗ da beo, gây chết chóc tàn khốc. Chính muốn gỡ bỏ cái tàn khốc đó mà hành động cấp thiết đã đến: Những chiếc tăng còn nguyên, xăng thì bốc hơi hết và người thì chết hoàn toàn trong vùng 1km đường kính! Địa điểm và loại vũ khí không được tiết lộ (đặt trong dấu ?), cho đến ngày tàn cuộc chiến người ta chỉ biết trên "Weapons Ammunition Control Log" đó là bom đơn vị BLU-73 có ký danh Cluster Bomb Units 55 (?) (CBU-55) đáng sợ cho cả hai bên lâm chiến. Madame Nguyễn Thị Bình tự ý tuyên bố trong hội nghị không hội ý Bộ chính trị. Liệu Liên minh quân CSBV và GPMN thắng trận An Lộc ngày 20 tháng 4, 1972 (?), Bà Ngoại trưởng của chánh phủ Cách Mạng Lâm Thời có dám thân hành đến bãi tha ma An Lộc không, khi mà hình ảnh của 4 trái bom đơn vị của một CBU-55 (?) đi một pass làm tổn thất một phần các Công trường 7,  9 dính chùm (tương đương 1 sư đoàn quân CSBV gồm cả cơ giới nặng)!? Nếu chính khách Mỹ thời đó có cái nhìn khách quan và nhất là biết lắng nghe phe quân nhân Mỹ trực diện ở mặt trận và biết nhận chân được cốt lõi của sự đấu tranh của người dân Nam Việt Nam thì chắc chắn sẽ không có ngày 30 tháng Tư Đen. 



Tứ ca trình bày bài hát "An Lộc Vang Danh Thế Giới", 
thơ Quốc Nam - Nhạc Nguyên Hà (Xem Youtube 5/10).

Mỗi ngày trận địa pháo của CSBV bao vây bên ngoài bắn hàng ngàn quả pháo các loại trong đó có đại bác 130 ly và "tên lửa" với giàn phóng 12 ống, ký hiệu ban đầu BM-21... Sau này giàn phóng lưu động được phát triển đến 24 ống, tiếng nổ từ giàn phóng phát ra những trị số âm vực nghe tựa như tiếng đàn phong cầm/ accordéon. Những ổ pháo của lực lượng bao vây CSBV bắn cấp tập vào phòng tuyến của quân bảo vệ An Lộc cùng với sự phong tỏa không phận gây ra tình trạng bi đát không tưởng tượng nổi cho sự tiếp tế và tản thương của lực lượng phòng thủ.  Lực lượng bảo vệ nội vi cũng chỉ trên dưới 5 ngàn tay súng, nhưng phần lớn trong số đó là thiện chiến và cấp chỉ huy dũng lược, gồm có 2 trung đoàn BB 8 và 9 (-) cơ hữu của Sư đoàn 5 BB của Tướng Lê Văn Hưng và các tiểu đoàn của Liên đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù là những đơn vị cận chiến và thiện chiến, đã tới lúc này có ai còn tiếc chi xương máu của mình. Ngoài ra lực lượng tử thủ còn có Địa phương quân, Nghĩa quân, Cảnh sát Quốc gia, Nhân dân Tự vệ, công chức và đặc biệt trong số những người bị thương có cô giáo PHA, người phụ nữ có cái tên đẹp hình như P.t.H.A. mang tâm trạng thương cảm người lính VNCH, tác giả 2 câu thơ để đời không có ai không biết. Trước sự sống và cái chết cận kề, cô giáo nhà thơ lại có mặt chứng kiến và không có gì đau đớn cho bằng Người lính ơi, anh đã lấy thân mình che cho sự sống của em!  


BTC mời các Tổng Hội Trưởng, chức sắc cựu quân nhân trong lễ Truy Điệu 10 ngàn quân dân VNCH bị thm t tại chiến trường An Lộc. (Xem Youtube 5/10)

Tất cả dưới sự chỉ huy tổng quát của Bộ chỉ huy cứ điểm An Lộc của Tướng Lê Văn Hưng, Tư lệnh Sư Đoàn 5 BB và Đại tá Trần Văn Nhựt, Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Bình Long tử thủ bên trong. Lực lượng tăng cường từ Chơn Thành ở hướng Nam tiến lên bị thiết giáp PT-76 có bộ binh tùng thiết và tăng T-54 đóng chốt bắn cản đường không cho tiếp viện. Quân CSBV đang bao vây hướng Tây, Tây Nam và Nam An Lộc, chỉ còn ở hướng Đông Đông Nam, một phương duy nhất dẫn vào hành lang An Lộc nhưng phải đội pháo tranh từng thước đất, con đường mòn, từng ngọn đồi... Từ Đồi Gió buổi chiều nhìn về An Lộc không xa nhưng mà dịu vợi, những trái rocket 122 ly phun ra sau thành vòi lửa nối tiếp và đan nhau biến thành những mảng lưới lửa trên không dầy đặc mang dấu ấn của thần chết và địa ngục.  
























CLB Tình Nghệ Sĩ trình hợp ca nhạc phẩm "Thắp Sáng Việt Nam." (Xem Youtube 7/10)

Ngày 13/4/72, một tiểu đoàn cơ động tăng và thiết giáp CSBV xuất phát từ Lộc Ninh bình địa vừa chiếm được mười ngày trước gây tổn thất cho Trung đoàn 9 BB của SĐ 5 BB và các Chi đoàn thiết giáp của Lữ Đoàn 3 Thiết Kỵ, được lệnh tiến vào tiếp thu An Lộc, nắp pháo tháp mở rộng như đang tham dự một cuộc diễn binh và trong đầu cứ tưởng thật rằng An Lộc ở hướng Nam 14 dặm đã được "giải phóng", con đường sẽ rộng mở thênh thang và cờ xí chào mừng ngày hội lớn tại An Lộc thì bị xạ thủ M72 và bom tự chế của các đơn vị phòng ngự vòng đai An Lộc trong khu vực phòng thủ của Trung đoàn 8 BB, Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù v.v. đánh cho tan tác và không mấy chốc làm tan rã đội hình thiết giáp và tăng trên trục tiến của viện quân CSBV để vào trung tâm thị xã, nhưng đây chưa phải là trận cuối. Tướng Võ Nguyên Giáp có công đầu trong các trận nướng quân, CSBV phải dồn số quân cho chết đủ trăm nghìn trong một chiến dịch Hè 72.




TT Tạ Đức Trí của Westminster trao tặng bằng tưởng lục cho nguyên Thiếu Tá Đào Minh Hùng, THT Tổng Hội Liên Đoàn 81 BCND, thay mặt Ban Tổ Chức.

Người lính viết lại không có ý coi thường sự đổ máu của thanh niên miền Bắc nhưng họ bắt buộc phải chết theo kế hoạch của Bắc bộ phủ để tranh thủ lòng trắc ẩn không đúng chỗ và sự ủng hộ của cả hệ thống phản chiến một chiều tại Mỹ: nhất định CS Bắc Việt phải "thắng cuộc" trong chiến tranh Việt Nam! Ngày nay những chiến binh của Quân đội Nhân dân Việt Nam bị bạc đãi sau chiến tranh đã tỏ tường sự tham tàn độc ác với dân và quỵ luỵ với cán bộ Trung cộng của nhóm lãnh tụ và cấp chỉ huy của họ như thế nào! Đó là bản chất của CSVN không có tính nhân bản mà chỉ có tính đảng trị: độc tài và phi nhân.




















KQ Richard Bùi Đẹp, TTT Trung Tâm Điều Hợp Tây Nam Hoa Kỳ dự phần trong Ban Tổ chức, người có trách nhiệm với chiếc LOH tại địa đim tổ chức "Ngày Ghi Dấu 44 Năm Chiến Thắng An Lộc."









Sự thất bại không thể chiếm được An Lộc theo kế hoạch hành quân tiếp thu An Lộc đã kéo theo sự thất bại cho một ván bài chính trị của Bắc Bộ phủ và tác phẩm do họ nhào nặn là Chính phủ Lâm Thời Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam. Đồng thời chương trình cho đoàn xe DS-20 do chính phủ Pháp viện trợ theo thỏa thuận dùng để đưa khách quốc tế trên những đoạn đường gồ ghề dẫn vào An Lộc dự tính vào ngày 6 juin 1972 (le Jour le plus long/ the Longest Day kỷ niệm ngày quân Đồng Minh đổ bộ Mormandie để cứu nước Pháp) sẽ rời Sihanoukville cũng chấm dứt theo trong huyền thoại xây thủ đô dưới sự huỷ diệt của đạn pháo BM-21 và 50 ngàn xác chết con người Việt Nam! Cục R và Bộ Tư Lệnh Miền Nam tất nhiên theo đúng chỉ thị đầy tham vọng và phi nhân của Bí thư thứ nhất Lê Duẩn và Chủ nhiệm UB Kế hoạch Lê Đức Thọ của Bộ chính trị và Quân ủy Hà Nội, và Bộ Trưởng Quốc Phòng Võ Nguyên Giáp để nướng cả trăm ngàn cán binh CSBV trong chiến dịch này. 


Trên đời này không còn gì vô lý bằng những cái đầu bệnh hoạn điều hành một bộ máy chiến tranh làm chết hàng trăm ngàn thanh niên ở mặt trận và huỷ diệt sự sống của hàng triệu con người là đồng bào của họ?! Đó là cộng sản cho đến ngày nay như họ đang cầm quyền!

Ngày 7 tháng 7, 1972, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và các tướng Tổng Tham Mưu Trưởng Cao Văn Viên, Tư Lệnh QĐIII & QKIII Nguyễn Văn Minh có mặt trong khuôn viên thị xã An Lộc để thăm hỏi chiến hữu các cấp trong cứ điểm phòng thủ cho thấy Chính Phủ và Quân Lực VNCH đã thể hiện quyết tâm của h, cũng để cho thế giới chịu khó lắng nghe câu nói để đời: "Đừng Nghe những gì Cộng sản Nói mà hãy Nhìn kỹ những gì Cộng sản Làm." (Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu)

Câu nói trên đã được thế hệ 9x mấy chục năm sau trong lòng "xã hội chủ nghĩa" hoan nghênh và cũng câu nói này đã làm thế hệ cha chú "hồng hơn chuyên" nay "sáng mắt" chuyển của cải và gửi con ra nước ngoài "thủ cẳng" nhưng vì bản chất tham ác không từ bỏ quyền lực và quyền lợi trong nước. Cũng câu nói "dạy đời" này đã làm chạm tự ái nhóm "chính khách be bờ" của nước Mỹ lẩn quẩn trong chính sách khu vực từ bành trướng Maoism trở thành Xiism nguy hiểm hơn cho nước Mỹ ...



Bs. Alan Trần, cũng là hậu duệ Nhảy Dù QLVNCH thắng giải bức tranh ghi lại một cảnh tượng chiến đấu của binh chủng Mũ Đỏ. Đứng bên kia bức tranh là Minh Hạnh trong chiếc áo dài thật đẹp.

Lực lượng tử thủ An Lộc cũng đã hy sinh lên con số 10 ngàn quân và dân miền Nam, lời vinh danh cao đẹp tại nghĩa trang chiến sĩ trận vong ở thị xã An Lộc "An Lộc Địa Sử Ghi Chiến Tích - Biệt Cách Dù Vị Quốc Vong Thân" sẽ mãi mãi được truyền tụng. Trong khi "An Lộc" được hiểu là miền tự do của đất nước thì "Biệt Cách Dù" cũng được biểu tượng của sức đề kháng của quân và dân miền Nam chống trả cuộc xâm lược của chủ nghĩa cộng sản từ phía Bắc.



























Hoạt cảnh "Anh Không Chết Đâu Anh" , nguyên tác của Trần Thiện Thanh.

(Xem Youtube 9/10: CLBTNS trình diễn "Anh Không Chết đâu anh")



  
Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ trình bày hoạt cảnh "Anh Không Chết Đâu Anh", nguyên tác: Trần Thiện Thanh vẫn giọng ca rất mạnh và cao vút của Tuyết Hạnh. Riêng Phi Loan trong kịch bản đã nhập vai người yêu của lính và đây không còn là huyền thoại mà chuyện rất thật của trần thế nhân gian, lại xẩy ra vào đúng lúc chiến tranh giữa cộng sản Bắc Việt và Việt Nam Cộng Hoà.



Diễn viên Phi Loan vừa biểu diễn vũ vừa diễn phần đối thoại giữa người yêu của lính nặng tình với người lính ấy do ca nhạc sĩ Hạnh Cư đảm trách. Người đời thường của ngày xưa cũng như của ngày nay vẫn yêu người lính QLVNCH mặc dù bị trọng thương trên thân xác nhưng không chết - không bao giờ chết - đã không giấu được lòng thương cảm với "người anh hùng Mũ Đỏ Tên Đương" ở Đồi 31 Hạ Lào, bị buộc chặt vào lịch sử chiến tranh Việt Nam và định mệnh của người lính, nay vẫn vất vưởng đâu đây như "hồn ma bóng quế"... 




Ban vũ CLB TNS biểu diễn múa với từng "dải khăn sô" cầm tay run rẩy, khăn sô ấy dành cho người lính VNCH nằm xuống trên tuyến đầu chống địch. Đó là cách biểu thị một sự đau đớn cùng tận của người phụ nữ đã thật sự gắn bó với người đã yêu là lính. Bài hát là biểu tượng lớn nhất của tình cảm sâu đậm nhất của người phụ nữ đối với người lính mà tác giả có thể cảm nhận được với tất cả sự bàng hoàng của mình. Trong chốn đau thương do chế độ cộng sản gieo rắc trước và sau tháng Tư Đen vẫn còn những nỗi đau rây rứt không xoá được trong tầng lớp ký ức của những ai trót yêu người lính năm xưa! Trong số những tình thư của thế gian đã lãng quên người ta sẽ tìm thấy được "Mảnh tình sầu Anh đã nợ riêng Em" của người lính nào đó có xuất xứ từ thế kỷ 20 và chấm dứt ở thế kỷ 21 đó người à!! (Xem Youtube 9/10)

        


Người đời thời xưa cũng như thời nay vẫn tha thiết với người lính QLVNCH mặc dù bị trọng thương trên thân xác nhưng không chết - không bao giờ chết - đã không giấu được lòng thương cảm với "người anh hùng Mũ Đỏ Tên Đương" ở Đồi 31 Hạ Lào, bị buộc chặt vào lịch sử chiến tranh Việt Nam và định mệnh của người lính, nay vẫn còn vất vưởng quanh đây như "hồn ma bóng quế!" 

Từng "dải khăn sô" cầm tay run rẩy, khăn sô ấy dành cho người lính VNCH nằm xuống trên tuyến đầu chống địch. Đó là cách biểu thị một sự đau đớn cùng tận của người phụ nữ đã thật sự gắn bó với người đã yêu là lính. Bài hát là biểu tượng lớn nhất của tình cảm sâu đậm nhất của người phụ nữ đối với người lính mà tác giả có thể cảm nhận được với tất cả sự bàng hoàng của mình. Trong chốn đau thương do chế độ cộng sản gieo rắc trước và sau tháng Tư Đen vẫn còn những nỗi đau rây rứt không xoá được trong tầng lớp ký ức của những ai trót yêu người lính năm xưa! Trong số những tình thư của thế gian đã lãng quên người ta sẽ tìm thấy được "Mảnh tình sầu Anh đã nợ riêng Em" của người lính nào đó có xuất xứ từ thế kỷ 20 và chấm dứt ở thế kỷ 21 đó người à!!




Cho dù tiếng thở dài một thoáng chốc của người chiến binh túc trực ở LZ tại sân vận động thị xã An Lộc (bên cạnh là đài Chiến sĩ Trận vong và Nghĩa trang nối dài) trong nhiệm vụ tải thương không phải chỉ vì sự mất mát của đồng đội, của đơn vị anh mà thôi mà vì sự thảm khốc đang phủ chụp lên đầu người dân vô tội! Không phải chỉ nơi An Lộc này mà còn những nơi khác mà anh đã từng chứng kiến người dân đã lạc thần, không còn nước mắt để khóc cho số phận quá ư bất hạnh của mình ở Cố Đô Huế, ở Cổ Thành Quảng Trị, ở Đại lộ Kinh Hoàng thị xã Quảng Trị, ở Cao Nguyên di tản... CSVN đang gây thảm hoạ trên đất nước mà cuối tầng thương đau là đại hồng thuỷ 30 tháng Tư Đen và gây nhiễm độc vết thương sâu của dân tộc sau 41 năm vẫn bưng mủ. 


Người Lính QLVNCH vẫn còn Nợ Dân một Lời Thề Son Sắt! Hậu duệ của những người lính này đừng quên món Nợ với đồng bào mà thế hệ Cha, Ông chưa trả.


Sự thất bại của CSBV trên mặt trận An Lộc ở  Bình Long hay cổ thành Đinh Công Tráng ở Quảng Trị chỉ vì để giành đất làm thủ đô "bánh vẽ" đều được ngậm miệng, CSVN đã gây quá nhiều tội ác đối với dân tộc Việt Nam, và những kẻ a dua, tán trợ họ trong hố sâu tội ác không dám tỏ sự hối tiếc!

[ Photo link 1/2: Ngày Ghi Dấu 44 Năm Chiến Thắng An Lộc (7/1972 - 7/2016)
https://picasaweb.google.com/100800038531505182033/6307645107871806241#

Photo link 2/2: Ngày Ghi Dấu 44 Năm Chiến Thắng An Lộc (7/1972 - 7/2016)
https://picasaweb.google.com/100800038531505182033/6307646707413995009# ]

(Ở trên theo version cũ)

NGÀY GHI DẤU 44 NĂM CHIẾN THẮNG AN LỘC (7/1972 - 7/2016), ngày 8/7/2016

Tập hình theo Photo links: (Theo version hiện hành)



(Mời xem ảnh theo links mời ngay trên)

Clip 1/10: BTC trình bày về nỗ lực của An Lộc Foundation

Clip 2/10: Ban Tù Ca Xuân Điềm trình bày "Khúc Quân Ca"

Clip 3/10: ĐT. Phan Văn Huấn, Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn 81 BCND phát biểu

Clip 4/10: Phi Loan ngâm thơ "An Lộc Vang Danh Thế Giới"

Clip 5/10: Tứ ca trình bày bài hát An Lộc Vang Danh Thế Giới, thơ của Quốc Nam, Nguyên Hà phổ nhạc

Clip 6/10: Trang Thanh Lan và Phương Hồng Quế song ca "Tiếng Hát Hậu Phương"

Clip 7/10: CLBTNS hợp ca Thắp Sáng Việt Nam

Clip 8/10: Vinh danh chiến sĩ An Lộc

Clip 9/10: CLBTNS trình diễn "Anh Không Chết đâu anh"
<https://www.youtube.com/watch?v=wQlder5M5ps>

Clip 10/10: i hát "Hành Khúc Liên Đoàn 81 BCND" do Nhật Ngân viết tặng Liên Đoàn 81 BCND sau trận An Lộc 1972

Kính chúc quý vị, các bạn an hưởng những ngày vui của cuộc đời và không quên giúp đỡ tha nhân, những đồng bào bị đe dọa sự sống, những đồng đội bất hạnh đang cần sự an ủi... 

Xin mượn thơ Tô Thuỳ Yên để lưu luyến tạm biệt:

"Ta về cúi mái đầu sương điểm
Nghe nặng từ tâm lượng đất trời
Cám ơn hoa đã vì ta nở
Thế giới vui từ nỗi lẻ loi..." 

Hoàng Thuỵ Văn <van.hoangthuy@gmail.com>
Photo: H. Vuong <hvuong311@gmail.com>



Tuesday, July 12, 2016

CÂU LẠC BỘ TÌNH NGHỆ SĨ TRÌNH DIỄN THỜI TRANG, 10-7-2016 Re

CÂU LẠC BỘ TÌNH NGHỆ SĨ TRÌNH DIỄN THỜI TRANG, 10-7-2016



Little Saigon - 10/7/2016 - Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ trình diễn thời trang trong một cuộc họp mặt định kỳ của Hội Đồng Hương Quảng Ngãi để bầu lại Ban Chấp Hành nhiệm kỳ mới 2016-2018 và phát thưởng cho con em trong Hội học tiếng Việt giỏi niên khoá vừa qua.
Trình diễn thời trang áo dài phụ nữ Việt Nam là niềm hãnh diện của phái nữ gốc Việt được phô trương vẻ đẹp của mình trong chiếc áo dài truyền thống.


Từ xa xưa nét đẹp của áo dài Việt Nam truyền thống vẫn là đề tài cho văn nghệ sĩ truyền đạt những cảm nghĩ của mình đến mọi người. Những Trường phái Hội họa nổi tiếng và đồ sộ nổi lên ở nhiều thế kỷ ở Âu châu, nhưng văn học nghệ thuật ở thế kỷ XIX vẫn là ánh hào quang cho Paris mở hội mà đề tài về người phụ nữ với những đường nét tuyệt vời...



Đối với những người lính tiền tuyến năm xưa - dĩ nhiên không hề nói đến "bộ đội cụ Hồ", có kẻ là bạn của "Jane Hanoi" - có nhiều người không hề nhìn thấy một tà áo dài đẹp ôm trọn một người phụ nữ đẹp như thế trong cái thuở học trò của mình... Cuộc chiến sôi động, chàng còn rất là thư sinh, lao theo đồng đội, trách nhiệm cao quá đầu, bỏ lại sau lưng những âm vang văng vẳng "anh ơi, em nhức đầu quá!", 
"Có những chiều nhỏ buồn buồn cúi mặt - 
Rèm mi chờ lăn nốt những hàng châu" 

Thỏ thẻ rồi tan loãng vào không gian của Rừng Thiêng, Hạ Lào. Bên kia núi Muang Xepong là căn cứ lõm của bộ chỉ huy B di động của tướng Văn Tiến Dũng, có lúc của Bí thư Lê Đức Thọ, luôn được "mắt thần" theo sát từng bước chân đi trong tầm định vị của phi đạn, hoả tiễn SMM của Task Force cờ hoa. 



Tuy nhiên những người lính yêu nước cho dù "yêu đất nước tôi từ khi mới ra đời" và chuộng lý tưởng Tự Do của Miền Nam "thề không hề phản bội quê hương" vẫn không cách nào với tay tới bàn cờ "trận liệt" của chiến cuộc khu vực... Giới quân sự ở phiá Đồng Minh không hề lãnh đạo cuộc chiến tranh này: Công hãn mã của QLVNCH và Đồng Minh trở thành dã tràng của huyền thoại cuộc chiến tranh giữa Bắc Việt và Hoa Kỳ! Vào ngày tàn cuộc chiến không phải những người lính QLVNCH phải mang ơn Hoa Kỳ mà thực tế các thủ lãnh cộng sản Hà Nội phải đội ơn chính giới Mỹ của thời đó...



Người lính hãy tạm gát lại chuyện dài của đời anh, chăm chú những đường nét mỹ thuật có khi con người thế gian như anh không tạo ra được và lắng nghe những giai điệu nghệ thuật tuyệt vời..."Tà Áo Dài", nhạc và lời của Cao Minh Hưng và do sự điều phối của Trưởng ban kế hoạch Lisa Trần (sắc áo màu Violet-Navy). Nhà đầu tư Hạnh Lê, màu Ivory-White, Ngọc Bích, màu hoa lưu ly, v.v.. Trong khi diễn viên Phi Loan trong bộ trang phục màu tím hoa Pensée, người đời gọi đó là sắc màu của sầu nhung nhớ! Toàn ban với tất cả sắc màu và đường nét nghệ thuật thật tuyệt vời.



Trong tác phẩm "Mắc Nợ" của mình Phi Loan Hoàng Thị Cỏ May đã gục đầu bên di ảnh của người lính năm xưa (phải chăng chàng thư sinh, nlts, đã bỏ lại thân xác tháng 3/1975) và nức nở:


"Anh yêu dấu!
Trong cái lặng thinh của em
Là những xốn xao của hồn anh
Trong tiếng thở dài của em
Là nhịp thở anh ngưng đập
Trong giọt nước mắt rơi của em
Là những nhói buốt của tim anh
Anh ơi!..."







Cuộc đời là những niềm thương và nỗi đau chồng chất! Cám ơn người đời đã chia sẻ niềm vui cho mỗi đoá hoa cuộc đời được thêm tươi đẹp hay ít ra cũng có chút niềm vui trong lòng bên cạnh nỗi đau không tách rời được... người ơi!
Hoàng Thuỵ Văn
July 10, 2016


​Youtube link​: FashionShow from CLBTNS for QuangNgai Event Jul 7,2016


Hoàng Thuỵ Văn <van.hoangthuy@yahoo.com>​
Photos by H. Vuong <hvuong311@gmail.com>​