Tuesday, February 26, 2019

HỘI ĐỒNG HƯƠNG BẮC NINH NAM CALIFORNIA - HỘI XUÂN BẮC NINH NĂM KỶ HỢI 2019


HỘI ĐỒNG HƯƠNG BẮC NINH NAM CALIFORNIA - HỘI XUÂN BẮC NINH NĂM KỶ HỢI 2019


Quý "Liền Anh", "Liền Chị" theo sức quyến rũ của Dân ca Quan Họ tụ hội tại điểm Trẩy Hôi đã định, một đặc điểm của nét văn hóa mang phong cách của vùng đất Kinh Bắc và dòng nhạc dân gian mang âm hưởng đồng bằng Bắc Ninh - Bắc Giang


Hoàng Thụy Văn


Hội Đồng Hương Bắc Ninh Nam California tổ chức hằng năm Hội Xuân Bắc Ninh, năm nay 2019 diễn ra ngày 24 tháng 2, nhằm 20 Tết Kỷ Hợi tại nhà hàng Golden Sea, Anaheim, Nam California với gần 500 khách tham dự.




Ban Chấp hành nhiệm kỳ 2018-2022 - từ trái, MC Nguyễn Hoa Cương giới thiệu tân Ban Chấp hành - Ông Nguyễn Việt Linh, Hội Phó Ngoại Vụ - Bà Nguyễn Phi Yến, Thủ Quỹ - Bà Ngô Tuyết Mai, Hội Trưởng - Bà Hạ Lan Anh, Tổng Thư Ký - Ông Ngô Bá Toàn, Hội Phó Nội Vụ


1- Được biết tân Hội trưởng là bà Ngô Tuyết Mai (tức bà Nguyễn Ngọc Kỳ, Hội trưởng Sáng lập năm 2007), đã nhận sự bàn giao t vị tiền nhiệm là ông Nguyễn Hữu Hoà sau cuộc bầu chức vụ hội trưởng tháng 10 năm 2018 cho nhiệm kỳ 2018-2022.

Ban Chấp hành nhiệm kỳ 2018-2022 gồm các giới chức như sau:

Hội trưởng: Bà Ngô Tuyết Mai
Hội Phó Nội Vụ: Ông Ngô Bá Toàn
Hội Phó Ngoại Vụ: Ông Nguyễn Việt Linh
Tổng Thư Ký: Bà Hạ Lan Anh
Thủ Quỹ: Bà Nguyễn Phi Yến

Ban Cố Vấn đã có sự thay đổi:

GS Nguyễn Ngọc Kỳ
GS Lê Hồng
Ông Vũ Văn Hưởng
Ông Đinh Hồng Phong
Bà Lương Thị Hằng
Bà Trần Thị Khiêm
Ông Nguyễn Hữu Hòa

(Danh sách được tham khảo từ Đặc San Bắc Ninh Xuân Kỷ Hợi 2019)



Mõ Làng mở đầu phong cách Trẩy Hội của xứ sở Bắc Ninh: 
Ngô Tất Tố & Ái Liên



2- Trưởng Ban Tổ chức năm nay vẫn do ông Phạm Đăng Phương đảm nhận. Nghi lễ chào cờ vẫn do MC Nguyễn Hoa Cương đảm tráchChương trình phong phú với 17 tiết mục văn nghệ hết sức cố gắng và được đặt dưới sự điều khiển của MC Hồng Vân - MC Nhã Lan. Hầu hết thể loại Dân ca Ngũ âm như Dân ca Bắc Phần, Dân ca Quan Họ cổ, Dân ca Hà Nam, Dân ca Trung Phần (người dân yêu chuộng tự do của Nam Việt Nam hay Việt Nam Cộng Hoà xưa nay quen gọi Bắc Phần, Trung Phần, Nam Phần), số nhạc phẩm còn lại cũng rất quen thuộc trong nền tân nhạc Việt Nam gồm thể loại, điệu nhạc và lời hát rất được yêu thích trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam ở Nam Việt Nam và cho đến bây giờ trên khắp thế giới. 


Nhạc sĩ Lam Phương, vẫn bóng dáng người học trò Lâm Đình Phùng yêu và gắn bó với âm nhạc trên 60 năm trước - dòng nhạc của nhiều tình khúc để đời, gần nửa thế kỷ sau ngày tàn cuộc chiến những tình khúc ấy không mất, không bao giờ mất mà được cất gi tận tình tận đáy trái tim của từng người Việt Nam biết quý trọng nền văn hóa nhân bản của miền Nam tự do.


"Nhạc phẩm "Mùa Xuân Nào Ta Về" - Tác giả: Lam Phương

[... Sài Gòn ơi xin chờ ngày tôi về
Tôi mơ một chiều trên phố Bô-na
Mưa nhạt mưa nhòa hình bóng em qua
Kỷ niệm êm đềm làm lòng tôi tê tái

Sài Gòn ơi bây giờ là vẫn còn
Con sông hiền hòa sóng nước long lanh
Xa lộ Biên Hòa lều mái trăng thanh
Kỷ niệm êm đềm trong tiếng hát ngày xanh
Hay là chỉ còn trong dĩ vãng ngày xanh
Mùa xuân nào là ta về
Về quê hương yêu dấu sống bên mẹ cha
...]


3- Người ta không quên một loại nhạc hát cho tình yêu quê hương, dân tộc, tình yêu lứa đôi, và đặc biệt của những khúc tình ca của lính và người yêu lính. Người ta không thể quên cho dù đã nửa thế kỷ qua những tình tiết thương cảm của thể loại nhạc tình Bolero của người dân Miền Nam tự do. Ngày nay "dòng nhạc Bolero" của sinh hoạt văn nghệ trong nước há chẳng phải cách gọi khác của "nhạc mùa chinh chiến" của Việt Nam Cộng Hoà nhỉ?? 




Hình ảnh của phong cách Trẩy Hội và phong tục Mừng Tuổi rất đáng yêu của xã hội Việt Nam, quê hương đầu đời của hầu hết thế hệ người tỵ nạn thứ nhất, một rưỡi, có khi là hai.





4- Từ yếu tố nhân tâm những người ngưỡng vọng tinh thần Việt Nam Cộng Hòa đã giữ được di sản truyền thống trong dòng lịch lịch sử nước nhà. "Dòng lịch sử nước nhà" theo cách nói một cách nuối tiếc của những con dân đất Việt vẫn tha thiết với quê hươngMọi người Việt Nam đang hướng tương lai của mình, của dân tộc mình đến một vị Minh chủ có tầm cỡ như các Anh hùng Dân tộc của lịch sử Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi, Nguyễn Huệ cần xuất hiện trong giai đoạn người Hán tại đại lục Trung Hoa đang cao ngạo trong "Giấc Mơ Trung Quốc" và vô ra một cách ngang tàng trên đất nước Việt Nam có chủ quyền như ra vào sân chơi nhà họ?!


Múa Trống Cơm" - Dân ca Bắc Bộ -
Kim Thanh và Thiếu nhi của Sonata Music School trình bày.

5- Chắc chắn nhạc sĩ Lam Phương đã vui trong lòng khi đang tham dự Hội Xuân Bắc Ninh hôm nay và chứng kiến tác phẩm có sức mạnh truyền đạt hơi ấm của ông đang được Ban Văn Nghệ Bắc Ninh trình bày. Sức nóng tăng dần khi âm vang vượt cao trong lần "chuyển lửa" này từ nơi đây và được truyền đi khắp hoàn vũ "Mùa Xuân Nào Ta Về". 



Các khúc hát Dân ca Quan Họ cổ: "Tìm Người" - Thanh Vân và Ban nhạc Lạc Hồng trình bày - và ảnh tiếp sau, Emily Nhã Vân với "Xẩm Huê Tình." 



6- Bài nhạc "Mùa Xuân Nào Ta Về" đang được vang rộng từ sân khấu trình diễn của Hội Xuân Bắc Ninh hôm nay có thể nói là một trong những biểu hiện của sức sống có tự tin của người tỵ nạn đang được mọi người yêu chuộng gấp nhiều lần câu nói trong thời "chiến tranh chống Mỹ cứu nước", "Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, Trung Quốc", rất tiếc cho dù cố dựng bảng hàng hiệu đắt giá theo kiểu "signature selection" tại "mảnh đất ngàn năm văn vật" nhưng ngày nay không được mấy ai đoái hoài nhỉ!


Kịch thơ "Chính Khí Việt" - thơ Lý Đông A -
Ngâm thơ: Xuân Mai - Múa kiếm: Hương Thơ - Ngân Hà - 
Piano: Phương Lan - Sáo: Ngọc Nôi - Nhạc: Ban nhạc Lạc Hồng.



{Hình ảnh trên body có hạn, chỉ đ làm "trailer", mời xem ảnh nhiều hơn tại số 11- Photo files và Video via Youtube tại số 12 Tập tin này.}

7- Ngoài nỗ lực chính của Ban Văn Nghệ Bắc Ninh, các hội đoàn thân hữu trong vùng cũng đã đáp ứng lời mời gọi tham gia, người ta nhận thấy ban văn nghệ của Hội Cựu Học Sinh Trường Nữ Trung Học Trưng Vương qua Dương Vân Thu và Thân hữu - một thành phần văn nghệ của Hội Văn Nghệ Truyền Thống Dân Tộc Lạc Hồng - ban thiếu nhi trường Sonata Music School của cô Kim Thanh - Họa sĩ Nguyễn Thị Hợp, người dân Bắc Hà và Hoạ sĩ Nguyễn Đồng ở Đồng Nai Cửu Long kết hợp thành một gia đình hội họa mỗi năm đều đã đóng góp tài năng của mình cho Hội Đồng Hương Bắc Ninh Nam California -  Một bức tranh hình ảnh quê nhà ngày xưa của tác giả Đặng Phúc có ý nghĩa văn hoá để lưu niệm trong phần xổ số lấy hên đầu năm và gây quỹ cho Hội. Ngoài ra có sự tham dự của đại điện các tòa báo và cơ quan truyền thông trong vùng... Các vị khách tham dự hôm nay như nhà báo Đỗ Thông Minh xa xôi, Tiến sĩ Đỗ Quý Toàn, Tiến sĩ Trần Huy Bích, Nhà báo Trần Phong Vũ, Nhạc trưởng Trần Chúc, Nhạc sĩ Lam Phương được nêu tên nói lên niềm hãnh diện của Ban Tổ chức về những gì các vị nói trên đã cống hiến cho đời.



Khúc hát Dân ca Hà Nam: "Ô Quạt" (nữ quạt - nam ô) -
Ngô Tất Tố - Ái Liên - Bá Toàn - Ngọc Thanh - 
Phúc Đặng - Tiffany Hằng - Sỹ Hào - Thúy Hoa trình diễn.




8- Sau đây là chương trình Hội Xuân Bắc Ninh lần 13 năm Kỷ Hợi 2019:

- Chào quốc kỳ VNCH - Hoa Kỳ và Phút mặc niệm (Ban Văn Nghệ Bắc Ninh và tất cả đồng hương hiện diện hát quốc ca VNCH - cháu Emily Nhã Vân hát quốc ca Hoa Kỳ) - Ti
ếp sau là phần tri ân Hội trưởng tin nhiệm Nguyễn Hữu Hòa và giới thiệu Hội trưởng mới và Ban chấp hành của nhiệm kỳ 2018 - 2022.



Khúc hát Dân ca Trung Bộ: "Bài Chòi" -
Nga Mi và Anh Dũng trình bày. 

{Hình ảnh trên body có hạn, chỉ đ làm "trailer", mời xem ảnh nhiều hơn tại số 11- Photo files và Video via Youtube tại số 12 Tập tin này.}


Đồng hương Ngô Tất Tố giới thiệu tác phẩm văn hoá của tác giả Đặng Phúc, cũng là một đồng hương Bắc Ninh và tác phẩm được tác giả cống hiến trong tiết mục xổ số của Hội hôm nay và người may mắn được trúng lô độc đắc này được biết như sau:


Tác phẩm là một bức tranh cổng đình làng được ghi nhận vào năm 1955, tác giả Đặng Phúc và bà Hội Trưởng chụp hình lưu niệm với người trúng giải là ông Vũ Ngọc Cảnh và vị phụ nữ đi cùng.

9- Chương trình văn nghệ:

1. Mõ Làng và Try Hội Xuân - Dân ca Quan Họ
(Ngô Tất Tố và Ban văn nghệ Bắc Ninh trình diễn)

2. Nhạc phẩm "Mùa Xuân Nào Ta Về" - tác giả Lam Phương
(Ban văn nghệ Bắc Ninh hợp ca)

3. Múa Trống Cơm" - Dân ca Bắc Bộ
(Kim Thanh và Thiếu nhi của Sonata Music School trình bày)

4. Khúc hát Dân ca Quan Họ cổ: "Tìm Người"
(Thanh Vân và Ban nhạc Lạc Hồng trình bày)

5. Khúc hát Dân ca Quan Họ cổ: "Xẩm Huê Tình
(Emily Nhã Vân và Ban nhạc Lạc Hồng trình diễn)

6. Kịch thơ "Chính Khí Việt" - thơ Lý Đông A
(Ngâm thơ: Xuân Mai - Múa kiếm: Hương Thơ - Ngân Hà - Piano: Phương Lan - Sáo: Ngọc Nôi - Nhạc: Ban nhạc Lạc Hồng)

7. Khúc hát Dân ca Hà Nam: "Ô Quạt"
(Ngô Tất Tố - Ái Liên - Bá Toàn - Ngọc Thanh - Phúc Đặng - Tiffany Hằng - Sỹ Hào - Thúy Hoa trình diễn)

8. Khúc hát Dân ca Trung Bộ: "Bài Chòi"
(Nga Mi và Anh Dũng trình bày)

9. Múa với nhạc nền "Em Lễ Chùa Này" của Phạm Duy
(Nhóm Dương Vân Thu và thân hữu trình diễn)

10. Hát Chèo - điệu Đào Liễu - Lời thơ Hồng Hoa
(Thủ diễn: Búp Lê - Phạm Đăng Phương - Phụ diễn: Ái Loan - Lan Hương - - Ái Liên - Thúy Hoa- Ánh Hồng - Kim Thủy - Ngọc Thanh - Ngọc Trâm)

11. Nhạc Trung Đức phổ thơ Nguyễn Bính: "Chân Quê"
(Nga Mi trình diễn)

12. Dân ca Quan Họ: "Cò Lả"
(Bé Anh Thư trình bày)

13. Nhạc phẩm "Mơ Hoa" của Hoàng Giác
(giọng hát Thanh Hà - đệm Piano Phương Lan)

14. Khúc hát dân ca Phú Thọ "Bà Rằng Bà Rí"
(Thủ diễn: Tiffany Hằng - Phúc Đặng - Phụ diễn: Ái Liên - Thúy Hoa - Ngọc Thanh)

15. Nhạc phẩm "Hải Ngoại Thương Ca" của Nguyễn Văn Đông
(Anh Dũng đơn ca)

16. Múa theo nhạc nền nhạc phẩm "Non Nước Hữu Tình" của Thanh Sơn
(Ái Loan - Thanh Hằng - Thúy An - Thụy Cúc - Đệm Piano: Vương Hương)

17. Khúc hát dân ca Quan Họ "Xin Ra Về"
(Toàn ban văn nghệ Bắc Ninh trình diễn)


Đặc san Bắc Ninh hằng năm, nơi chọn lọc những bài viết và hình ảnh
về sinh hoạt của Hội cùng Con người và Quê hương Bắc Ninh

10- Phần xổ số - các lô xổ số được xen kẽ giữa các tiết mục của chương trình văn nghệ - Lô độc đắc là bức tranh tác phẩm của ông Đặng Phúc, đồng hương Bắc Ninh cũng là diễn viên của ban văn nghệ Bắc Ninh - Với vé mang số trúng 8852 ông Vũ Ngọc Cảnh và người phụ nữ đi cùng là chủ nhân mới của bức tranh cổng làng ngày xưa, bức tranh mang tính văn hóa Bắc Hà một thi đáng ghi nhớ.


Một trong những ph nữ của thế hệ thứ nhất 
Hội Đồng Hương Bắc Ninh Nam California:
giọng hát Thanh Hà với  nhạc phẩm "Mơ Hoa" 
- Tác giả Hoàng Giác - Đệm Piano: Phương Lan và...


...Lời giới thiệu và cảm ơn của Ban Tổ chức (qua ông Ngô Tất Tố) 
đối với hai tài năng: giọng ca Thanh Hà 
và Dương cầm thủ/ pianist Phương Lan


 Các ánh chóp tạo thành hình nh nhớ nhung của những người đi Trẩy Hội Xuân vừa dứt, khúc hát Dân ca Quan họ "Xin Ra Về" bắt đầu, bài hát cuối cùng của chương trình Hội Xuân -  như cách người đời quen nhau, hoặc hơn thế nữa, tỏ lòng mình với nhau... vô cùng quyến luyến giữa đôi bờ còn có lá chắn vô hình trong khi đưa tiễn nhau ra v!!

11- Photo files - Links:


1. Hội Xuân Bắc Ninh Kỷ Hợi 2019 - Tập 1/2

2. Hội Xuân Bắc Ninh Kỷ Hợi 2019 - Tập 2/2





Ảnh lưu niệm


12- Videos via Youtube - Links:

1. Clip 1/10 - Vũ điệu "Trống Cơm" - Dân ca Bắc Phần - Trình bày: Kim Thanh và Sonata Music School

2. Nhạc phẩm "Tìm Người" - Dân ca Quan Họ cổ - Trình bày: Thanh Vân và Ban Nhạc Lạc Hồng

3. Nhạc phẩm "Xẩm Huê Tình" - Dân ca Quan Họ cổ - Trình bày: Emily Nhã Vân và Ban Nhạc Lạc Hồng

4. Nhạc phẩm "Bài Chòi" - Dân ca Trung Phần - Trình bày: Nga Mi và Anh Dũng

5. Nhạc phẩm "Em Lễ Chùa Này" - Ns Phạm Duy - Trình bày: Nhóm Dương Vân Thu và Thân hữu

7- "Nhớ Về Hội Lim" do Búp Lê và Phạm Đăng Phương trình diễn với Hát Chèo điệu Đào Liễu - Thơ Hồng Hoa - Phụ diễn: Ban Văn Nghệ Bắc Ninh

8- Nga Mi với bài hát ngũ âm "Chân Quê", thơ Nguyễn Bính, Trung Đức phổ nhạc

9- Dân ca Phú Thọ "Bà Rằng Bà Rí" - Trình bày: Tiffany Hằng & Phúc Đặng - Phụ diễn: Ái Liên, Thúy Hoa, Ngọc Thanh

10- Bài hát cuối cùng của chương trình Hội Xuân, như cách người đời vô cùng quyến luyến với nhau trong khi tiễn khách "Xin Ra Về"
- https://www.youtube.com/watch?v=bQj8YstXzFI





Những ca từ  ngọt như mật từ khúc hát Dân ca Quan họ "Xin Ra Về", bài hát cuối cùng của chương trình Hội Xuân 2019  như cách người đời quen nhau, hoặc hơn thế nữa, tỏ lòng mình với nhau... vô cùng quyến luyến giữa đôi bờ còn có lá chắn vô hình trong khi đưa tiễn nhau ra về mà không khỏi bịn rịn!!



Hoàng Thụy Văn
Liên lạc tập tin: HVuong <hvuong311@gmail.com>



Saturday, February 16, 2019

Ban Hợp Ca CÂU LẠC BỘ TÌNH NGHỆ SĨ với nhạc phẩm VÌ SAO? Tác giả: Cao Minh Hưng

Ban Hợp Ca CÂU LẠC BỘ TÌNH NGHỆ SĨ với nhạc phẩm VÌ SAO? Tác giả: Cao Minh Hưng



Câu Lạc Bộ TNS: "Vì Sao?", "Vì Sao?", 2015


 Một cảnh biểu tình của người dân yêu nước quên mạng sống mình tại Việt Nam 
chống nhà cầm quyền cộng sản "hèn với giặc ác với dân" 
cai trị dai dẳng trên đất nước này hơn 60 năm

Tin tức dồn dập ghi nhận rằng nhà cầm quyền Trung Cộng ngày 2 tháng 5, 2014 di chuyển giàn khoan HD-981 trong vùng lãnh hải phía đông Việt Nam và cách đảo Lý Sơn của tỉnh Quảng Ngãi 119 hải lý và cách đảo Hải Nam của Trung Cộng 200 hải lý nghĩa là xâm phạm chủ quyền Việt Nam, mang theo 29 tàu chiến và hải giám, ngày 26-5 đụng cho chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam. Hành động côn đồ không làm cho nhà cầm quyền VC phản ứng mạnh thì người dân VN phải lên tiếng bằng những cuộc biểu tình bất bạo động để đánh động lương tâm của thế giới chứ không chỉ các nhà cầm quyền Cộng Sản Bắc Kinh và Hà Nội.







Hôm đó người phụ nữ ấy đứng thật vững trên hai chân của cô đang giơ cao nắm tay cả quyết "Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam", "Đả đảo Trung Cộng Xâm Lược" thì có tiếng đáp ứng "Việt Nam! Việt Nam!", "Việt Nam!", "Đả đảo! Đả đảo! Đả đảo!" trong quần chúng đấu tranh bất bạo động. Liền tức thì "bò vàng" của công an VC xuất hiện và không dễ dàng để yên cho người biểu tình, những đòn dùi cui và roi điện tới tấp đập xuống đầu và thân của người biểu tình. Lúc ấy khi nhìn hành động của những tên công cụ chế độ CSVN hèn nhát, người phụ nữ bèn la to "Đả đảo Việt Cộng bán nước!", "Đả đảo VC bán nước!". Tiếng đám đông chưa kịp đáp ứng thì dùi cui lại tới tấp bổ ngã hai người mà công an nghi là "sách động", người phụ nữ ngã quỵ ngay!





Nhìn người phụ nữ mảnh mai/slim có nét mặt suy tư này của một "người thơ đấu tranh" làm người ta nhớ đến Đặng Lệ Quân trong thời gian ca sĩ họ Đặng rời sinh quán ở Đài Loan để ra các nước Đông Nam Á dấn thân tranh đấu chống đường lối bá quyền ngoài nước và áp bức nhân dân trong nước của tập đoàn lãnh đạo Trung Nam Hải. Rất tiếc Dèng cú nĩn đã bay theo Phật Bà ở Biển Đông và chỉ còn để lại sự thương tiếc quá đi và di sản đấu tranh gồm những bài hát với giọng ca hoạ mi huyền ảo của nĩn rất thích hợp với ngũ âm nghe tựa như giọng ngâm huyền diệu đầy rung cảm của Phi Loan HTCM ở California.



Hậu thuẫn cho bài hát "Vì Sao" của Nha sĩ/ Nhạc sĩ Cao Minh Hưng, toàn BHC CLBTNS trong diễn xuất khá quen với người xem không những ở phần ca hay ca từ mà ở diễn xuất của bốn diễn viên trong giai đoạn freeze action cảm giác mạnh cho người xem lần đầu. Hoạt cảnh do nam nữ diễn viên của CLB Tình Nghệ Sĩ trình diễn.



Cảnh VC thẳng tay đàn áp người dân trong nước của chính họ xuống đường biểu tình chỉ vì người dân này dám biểu lộ lòng yêu nước chống Trung cộng xâm lược. Điều nghịch lý này chỉ có thể xẩy ra ở Việt Nam Cộng sản. Người đi biểu tình chịu sự đàn áp không phải họ khóc trên sự đau đớn do tra tấn, đánh đập như thế ấy mà sự xúc động do nhìn thấy sự hèn nhát của những người vô tâm, thờ ơ trên sự đau đớn của đồng bào mình. 



Bức ảnh minh hoạ chủ trương của chế độ CSVN "hèn với giặc ác với dân" và người dân lương thiện và yêu nước đang chống chỏi mọi công cụ bạo lực củng cố chế độ. Những cây gậy matraque đầu bịt chất dẻo cứng tổng hợp quất vào đầu nạn nhân gây cảm giác đau kinh khiếp bên trong mà không để lại tì vết bên ngoài. Hãy có một chút tưởng nghĩ đến những nạn nhân này, họ gánh chịu bao tai ương không do họ gây ra và cả sự nằm xuống vĩnh viễn cho đất nước... Nhiều nạn nhân đã chết trong tù do hành động bất nhân như thế này mà ở ngoài đời có được bao nhiêu người quan tâm?? Vì sao? Và vì sao??
Bức ảnh tiếp theo này đã nói được công cụ bạo lực trung thành với đảng và vì đảng của chúng mà hành động không phải vì nhân dân, hai cây matraque sẵn sàng giơ cao và đập mạnh không thương tiếc, những gương mặt căng thẳng!  




Người phụ nữ như trong cơn mê sảng sau trận đánh matraque, định nhỏm dậy hô "đả đảo..." rồi lại ngất đi...
Ngón tay của tên công an chỉ người dân phải biết khuất phục là sống! Bàn tay ngăn lại trong ý nghĩa khuyến cáo của người dân biểu tình ("Anh là ai?" Sao đánh tôi không một chút nương tay??" của Việt Khang) đồng thời nói được sự bất khuất cho cường quyền hiểu được rằng hãy dừng lại tội ác đối với người dân vô tội trong nước... 

Thời lượng freeze của action này kéo dài 3 phút 23 giây đủ cho mọi người xem được tường tận "Vì Sao?" (thu hình chao đảo giống như action diễn tiến của cuộc biểu tình)

Mời xem kịch bản một cuộc biểu tình của người dân trong nước bị công an CSVN đàn áp, nhưng sự đánh đập chỉ là một mặt thấy được, cái mà báo chí phản chiến không được cho biết hay có biết cũng làm ngơ, đó là đêm đêm cán bộ CSVN gõ cửa mời đi "làm việc" và không trở về nữa!

 Vì Sao?  (Nhạc và lời: Cao Minh Hưng)
  
Vì sao anh chà đạp lên anh em dân Việt?
Vì sao anh chà đạp lên tiếng nói Tự Do?
Vì sao anh chà đạp lên trái tim Việt Nam?

Vì Hoàng Sa bị xâm lấn, chúng tôi xuống đường!
Vì Trường Sa bị thôn tính, uất ức trào dâng!
Vì quê hương đang nguy biến, không thể ngồi yên!

Nghe chăng tiếng kêu Việt Nam!
Người dân không thể lên tiếng
Tay không giữa súng đạn thù
Vì sao anh bênh bọn xâm lăng?

Quê hương trước nạn ngoại xâm
Sợ chi lũ giặc phương Bắc!
Bên nhau đoàn kết giữ gìn
Từng tấc đất, từng hải đảo của người Việt Nam!

Vì sao anh chà đạp lên giống nòi Tiên Rồng?
Hãy ghi nhớ ta là cháu con 
của Trưng Vương, Lê Lợi, Quang Trung
Không bao giờ khuất phục ngoại xâm!
  
Kính chúc các quý vị, quý bạn sống an lạc và nghĩ một chút về quê hương Việt Nam còn đang chìm đắm trong khổ nạn cai trị của chế độ cộng sản Việt Nam lẫn Tàu.

Hoàng Thuỵ Văn