Thursday, August 25, 2016

MỚI ĐÓ THÔI THẦY ƠI!

MỚI ĐÓ THÔI THẦY ƠI!

Bài thơ hoài niệm một Nhà Giáo Dục tận tâm với nền Giáo Dục Quốc Gia Việt Nam (1955-1975), một nhà hoạt động cộng đồng luôn đề cao sự áp dụng văn hoá nhân bản của dân tộc, và hướng tâm vào các áp dụng đó cố trao truyền lại cho thế hệ kế thừa để không bị mai một.



Gs. Nguyễn Thanh Liêm trong một chương trình Ngày Văn Hoá bốn buổi vào năm 2009
tại phòng hội LVDF, Westminster, miền Nam California

Xin mời theo link sau đây để vào bài thơ "Mới Đó Thôi Thầy Ơi" để theo dõi tác giả "tiễn chân Thầy", Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm:



MỚI ĐÓ THÔI THẦY ƠI !

  (Tiễn biệt G/S NGUYỄN THANH LIÊM)

Mới đó thôi mà Thầy 
Đã ra người thiên cổ
Vạn nỗi sầu chưa tỏ
Ước vọng ...đành xuôi tay

Thầy đi rồi ...Thầy ơi 
Ngỗn ngang những tháng ngày 
Hoài vọng mơ hoài vọng
Thấm  buồn ngày chia tay 

Cuộc chiến vẫn chưa tàn 
Đành bỏ đi thật sao
Con chữ thầy nhắn nhủ
Một VIỆT NAM TỰ DO

Không được nhìn thấy Thầy 
Dõng dạc trên bục cao
Rộn ràng niềm mơ ước
Ngày DÂN CHỦ VIỆT NAM

Giờ này Thầy thong dong
Đi về vùng bình yên
Còn niềm đau gởi lại 
Thương nhớ Thầy vô biên...

Mới đó thôi mà Thầy
Mới đó thôi mà Thầy...
Chẳng còn nghe thầy nói
Chẳng còn được nắm tay....

Ngậm ngùi lời tiễn biệt....
Một ngày buồn chia phôi...

PHI LOAN HOÀNG THỊ CỎ MAY 
CALI  17/8 2016


* Cám ơn tác giả bài thơ "Mới Đó Thôi Thầy Ơi!" Phi Loan Hoàng Thị Cỏ May - Cám ơn Nhạc sĩ phổ nhạc Mai Đằng - Cám ơn nhà thiết kế HatbuiVitran - Cám ơn Ca sĩ Phưng Chi - đã tạo nguồn cảm hứng cho tác giả bài viết này. HTV

* Được biết Giáo Sư Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Liêm, người con đất Mỹ Tho, sinh ngày 12 tháng 3 năm 1933 (theo khai sanh là ngày 20 tháng 11 năm 1934), tại làng Tân Mỹ Chánh, quận Chợ Gạo, tỉnh Mỹ Tho, có Pháp danh là Quảng Trí Thanh, đã mệnh chung ngày 17 tháng 8 năm 2016, (nhằm ngày 15 Tháng 7 năm Bính Thân), lúc 1 giờ 50 trưa, tại nhà thương Kaiser Permanente, Irvine. Nam California. Theo Cáo Phó của Tang Lễ vị Giáo sư đáng kính và được rất nhiều người thương mến chương trình Tang Lễ vào các ngày Thứ Sáu, Thứ Bảy và Chủ Nhật, 2, 3, 4 tháng 9, 2016 tại nhà quàn Peek Funeral Home, Phòng số 1, Westminster, Nam California.

* Bản tin đặc biệt với Một Phút Mặc Niệm dành cho GSTS Nguyễn Thanh Liêm, Nguyên Thứ Trưởng Bộ Văn Hoá Giáo Dục và Thanh Niên VNCH, cựu Hội Trưởng Hội Đồng Hương Mỹ Tho Định Tường và Hội Aí Hữu CHS Trường Nguyễn Đình Chiểu - Lê Ngọc Hân, Mỹ Tho. Nghi lễ do ông Võ Thiện Hiếu, TTK Hội dẫn chương trình.


Lễ chào cờ Việt - Mỹ và phút mặc niệm quân, dân, cán, chánh VNCH đã bỏ mình trong chiến đấu bảo vệ Miền Nam tự do, những nạn nhân trốn chạy chế độ cộng sản Việt Nam đi tìm tự do đã chết trong lòng biển cả, chết trên đường bộ... Kế tiếp MC nghi lễ Võ Thiện Hiếu điều khiển tiếp một nghi lễ đặc biệt: "Phút Mặc Niệm dành cho Giáo Sư Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Liêm", cựu Thứ Trưởng Bộ Văn Hoá Giáo Dục và Thanh Niên VNCH, cựu Chủ tịch Hội Đồng Hương Mỹ Tho - Định Tường và Hội Ái Hữu CHS Trung Học Nguyễn Đình Chiểu - Lê Ngọc Hân, Pháp danh Quảng Trí Thanh vừa mãn phần lúc 1 giờ 50 chiều ngày 17 tháng 8 năm 2016, nhằm ngày Rằm Tháng Bảy năm Bính Thân, tại Kaiser Hospital, Irvine, California, hưởng thọ 84 tuổi.
Trong phần Tưởng Niệm của lễ Chào cờ và Mặc niệm, một phút tiếp theo dành cho vị Giáo sư quá cố Nguyễn Thanh Liêm mà khi còn sinh tiền đã góp phần to lớn cho nền Giáo Dục Quốc Gia Việt Nam. Khởi đi từ chủ trương của các nhà giáo dục có kiến thức và tầm nhìn xa lấy các nguyên tắc Nhân Bản, Dân Tộc, và Khai Phóng, Giáo Sư Nguyễn Thanh Liêm cùng với đồng nghiệp, đồng môn trong một đội ngũ chuyên viên tiếp nối đắp xây nền mống cho ngành giáo dục ở buổi đầu của nền Cộng Hoà trước 1975, đặc biệt về hạ tầng cơ sở giáo dục vững vàng trong vai trò đặc trách Trung Tiểu Học và Bình Dân Giáo Dục.

Sau đây xin trích một đoạn trong Phút Mặc niệm Giáo Sư Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Liêm do MC Võ Thiện Hiếu diễn giải:
[Trong tinh thần Tôn Sư Trọng Đạo, xin tưởng nhớ đến anh linh các chư vị Giáo Sư tiền vãng, các Thầy Cô Giáo, các Nhà Mô Phạm, các môn sinh của hai trường Nguyễn Đình Chiểu - Lê Ngọc Hân và các trường Trung học Mỹ Tho trong và ngoài nước đã quá vãng trước và sau năm 1975, nhưng đã làm vẻ vang cho nền Văn Hoá Giáo Dục của Việt Nam Cộng Hòa.

Và hôm nay đây, chúng ta vừa mất đi một vị Cựu Hội Trưởng Hội Ái Hữu Nguyễn Đình Chiểu/ Lê Ngọc Hân Và Đồng Hương Mỹ Tho: Thành tâm kính tưởng đến Giáo Sư NGUYỄN THANH LIÊM, pháp danh QUẢNG TRÍ THANH đã mãn phần vào ngày 17-08-2016, hưởng thọ 84 tuổi.

Thầy là một nhà Văn Hoá lớn, một nhà Thơ chan chứa tình Dân Tộc, một nhà đấu tranh không mệt mỏi, luôn chung vai sát cánh với những tổ chức tranh đấu trong cộng đồng… cả cuộc đời hiến dâng cho Quốc Gia Dân Tộc. Thầy mất đi nhưng luôn được cả mọi người Việt Nam trong và ngoài nước hết sức ngưỡng mộ qua những thành tích phục vụ Tổ Quốc (VNCH) trong lãnh vực văn hoá, giáo dục, và đấu tranh cho một Việt Nam Tự Do, Nhân Quyền, và Dân Chủ.

Xin kính dâng lên linh vị Thầy QUẢNG TRÍ THANH NGUYỄN THANH LIÊM với tất cả lòng Thành Kính và Thương Tiếc vô hạn.]



Trong 17 năm bên cạnh Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm luôn có Dược sĩ Nguyễn Thị Phương, hôm 6 tháng 8, Lê Văn Duyệt Foundation tổ chức ra mắt tác phẩm mới nhất của Giáo sư bà giúp đỡ cho chồng trong việc ký sách. Trong tác phẩm "Sự Thật Đời Tôi - Hồi Ức Nguyễn Thanh Liêm" được ra mắt hôm ấy, người cựu nữ sinh Gia Long tên Nguyễn Thị Phương được nhắc đến trong "Duyên Mới" không phải như một người tình có thể làm xôn xao tâm tư tình cảm của người trong cuộc với những nỗi đau mà chỉ lấy sự im lặng và thời gian trôi nhanh làm quên... Không!
Ngược lại sự gặp gỡ của hai vị "hữu duyên thiên lý" này đã 17 năm, trong sách không thấy có vị đắng cay nào trong ràng buộc. Tuy nhiên sự ràng buộc hiện nay của hai vị trong một kết hợp vợ chồng đời thường cho thấy rất hạnh phúc. Hạnh phúc ấy được cảm nhận trên tinh thần của người phụ nữ, có sức mạnh nào đó không thể đo được trong đôi mắt của người vợ thức thâu đêm mệt mỏi bên cạnh chồng trong nhiều ca cấp cứu "thập tử nhất sinh"! Phải, chính Tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm mới có đủ khả năng thẩm định để nói đó là "duyên tiền định", là định mệnh của cuộc đời anh và cuộc đời em. Không phải một mà nhiều lần trong tình cảnh "thập tử nhất sinh" ra vô bệnh viện Kaiser Permanente, rồi sau những cơn mê tỉnh lại nhìn bên mình chỉ thấy mờ ảo bóng hình người vợ yêu ấy, đó là hạnh phúc tuyệt vời không phải ai muốn cũng có được. Giáo sư đã một lần viết lời trần tình như một lời di chúc cho người vợ yêu, con cái, và bạn bè và ông đã thố lộ cái chân tình cho mọi người biết trong buổi tiếp tân hôm ấy.

Trong tâm khảm của vị Giáo sư nặng tình với quê hương, tha thiết với miền sông nước trù phú Đồng Nai Cửu Long vẫn luôn thôi thúc đem những học hỏi ở các bậc tiền bối, các danh sư từng thời đại hiện diện tại những khuôn thước lộng lẫy trong văn học sử Đông Tây làm lợi ích cho tuổi trẻ Việt Nam, làm viên đá lót đường tiếp nối từ thế hệ tiền bối đến thế hệ kế thừa trong ý niệm "Việt Sĩ Minh Tâm Văn Hoá Thịnh - Nam Nhân Thiện Trí Quốc Gia Hưng". Từ đó Giáo sư đã nối tiếp sự khơi dậy chủ trương của người xưa tinh thần "Tôn Sư Trọng Đạo" hay "Nhớ Ơn Thầy" và không có ý nghĩa bắt người trẻ phải tôn thờ người đi trước. Trái lại đó là lý tưởng gồm những giá trị nhân bản đã xây dựng nên nền móng đạo lý của xã hội Việt Nam mà chế độ cộng sản Việt Nam không thể tạo nên được, hay hồi phục trở lại như thờ trước đây được.

Nhưng kể từ khi rời Iowa vào vài năm đầu của thế kỷ 21 đến làm việc tại Bắc California, rồi đến Nam California, nơi có nắng ấm tình nồng tại ngay trung tâm của Little Saigon, bớt đi sự ràng buộc của cuộc sống với "cơm áo gạo tiền". Từ đó Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm đã có nhiều thì giờ viết sách và nói chuyện chính trị thời sự cùng chung vai gánh vác công việc của Cộng đồng ở nơi được mệnh danh là Thủ đô tinh thần của người Việt tị nạn cộng sản. Một tổ chức thờ phụng vị công thần nhà Nguyễn bị oan nghiệt cũng là một nhà cai trị có công với đất nước nhất là đối với phần lãnh thổ Nam Lỳ Lục Tỉnh hay Đồng Nai Cửu Long mà Đức Khâm Sai Tả Quân Lê Văn Duyệt lãnh chức Tổng Trấn Gia Định Thành (ngang với chức Thủ Hiến/ Gouverneur sau này), trở thành Lê Văn Duyệt Foundation. Ngoài sự lãnh đạo tổ chức văn hoá này Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm còn tham gia các đoàn thể, tổ chức khác với tư cách Hội trưởng hay cố vấn, dĩ nhiên thời khoá biểu dầy đặc từ các buổi hội họp và tiệc tùng không phải không làm giảm sút sự nhanh nhẹn của một người cao tuổi có bệnh s về tim mạch, chưa kể các nhân viên thân tin còn phải mất thì giờ kiêm nhiệm các công việc bên ngoài. Đó là lý do rất nhiều người đã nhận thấy ở Giáo sư một "khuôn mặt cộng đồng."

Người viết bất giác nhớ lại trên đồi cao Rừng Thiêng heo hút, anh đã quên mùa Thu Paris, có những chiều nắng vàng loang lổ trong không gian vườn Luxembourg (Le Jardin du Luxembourg) của đầu đời học trò có cái ngu không biết đó là bóng dáng của tình yêu em và trong hạnh phúc anh. Cuộc đời của người línhts lúc ấy còn quá trẻ khi lao vào cuộc chiến, và chàng không là của riêng em mà của cát nâu bụi hồng và thân phận của mù sương tuyết giá người đi. Ngày Thu ở Rừng Thiêng Buôn Hạ sau khi rời khỏi Biển Cả chẳng biết ai là "em chỉ là em gái thôi, người em sầu mộng của muôn đời..." của riêng thi sĩ Lưu Trọng Lư ở Hà Nội lúc còn thời thượng được ngưỡng mộ là "Ba Mươi Sáu Phố Phường"... chưa cảm nhận được sự thương đau của những người trẻ mất nhau trong cuộc chiến do CSBV gây ra cho người dân Miền Nam. Ngày ấy qua đi...(nlts)
Tâm trạng của tác giả "Sự Thật Đời Tôi" là nỗi đau của người mất nước. Văn phong của tác giả bình dị như xe lăn trên một đoạn đường thẳng tắp.
Bất giác người viết nhớ đến một cuối đường không có quán trọ nhưng có vườn hoa nhà em phủ kín thơ văn cho lính trọ lỡ đường ngắm hoa nghỉ chân. Rồi anh rời quê hương mang theo hình bóng em qua thơ văn đầy hương hoa, gỡ ra từng mũi kim cỏ bông may ghim trên cổ áo trận, dấu tích của sự lấy cỏ làm nệm, lấy sương trời làm mền, lấy hình bóng em làm nỗi nhớ khôn nguôi và tình yêu đất nước làm lẽ chiến đấu... Những ngày ấy qua đi rồi...(nlts)

"Người" đã ra đi, bỏ lại gia đình thân yêu, đồng nghiệp, đồng môn, học trò thương mến! Những ngày cuối thật bịn rịn, nhiều việc còn dang d, xuôi tay nhắm mắt! Nay Người đang đi trên một chuyến đò âm dương, một lần đi không quay lại, hạn cuối đò cập bến là lúc 2 giờ 15 chiều Chủ Nhật 4 tháng 9 tới đây. Xin ghìm lại xúc động về sự mất mát to lớn này! Xin tiếp tay để làm được một điều gì cho dân tôi khốn khổ trong nước khi chế độ cộng sản vẫn còn ngự trị trên quê hương Việt Nam để biến đau thương này thành hành động thiết thực!
Hoàng Thuỵ Văn 2016.08.24

Saturday, August 20, 2016

TIỆC GÂY QUỸ CHUNG - Tập 2/2 - CỦA CỘNG ĐỒNG NVQG NAM CALI VÀ TRUNG TÂM ĐHTN HOA KỲ

TIỆC GÂY QUỸ CHUNG CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA NAM CALIFORNIA VÀ TRUNG TÂM ĐIỀU HỢP TÂY NAM HOA KỲ

Tập 2/2

Hoàng Thuỵ Văn




CLB Tình Nghệ Sĩ hợp ca "Việt Nam Ơi Việt Nam Ơi" của Anh Bằng và Cao Minh Hưng​.



















Cánh bay đã​ gãy trong ngày tàn cuộc chiến nhưng Kim Cương vẫn ngời sáng trong bầu trời của Trung Tâm Tây Nam Hoa Kỳ. Đó là KQ. Lê Kim Cương, khi mặc đồ bay one-piece suit đáng lẽ bài hát phải từ chuyện kể về một chuyến bay đêm dàn trải tình người phi công với người con gái có lẽ tên Phượng..., nhưng Lê Kim Cương muốn muợn lời ca của NS. Trần Thiện Thanh để tưởng nhớ "Người ở lại Charlie": Trung tá Nguyễn Đình Bảo, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 11 ND, cùng tất cả chiến hữu ND bỏ lại thân xác tại trận đánh căn cứ hoả lực Charlie vào ngày 12 tháng 4 năm 1972. (Ngày tưởng niệm cố Đại Tá Nguyễn Đình Bảo cũng là trận đánh đồi C, 12 tháng Tư)
(trích)​

"...​
Charlie là một địa danh nằm trơ trọi giữa Tân Cảnh và Kon-Tum. Charlie chỉ được biết đến khi Tiểu đoàn 11 Dù đã chạm trán với những trận đánh "biển người" của địch quân. Những “thiên thần mũ đỏ” đã hứng những trận mưa pháo của giặc thù. Charlie được mọi người biết đến như một trận chiến gay go và tang tóc ngoài sức tưởng tượng của con người. Cố Đại Tá Nguyễn Đình Bảo đã nằm xuống với Charlie. Anh đã trở thành bất tử qua ca khúc của TTT và anh cũng đã trở thành bất tử trong chiến sử của QLVNCH. Người đã ở lại cùng với Charlie, người đã ở lại cùng với quê hương mãi mãi. Chúng ta hãy nghe Duy Quang và Thanh Lan kể lại câu chuyện tình bất hủ của “Người ở lại Charlie”. 

Anh! Anh ! Hỡi anh ở lại Charlie
Anh! Anh ! Hỡi anh giã từ vũ khí 


Vâng, chính anh là ngôi sao mới
Một lần này chợt sáng trưng,
Là cánh dù đan bằng tiếc thương vô cùng


Vâng, chính anh là loài chim quý
Ôi, cánh chim trùng khơi vạn lý
Một lần gãy cánh bay
Người để cho người nước mắt trên tay


Ngày anh đi, anh đi từ tổ ấm , anh ơi !
Địa danh nào thiếu dấu chân anh …?

“Tou-mơ-rong, Dak-to (ôi Đam-be, Đức Cơ), Krek, Snoul
…trưa Khe-Sanh gió mù, đêm Hạ Lào thức sâu,
Anh, cũng anh vừa ở lại một mình,
Charlie, tên vẫn chưa quen người dân thị thành


Đợi anh về,
chỉ còn trơ vầng trán đứa bé thơ (với) tấm khăn sô
bơ vơ, người goá phụ cầu được sống trong mơ 
…”


Anh! nhớ anh trời làm cơn “bão”
Anh, tiếc anh chiều rừng thay áo

Ôi, vết đau nào đưa anh đến, ngàn đời của nhớ thương
Hỡi “Bức chân dung trên công viên buồn”


Xin một lần thôi, một lần thôi
Vẫy tay tạ từ Charlie,
“ Xin một lần nữa, một lần nữa
Vẫy tay chào buồn anh đi 
…”


(Hết trích. ​Xin mời xem Youtube số 3/7)


















Ngọc Vân đơn ca "Hải Ngoại Thương Ca" của Nguyễn Văn Đông (Xin mời xem Youtube 4/7)















Vũ điệu dân tộc​














Chủ tịch Bùi Thế Phát và Trung Tâm Trưởng​ Bùi Đẹp TTĐHTNHK mang hoa đi mời mua đấu giá và giá khởi đi từ 300 Mk.















Thy Linh thắng đấu giá bình hoa với mức giá là 500 USD.​













Kim Loan đơn ca "Quê Hương Tuổi Thơ Tôi" của Trần Quang Lộc.












Ông Lưu Phát tặng lại 200 Mk cho BTC xung vào quỹ hôm nay.












KQ Võ Thếng trúng​​​​​ giải hộp chuỗi do tiệm vàng Mai Ly tặng cho buổi gây quỹ.












Hội TQLC Nam California thắng giải độc đắc TV LG 55" do Teletron tặng.












Khởi đi từ tấm thẻ bài mà bưu tín viên KBC​ đã mang đến tận nhà người "cô phụ" yêu quý của "người anh hùng Mũ Đỏ tên Đương", người sĩ quan Pháo đội trưởng Pháo binh ND Nguyễn Văn Đương đã nằm xuống trên đồi 31 Hạ Lào sau tiếng nổ của viên đạn tự sát. Thân xác anh chỉ một lần tan nát, nhưng sự đau đớn của người "cô phụ" mới thật vô cùng! (Xin mời xem Youtube 5/7)















Ngọc Hân và Đỗ Trọng Thái: "người cô phụ" và "hồn ma bóng quế" của "người anh hùng Mũ Đỏ" tên Đương".













Hai diễn viên Ngọc Hân và Đỗ Trọng Thái chưa hết bàng hoàng vì vai trò của mình quá ư nhạy cảm trong đau thương, sự đau thương cho người trong cuộc, không phải một Nguyễn Văn Đương mà còn nhiều nữa mà ca nhạc sĩ Nhật Trường Trần Thiện Thanh không thể nào viết ra hết được... 













Diễn viên Ngọc Hân đã chịu đng hết sức​​​​​ với cảm xúc​​​​​​​​​​​​ của mình khi con ngưi thật sự đã nhớ về một hình ảnh của quá khứ qua một sự kiện thương đau​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​ của chiến tranh hay tàn nhẫn của cuộc đi​​​​​​​​!














Bức tranh rất có ý nghĩa này cuối cùng thuộc về hai tổ chức đang hợp tác chặt chẽ với nhau qua cái bắt tay thân thiện để xác định một sự tồn tại dài lâu của trụ sở chung (?)

 Một điều không nói nhưng ai cũng biết trước khi có sự gây quỹ này hai vị cũng đã bỏ khá nhiều tiền túi để giữ lấy trụ sở cho các sinh hoạt của đồng hương. Tất cả những người tham gia công cuộc hôm nay, ngày mai cũng chỉ là đang cố gắng trên con đường chấp nhận lâu dài và chông gai để có một ngày đến cứu cánh là giải thể chế độ csVN đem lại Tự Do, Dân Chủ và Quyền Làm Người cho người dân Việt Nam, ơn đồng bào mới có thể đền đáp được.

Photo link:
Gây quỹ chung của CĐNVQGNC và TTĐHTNHK:


Photo link:
Những ảnh từng đôi bạn lưu niệm trong ngày C ĐNVQGNC và TTĐHTNHK gây quỹ:


Youtube links:
1. Chủ tịch CĐNVQGNC và Trung Tâm Trưởng TTĐHTNHK nói lời mở đầu

2. "Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ", Nguyễn Đức Quang - TTĐHTNHK hợp ca

3. "Người Ở Lại Charlie", Trần Thiện Thanh  - Lê Kim Cương đơn ca

4. "Hàng Hàng Lớp Lớp - Hải Ngoại Thương Ca" - Ngọc Vân đơn ca

5. "Anh không Chết Đâu Anh" - Ngọc Hân và Đỗ Trọng Thái hợp ca

6. "Hẹn Hò" - Ngọc Diệp đơn ca - Bùi Phát đàn Violin

7. "Giờ Này Anh ở Đâu"? Ngọc Hân đơn ca


Kính chúc quý vị trong an hưởng những ngày hạnh phúc của cuộc đời, trong từng hoàn cảnh của từng cá nhân, hãy chia sẻ niềm đau của đồng bào quốc nội, nơi chốn quê hương có những người dân nạn nhân phải chịu đựng sự tệ hại và ác nghiệt do chế độ cộng sản hoành hành một cách ngu xuẩn trên đất nước Việt Nam, gây ra một tình trạng Việt Nam sẽ không còn là Việt Nam chỉ là vấn đề thời gian!

Kính chúc quý bạn được bình yên trong tâm hồn. Hãy chia sẻ phần hồn của mình với phần hồn dấu yêu của người xa lạ có cùng lý tưởng tranh đấu với mình. Hãy tha thứ cho những người làm khổ mình​. Từ đó chúng ta sẽ có hạnh phúc, không phải tìm ở chân trời góc biển nào... Phần còn lại thật quan trọng cất giữ trong tim là tình yêu Tổ Quốc và nỗi nhớ thương đồng bào bất hạnh!


​Hoàng Thuỵ Văn <van.hoangthuy@yahoo.com>
H. Vuong <hvuong311@​gmail.com>