HỘI LĂNG ÔNG BÀ CHIỂU TỔ CHỨC LỄ VIÁ ĐỨC TẢ QUÂN, 10-9-2017
Hoàng Thuỵ Văn
Garden Grove - 10/9/2017 - Hội Lăng Ông Bà Chiểu tổ chức Lễ Viá Đức Tả Quân hằng năm vào hôm nay tại Garden Grove. Ban Tổ chức gồm cựu Đốc sự Châu Văn Để, Hội Trưởng, cũng là Trưởng BTC; ông Nguyễn Quang Bâng; ông Phạm Đức Thạnh; Cô Cao Minh Châu; Cô Vương Hồng Loan; cô Vũ Thị Đan (danh sách vừa nêu có ghi trong Thư Mời và có thể còn nhiều hơn). Theo BTC, chương trình lễ Vía gồm:
1- Nghi thức Khai mạc:
- Lễ chào cờ Việt Mỹ và Phút mặc niệm truyền thống.
- Chào mừng và giới thiệu khách tham dự
- Tuyên bố lý do buổi lễ
(ba mục trên do cựu Đốc sư Phạm Đức Thạnh đảm trách, mục sau này do cựu giáo sư Cao Minh Châu trình bày)
- Trình bày về Hội Lăng Ông Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt tức Lê Văn Duyệt Foundation (LVDF) và nay là Hội Lăng Ông Bà Chiểu Association (LOBCA)
2. Tế Lễ Cổ Truyền: (do cựu Đốc sư Trương An Ninh đảm trách)
Tế Lễ và đọc Văn tế gồm các vai như sau (cast):
- Chánh Tế: Châu Văn Để
- Phó Tế: Trần Vĩnh Trung và Nguyễn Thành Điểu
- Chấp Sự Giả: Tuyết Nga và Kiều Hạnh
- Dâng hoa và trà rượu: CLB Hát Bội
Xướng Tế trong Tế Lễ Cổ Truyền: Trương An Ninh
3. Niệm Hương: Bà quả phụ Nguyễn Thanh Liêm và BTC
Nghi thức của lễ Xây Chầu
4. Lễ Xây Chầu: Cựu Đốc sự Châu Văn Để đảm trách:
- Mọi người đứng lên (để cung nghênh Đức Tả Quân)
Xướng Nghinh Thần Tiếp Giá: Ngọc Anh
- Hát bội: (Trích đoạn tuồng San Hậu để dâng Ngài Tả Quân) Câu Lạc Bộ Hát Bội phụ trách
- Tuồng San Hậu kết thúc cũng đồng thới chấm dứt chương trình Lế Viá Đức Tả Quân vào lúc 2 giờ 30 chiều.
Trước khi Hát Bội trong
chương trình có mục "Nghinh Thần Tiếp Giá"
có ý nghĩa lễ nghi quan cách để chào đón Tả Quân
là vị Chủ tọa buổi hát Xây Chầu
5. Bài của cựu Đs. Châu Văn Để giới thiệu lý lịch tuồng Hát bội "San Hậu"
Sơ lược vở tuồng San Hậu
Có nhiều truyền thuyết về vở tuồng San Hậu. Có thuyết nói thủy tổ là Đào Duy Từ và kế tiếp là Đào Tấn. Nhưng vở tuồng San Hậu có nghĩa là Sau Núi do Đức Tả Quân Lê Văn Duyện soạn. Theo tác giả Duy Lân thì San Hậu là tuồng thầy, do Đức Tả quân Lê Văn Duyệt soạn khi Ngài là Tổng Trấn Gia Định thành, cai quản từ Bình Thuận tới tận Mũi Cà Mau.
Nếu ta nghiên cứu kỹ thì cách đối đáp trong tuồng đặc sệt tánh chất bình dân Nam Kỳ, của người Gia Định. Theo Duy Lân, soạn giả tuồng San Hậu do đạo diễn Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông thực hiện. Cổ nhạc do Năm Cơ đờn kiềm, Hai Thơm đờn ghita, Sáu Lệ đờn cò. Với sự góp mặt 9 huy chương vàng gồm:
Thanh Nga: Tạ Nguyệt Kiểu
Hữu Phước : Đổng Kim Lân
Phượng Liên: Tạ Ngọc Dung
Ngọc Giàu: Phàn Phụng Cơ
Ngọc Quang: Khương Linh Tá
Thanh Hải: Tử Trình
Hoàng Giang: Tạ Thiên Lăng
Diệp Lang: Triệu Khắc Thường
Việt Hùng: Tạ Ôn Đình
Ánh Loan: Đổng Mẫu
Văn Hường: Thầy Yết
Nam Hùng: Phàn Diệm
Và Thanh Tú, Ngọc Nuôi. Hoàng Mai, Minh Điển, Duy Lân, Minh Sơn , Minh Ngọc
Trích đoạn hôm nay là trích đoạn phần thứ ba:
“Tạ Nguyệt Kiểu xuống tóc xuất gia,
Tề Đông Cung đuổi tà phục nghiệp”
Anh em phản nghịch họ Tạ bắt Đổng Mẫu (mẹ Đổng Kim Lân) để uy hiếp họ Đổng đầu hàng. Tạ Nguyệt Kiểu (Chị ruột của họ Tạ) tự trói mình để trao đổi con tin. Anh Em họ Tạ bối rối đành mở cửa thành cho quân của Đổng Kim Lân tràn ngập. Nhà văn, cựu Dân Biểu Nguyễn Hữu Chung cho là Nguyệt Kiểu (tuồng San Hậu của Lê Văn Duyệt) và Nguyệt Nga (tuồng Lục Vân Tiên phỏng theo thơ của Nguyễn Đình Chiểu) là hai người phụ nữ Việt Nam phi thường. Vì cốt chuyện tưởng là của người Tàu như Vua Tề, như chuyện Tây Minh; nhưng thực ra là của Việt Nam, hoàn toàn Việt Nam!
Lobca 09082017@16:00
MC. Vũ Thị Đan
6. "Hát Bội" hay "hát Bộ"
(Bài của cựu Gs. Cao Minh Châu)
Tác giả Vũ Đức Sao Biển, trong bài “Hát bội Quảng Nam” in trong cuốn Quảng Nam hay cãi
(NXB Trẻ, 2010) đã dẫn lời nhà nghiên cứu Vũ Khắc Khoan, cho rằng cả hai tên gọi ấy đều đúng. Theo đó, “bộ” có nghĩa là diễn xuất của nghệ sĩ đều phải phân đúng từng bộ diễn; vì vậy mới gọi là “hát bộ”, “diễn bộ”, “ra bộ”.
Gọi là “hát bội” bởi trong nghệ thuật hóa trang, đào kép (khi diễn nghệ thuật này) phải đeo, phải giắt (bội) những cờ phướn, lông công, lông trĩ... lên người.
Cách giải thích trên, là dựa vào chữ bội 佩, có nghĩa là mang, đeo, giắt các đồ trang sức trên người.
Tuy nhiên, cũng có cách giải thích khác dựa vào chữ bội 倍 nghĩa là tăng thêm gấp nhiều lần.
Tự điển “Ðại Nam Quốc Âm Tự Vị” của Huỳnh Tịnh Của giải thích: “bội” là “hơn”, là “bằng hai”, và hát bội là “con hát, kẻ làm nghề ca hát”.
Hát bội do chữ “bội” mà ra. Bởi lẽ xem hát bội ai cũng thấy rằng từ cách vẽ mặt, điệu bộ, lời nói... cái gì cũng làm gia bội thêm, cường điệu thêm rất nhiều.
Tác giả Phan Phụng trong bài “Hát tuồng hay hát bội” đăng trên Tạp chí Hồn Việt, giải thích về cách gọi này như sau:
Ngày xưa, ở mỗi làng xã đều có một ngôi đình, ở đó hằng năm đều có những cuộc tế lễ để cúng thần và lễ kỳ yên để cầu quốc thái dân an. Trong chương trình tế lễ thường có các tiết mục như: Lễ Thỉnh sinh, Thỉnh sắc, Lễ Yết tế, Lễ Dâng hương,…
Cuối cùng đến Lễ Hoàn mãn thì phần tế lễ có thể coi như đã kết thúc, nhưng muốn cho lễ hội được thêm linh đình và cũng để giúp vui cho dân chúng, ban tổ chức thường thêm vào một tiết mục gọi là tiểu bội hoặc đại bội. Chữ “bội” ở đây có nghĩa là nhiều thêm, thêm vào như bội thu, bội phần.
GS Hoàng Châu Ký (1921-2008), nhà hoạt động văn hóa, nhà văn, nhà nghiên cứu sân khấu dân gian Việt Nam, trong cuốn Sơ thảo Lịch sử Nghệ thuật Tuồng cũng nghiêng về cách gọi đó: “Chú ý rằng Hát Bội là danh từ riêng chỉ nghệ thuật Tuồng. Ở miền Nam hiện nay trong dân gian vẫn dùng như thế”. Và tại hải ngoại GS Ngọc Bày của Câu Lạc Bộ Hát Bội cũng cho biết là dùng tên gọi Hát Bội.
Cô Cao Minh Châu
7. Đức độ của Tả Quân Lê Văn Duyệt trong lòng người dân Việt
(Bài của cựu Gs. Cao Minh Châu)
Đức Tả Quân LÊ VĂN DUYỆT trong lòng người Dân Việt
Kính thưa quý vị quan khách, quý cơ quan truyền thông, ông Chủ Tịch Hội Đồng Sáng Lập và toàn thể thành viên Hội Lăng Ông Bà Chiểu (LOBCA),
Hôm nay là Lễ Vía Đức Tả Quân, cựu Đốc sự Phạm Đức Thạnh vừa trình bày lý do tổ chức Lễ Vía,và bây giờ chúng tôi là Cao Minh Châu xin được trình bày sự tôn trọng và tình cảm dành cho Ngài trong trái tim của người dân.
Trước hết Minh Châu xin sơ lược về Hội LOBC: GS Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Liêm đã sáng lập Hội LVD Foundation với mục đích bảo vệ những nét đẹp và giá trị Văn Hóa của người Việt tại hải ngoại. Ngoài ra GS cũng muốn mọi người tưởng nhớ công đức, tài ba của vị Đệ Nhất Công Thần Triều Nguyễn và là một vị Phúc Thần của người dân "Gia Định Trấn", hay "Nam Kỳ Lục Tỉnh". Chính GS lúc sinh tiền đã đổi tên Hội LVD Foundation thành Hội Lăng Ông Bà Chiểu (LOBCA) cũng là một phần của nỗi nhớ quê hương và tình yêu dân tộc trong tim mỗi người Việt tha hương sẽ là nguồn kích thích cho tuổi trẻ tiếp nối không bao giờ quên đất nước và nền văn hoá của dân tộc mình.
Lăng là mộ phần của các Bậc Vua, Quan và những người có địa vị cao trong Xã Hôi. (Lăng Vua Tự Đức, Lăng Tả Quân…..)
Ông là tiếng người dân xưng hô một cách trịnh trọng Đức Tả Quân (Thượng Công)
Bà Chiểu: Tên người vợ của một vị Lãnh Binh (võ Tướng Nguyễn Ngọc Thăng thời Vua Minh mạng (1798-1866), ông thuộc thế hệ đầu tiên tham gia chống thực dân Pháp (theo học giả Petrus Trương Vĩnh Ký) . Tên bà được đặt tên cho một ngôi chợ nằm tại Xã Bình Hòa, Tỉnh Gia định, giáp ranh với thành phố Saigon vì bà lập ra chợ này.
LOBC: Lăng Đức Tả Quân LVD tại khu gần chợ Bà Chiểu (chứ không phải lăng của ông bà Chiểu)
Đức Tả Quân làm Tổng Trấn Gia Định Thành 2 lần Tổng cộng gần 20 năm), Ngài mất khi đang còn tại chức (1832)
(Xin thưa: Gia Định Thành là vùng đất miền Nam gồm các Trấn Phía Nam ( Phiên An, Biên Hòa, Vĩnh Thanh, Đinh Tường, An Giang, phần đất mà sau này là Lục Tỉnh : Phiên An, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên)
Còn Thành Gia Định chỉ là một thành, Đức Tả Quân xây dựng và khánh thành năm 1830 nằm trong tỉnh Phiên An nên còn được gọi là Thành Phiên An)
Trong khi làm Tổng Trấn Gia định Thành, Đức Tả Quân còn được trông coi luôn Tỉnh Bình Thuận. Như Vậy vùng quản hạt của Ngài từ Phan Thiết đến mũi Cà Mau.
Ngài ,tính tình cương trực, thanh liêm, thẳng thắn và dũng cảm, khoan dung, yêu dân, lo cho Tổ Quốc
*Ngài rất ghét những người gian xảo, ăn không nói có, đặt điều nói bậy, cơ mưu để hại người, gây chia rẽ, đoạt quyền. Truyền thuyết cho rằng những người thề bồi trong điện thờ Ngài mà nói láo, vu khống bị người trừng phạt ngay (thổ huyết), Còn những người trong sạch bị hàm oan sẽ được Ngài ban phước lành. Đó là tín ngưỡng tự do của dân gian.
* Những tham quan, nhận hối lộ, vơ vét của dân bị Ngài thẳng tay trừng phạt.
* Ngài thẳng thắn phê bình những sai trái của các nịnh thần.
* Ngài dũng cảm trừng phạt bất cứ ai làm sai, gây cho dân chúng lầm than (xử tử Phó Tổng trấn Gia Định Thành, Huỳnh Công Lý, cha bà Thứ Phi)
* Rất khoan dung: Khi đi dẹp những cuộc nổi loạn, ngài tìm hiểu nguyên nhân, nếu vì tham quan ô lại mà dân nổi loạn thì ngài trừng phạt tham quan, phủ dụ dân chúng , sau đó kêu gọi đầu thú (đã sử trảm Chưởng cơ Lê Quốc Huy trong vụ nổi loạn Mọi Vách Đá)
* Luôn lo cho dân gàu nước Mạnh. Thời ngài làm Tổng Trấn, dân ấm no, và được hai nước Xiêm La và Chân Lạp (Thái Lan và Cao Miên) rất kính phục.
Công Đức
* Phát triển Lục Tỉnh
- Xây dựng quan hệ ngoại giao rất tốt với hai quốc gia lân cận: Xiêm La và Chân Lạp
- Hai lần bình định bọn "Loạn Vách Đá" rất tàn ác.
- Khai hoang, lập ấp, đào kinh.
- Phát triển kinh tế.
** Ngài không cấm đạo nghiệt ngã dưới triều Minh mạng. Và cho rằng chính sách Bế Môn Tỏa Cảng là sai lầm.
*** Đã có công phát triển các khu đầm lầy, rừng rậm, hẻo lánh thành những vùng trù phú, an ninh.
**** Quân đội Ngài rất kỷ luật, không hề cướp bóc tài sản của dân.
Kết Luận
- Đức Tả Quân là một vị Phúc Thần của người miền Nam, Ngài phù hộ cho mưa thuận gió hòa để mùa màng tươi tốt.
- Đền thờ Ngài khói hương nghi ngút quanh năm. Uy danh ngài sáng chói.
- Chúng tôi, thành viên Hội LOBC nguyện noi gương thanh liêm, khoan hòa, từ ái, dũng cảm, của Ngài và tiếp nối con đường GS Nguyễn Thanh Liêm đã vạch ra.
Trân trọng kính chào quý vị,
Cao Minh Châu
Một màn diễn của Hát Bội
CLB Hát Bội
Xem một số ảnh Lễ Vía Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt
Xin
mượn lời cựu Gs. Cao Minh Châu, Hội Lăng Ông Bà Chiểu trong phần vừa nêu trên để thay lời tạm biệt:
"Giáo Sư Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Liêm đã sáng lập Hội Lê Văn Duyệt Foundation với mục đích bảo tồn những nét đẹp và giá trị Văn Hóa dân tộc của người Việt chúng ta tại hải ngoại. Ngoài ra Giáo Sư cũng muốn mọi người tưởng nhớ công đức, tài ba của vị Đệ Nhất Công Thần Triều Nguyễn và là một vị Phúc Thần của người dân "Gia Định Trấn" hay "Nam Kỳ Lục Tỉnh" theo cách gọi của Triều Đình, hay miền "Đồng Nai Cửu Long" thân yêu của dân gian ở Miệt Trển và Miệt Dưới. Chính Giáo Sư lúc sinh tiền đã muốn đổi tên Hội Lê Văn Duyệt Foundation (LVDF) thành Hội Lăng Ông Bà Chiểu (LOBCA) cũng là một phần của nỗi nhớ quê hương ("la Nostalgie") và tình yêu dân tôi ("Je dire au bonjour Vietnam") trong tim mỗi người Việt tha hương. Những thứ tình cảm chân thật đó sẽ mãi là nguồn kích thích cho tuổi trẻ tiếp nối không bao giờ quên đất nước và những giá trị nền tảng của văn hoá dân tộc mình."
Hoàng Thuỵ Văn
Email: van.hoangthuy@yahoo.com
No comments:
Post a Comment