Sunday, June 4, 2017

PHI LOAN HTCM NGÂM THƠ - BÀI "NỖI NHỚ KHÔN NGUÔI" CỦA NHÀ THƠ CAO NGUYÊN

PHI LOAN NGÂM THƠ BÀI "NỖI NHỚ KHÔN NGUÔI" CỦA NHÀ THƠ CAO NGUYÊN



Nghệ sĩ Phi Loan ngâm thơ bài "Nỗi Nhớ Khôn Nguôi"​ 
của nhà thơ Cao Nguyên.

- Tập tin về Phi Loan HTCM ngâm thơ bài "Nỗi Nhớ Khôn Nguôi" của Cao Nguyên, ngày 27/5/2017.
- Photo files và video via Youtubes về CLB Tình Nghệ Sĩ trình diễn tại Đại Hội CTCT Lần Thứ XIX, ngày 28/5/2017.
- Chuyển tiếp tập tin về Phi Loan HTCM ngâm thơ bài "Đổi Cả Thiên Thu Tiếng Mẹ Cười", ngày 20/5/2017.

Hoàng Thuỵ Văn

1. Santa Ana - 27/5/2017 - Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ họp mặt chiều nay Thứ Bảy mừng Lễ Mẹ/ Mother's Day kết hợp nhiều tiết mục trong một chương trình văn nghệ vui tươi chừng mực. Sau phần văn nghệ "warm-up" của chương trình là tiết mục Phi Loan được mời ngâm thơ bài "Nỗi Nhớ Khôn Nguôi" của Nhà thơ Cao Nguyên như một sự mở đầu của chương trình Ra mắt tác phẩm "Hành Trình Nhân Ái" của người văn nghệ sĩ có gốc "lính VNCH" này đến từ Tiểu bang Virginia, miền Đông Hoa Kỳ. Trong dịp này một số văn nghệ sĩ Văn Bút và thân hữu tại Miền Nam California cũng đã có mặt tham dự. Kế tiếp là phần tổ chức sinh nhật tập thể nội bộ theo một hạn kỳ của CLB Tình Nghệ Sĩ. Sau đó các tiết mục văn nghệ trên nhiều thể loại được tiếp tục cho đến khi chấm dứt chương trình.


Bánh Sinh nhật tập thể của CLBTNS, 27/5/2017


Phi Loan bên cạnh chiếc bánh Sinh Nhật tập thể.
2. Bài thơ "Nỗi Nhớ Khôn Nguôi" của Cao Nguyên do Phi Loan diễn ngâm với sự phụ hoạ của tiếng sáo Ngọc Nôi sau đây:


Nghệ sĩ Phi Loan ngâm thơ "Nỗi Nhớ Khôn Nguôi"
trong tâm trạng đau buồn của một người trong cuộc
sống sót sau từng cơn bão trận địa pháo nã theo từ các đơn vị
quân Bắc Việt nhằm tiêu diệt các thành phần di tản trên Liên Tỉnh Lộ 7B, 
trong đó người dân liều chết lánh nạn VC chạy theo Quốc gia. 


Bài thơ như sau:

NỖI NHỚ KHÔN NGUÔI

Mới tháng hai, đã nhớ tháng tư
Chưa qua xuân đã chết nụ cười
Trời gió chướng, được mùa nước mắt
Tràn qua tim, chảy suốt một đời

Từ phố Bolsa - nhìn thấy lửa
Cháy đỏ trời dọc theo sông Ba
Bạn bè chết, nhớ tên từng đứa
Gọi nhau vào bi khúc xót xa

Giữa tháng hai, đã nhớ tháng tư
Tại ký ức nhầm ngày, lộn chỗ
Hay đến kỳ, siêu độ bạn ta
Ba - Mươi - Năm, tìm không thấy một

Nỗi buồn ấy hiển nhiên có thực
Ai không tin - Cứ hỏi bạn ta?
Viên đạn nào, bắn vào giữa ngực
Khi tim còn dồn nhịp thiết tha!

Tây Nguyên ơi! Gót hồng, đất đỏ
Vội vàng chi - Đi chẳng giã từ
Để bây giờ còn nghe tiếc nhớ
Núi rừng xưa, in cả bóng người

Ruộng đồng hỡi! Luống cày vỡ đất
Gieo cho xanh, hạt giống tin yêu
Từ mỗi chỗ đau buồn rất thật
Triệu đoá hồng nhân ái mọc lên!

CAO NGUYÊN

 Tiếp theo để tặng Nhà thơ Cao Nguyên, Nghệ sĩ Phi Loan ngâm bốn câu thơ trong bài "Mắc Nợ"của chính mình sáng tác, trong tập thơ cùng tên của tác giả ấn hành năm 2011 tại Little Saigon, miền Nam California.

[... Mắc nợ quê hương nặng trái tim
Da vàng, máu thắm giống Tiên Rồng!
Nợ lòng chung thủy cùng dân tộc...
Nợ khúc ân tình... Ôi non sông!...]

"Mắc Nợ", Mắc NợPhi Loan Hoàng Thị Cỏ May




Nhà thơ Cao Nguyên, tác giả bài thơ "Nỗi Nhớ Khôn Nguôi" 
và nhà thơ  Hoàng Thị Cỏ May cũng là nghệ sĩ diễn ngâm Phi Loan trong chương trình.

Photo link: Chương trình của CLB Tình Nghệ Sĩ chiều 27/5/2017 - Phi Loan ngâm thơ "Nỗi Nhớ Khôn Nguôi", Hành trình Nhân Ái, 2017, Cao Nguyên.

[Tất cả những file photos trên đây chỉ để làm trailers, muốn xem đủ hình chọn lọc, xin vào các link màu blue dưới đây]



3. i thơ "Nỗi Nhớ Khôn Nguôi" là một trong những khúc thương đau của chiến tranh Việt Nam. Tác giả lấy bối cảnh hoảng loạn đầy máu, nước mắt trên đoạn Liên Tỉnh Lộ 7B của cuộc triệt thoái Cao nguyên tháng 3/1975. Đây là một trong những nỗi kinh hoàng của người trong cuộc! Cuộc triệt thoái quân sự bắt đầu ngày 16/3/1975 và từ những ngày sau dân, quân, cán, chính nhập chung đoàn di tản, một hành động quân sự bất đắc dĩ khi bị chi phối bởi một "cul-de-sac" của một bàn cờ chiến lược khu vực không thể với tay, trong khi đạn pháo các loại mà quân CSBV đuổi theo đã gây tang thương cho biết bao người trong số rất nhiều trẻ em và người dân vô tội, cho đến nay vẫn bàng hoàng như mới xẩy ra... Thế rồi trong chiều sâu thẳm của tâm hồn và tận đáy trái tim người trong cuộc vẫn có điều gì không thể quên được... 





Nhìn vào những nạn nhân là phụ nữ và trẻ thơ 
để thấy được nỗi đau của một dân tộc 
trong cuộc chiến tranh do cộng sản chủ trương.

4. Nỗi Nhớ Tháng Ba.
Từng câu của trang thơ Mẹ Việt Nam & Quê Hương ở phần đầu của tập thơ Mắc Nợ cũng chính là bài thơ "Mắc Nợ", tác giả Phi Loan HTCM đã gợi nhớ cho một quãng đời mang nặng trách nhiệm và niềm tin của người lính trận khi chàng và các đồng đội xem chừng cũng dễ thương và giỏi giang băng rừng tìm về lại LZ, điểm hẹn sinh tử, sinh tử vì pháo lửa đã dậy trời và con chim sắt UH1D duy nhất của PĐ. 219 quen thuộc đến đón thay cho phi vụ của AA thân thuộc đang lo cho một rescue khác trên "tử lộ 7B". Nơi checkpoint RS31 của bãi đáp đã định phận, tim óc nào có thể chứa đựng nổi tâm tư này!? Cuộc đời chàng nằm trọn trong một ba lô rất đặc biệt khi vào một thời điểm "tháng Ba gẫy súng". Giá mà chàng được nghe một khúc giao hưởng nào của Franz Schubert mà chàng thích thú lúc còn đi học nhưng vào lúc này, ngày 18/3, cũng không dễ cảm nhận được vì nghĩ đến nỗi đau của đồng bào chàng! Còn hơn một tháng nữa mất toàn bộ Miền Nam! 

Và chiều nay được nghe lời thơ "... Nợ lòng chung thuỷ cùng dân tộc... Nợ khúc ân tình... Ôi non sông..." của bài thơ cùng tên với tập thơ Mắc Nợ ấy

"Chàng" được nhắc đến ở đây là "người lính", hay "nlts" mà một ít người đồng sự bé nhỏ của chàng ở hậu cứ/headquarters quen gọi "le combattant-écolier" (CE) cũng là danh hiệu rất dễ thương "soldier-student" (SS) nhưng khó hiểu vì "có nhu cầu thương người và không màng người thương ta" đã được đưa vào "Huấn thị" của những ngày chiến đấu xa xưa ấy! Theo chàng ngày nay những xuất phẩm đó luôn tồn tại trong mảng ký ức của chàng như "Mầu Tím Hoa Sim" của Hữu Loan, "Cần Thiết" của Nguyên Sa, "Hai Sắc Hoa Ti Gôn" của TTKh ... trong di sản văn chương Việt Nam!

5. Cũng trong dòng thi ca mới của nền Văn Học Việt Nam, thơ trữ tình quá phong phú của thế giới, của Việt Nam nói riêng cũng không thể quên Hồ Dzếnh mà hai câu thơ sau đây người lính nào và người yêu của lính trước đây cũng nằm lòng: "Thư viết đừng xong thuyền trôi chớ đỗ - Cho nghìn sau lơ lửng với nghìn xưa"! Hai câu thơ chất chứa một tâm trạng sao mà "ngập ngừng" quá, lúc nào cũng tưởng như đang bay bổng và có lẽ chỉ có ở những người "mắc nợ" nhau không dứt rời được trong một thế giới không được nhìn thấy! Nó không hẳn trừu tượng và cũng không cụ thể... thôi thì xin cho gọi "chiều thứ tư" lững lờ vậy! 


Và ở một nơi chốn năm xưa trong một góc khuất với nhiều cây cao bóng mát của vườn Luxembourg lần đầu tiên trong đời mình chàng đọc được và chép lại hai câu thơ trữ tình đó từ tập mémento de musique có nhiều bài nhạc tình của thế giới âm nhạc, "classique" nhiều hơn "moderne". Tập nhạc cũ kỉ của một cặp nghệ sĩ trẻ đường phố, một nữ violoniste và một nam guitariste, nói như thế không có nghĩa họ sống về nghề ca hát này. Họ là Jacqueline S. và Robert B., thuộc các gia đình học giới của thời đó, cũng là học trò ở khu Latin, Quận 6. Người chung quanh không hề biết hai người trẻ này có yêu nhau không, nhưng họ cùng có dáng điệu của một sự đắm đuối và ở họ người ta đang chăm chú thấy người nam nhìn người nữ cúi mặt "bằng đôi mắt buồn vời vợi" như một cách tạ tình mang tính sám hối của người đàn ông đã lỗi hẹn với người mình yêu theo một bóng dáng của tình buồn trong ca khúc của Nguyễn Vũ, tiếp nước mắt cho người đời thổn thức trong "Lời Cuối Cho EmNếu ngày mai nếu chúng mình xa nhau - Anh xin muôn kiếp yêu em mà thôi...

Em, anh xin em một lần cuối
Đừng trách anh, đừng giận anh nhé em
Em, anh van em, em nói đi
Em nói sẽ không bao giờ buồn


Ɲếu ngàу mai lỡ chúng mình xa nhau
Anh chôn dấu đời ngàn năm lạnh giá
Ɲêu ngàу mai lỡ chúng mình xa nhau
Anh xin muôn kiếp уêu em mà thôi

Đừng, đừng nhìn anh bằng đôi mắt buồn vời vợi
Thà em nói, thà em trách rằng anh dối gian thật nhiều
Bâу giờ chỉ còn đôi ba giâу phút cuối bên nhau
Em nói đi, em nói đi
Dù chỉ một lời làm tan nát lòng nhau.


Tác giả tình khúc là văn nghệ sĩ có thể nói được hết để thay cho người đời muốn nói trong khi người lính miền quê ngoại không biết đường nào vào Tâm giao cũng không biết đường đến bến Hạnh ngộ. Tâm trạng của người lính là nỗi đau của người mất nước. Chàng nhớ đến một cuối đường chiến đấu của chàng ở chiến trận, không có quán trọ nhưng có vườn hoa nhà em phủ kín thơ văn cho lính trọ lỡ đường ngắm hoa nghỉ chân. Sau này người đời được biết thêm nơi đó đã từng có một người lính áo trận hoa rừng có hình ảnh của một thư sinh, bản đồ nhét đầy túi quần và chiếc máy thu phát PRC-77E1 biến chế đặc biệt nhỏ gọn, cặp nách "em 63", nhưng lại là một "ninja" lạc quá xa vào hang động Khamane Hạ Lào, cách xa Tou Marong và Bản Tasseing, toạ độ vùng 12°56′N 105°50E, không có tiên Giáng Hương của ngàn năm trước, cũng không có người văn nghệ sĩ Từ Thức phong lưu của nước Đại Việt mà có vườn hoa đẹp tứ thời. Chủ nhân ở đâu không thấy mặt, người đời ở miền quê đất đỏ biết rõ là vườn hoa Lyca, một loài hoa biết sầu nhung nhớ tên M mà chàng luôn nhớ. Rồi chàng rời quê hương mang theo hình bóng M qua thơ văn đầy hương hoa, gỡ ra từng mũi kim cỏ bông may ghim trên cổ áo trận, dấu tích của sự lấy cỏ làm nệm, lấy sương trời làm mền, lấy hình bóng em làm nỗi nhớ khôn nguôi và tình yêu đất nước làm lẽ chiến đấu...

Cho dù ở chân trời góc biển nào chàng vẫn không quên tình trạng thương đau trăm chiều của những người phụ nữ có người mình yêu là lính trong chiến tranh và sau đó là "tù cải tạo" trong chế độ cộng sản Việt Nam. Những người phụ nữ rất đáng được yêu chiều này chính là một phần di sản của truyền thống dân tộc Việt Nam đã từng chống độc tài áp bức trên đất nước họ. Việt Nam là quê hương đầu đời của họ, nơi đảng cộng sản Việt Nam với sự tiếp sức của khối cộng sản thế giới và những mánh khóe tuyên truyền lừa dối cả thế giới đã thắng cuộc. Người dân Việt Nam cả nước đều hiểu rằng từ chiêu bài "Cách mệnh Giải phóng Dân tộc" người dân khố rách áo ôm đã mang thắng lợi 4V về cho đảng cộng sản Việt Nam và ngày nay những người dân khố rách áo ôm này chính là nạn nhân của đảng cộng sản cầm quyền trong chủ trương cướp đất Dân Oan và bán cho ngoại bang để chia chác với nhau, chưa kể tội bán nước! Việt Nam sẽ không còn là Việt Nam khi đất nước còn dưới sự thống trị của tập đoàn cộng sản Hà Nội.

6. Loại nhạc tình làm cho người ta tương tư như "L'Histoire d'un Amour/The Story of a Love" khởi sắc từ đầu thập niên 60 cuốn hút và làm rơi lệ nhiều người yêu thích nhạc tình bốn phương, nhất là giới hâm mộ Văn học - Nghệ thuật Thế kỷ 19, về sau có nhiều lyrics ra đời mà sự hâm mộ không thua kém. Lời nhạc có những tiếng than thở như trăng trối như trong lyrics của Dany Brillant sau đây:


[ ... C'est la plainte de deux coeurs

Un roman comme tant d'autres
Qui pourrait être le vôtre
Gens d'ici ou bien d'ailleurs
C'est la flamme
Qui enflamme sans brûler
C'est le rêve
Que l'on rêve sans dormir
Un grand arbre qui se dresse
Plein de forces et de tendresse
Vers le jour qui va venir...]
{... My lament is the wail of two hearts
A romance like so many others
That could have been yours
People from here or somewhere else
 It's the flame that inflames without burning
It's the dream that's dreamt without sleeping
Like a tree that stands
Full of strength and tenderness
Into the day that comes...}

Tình yêu ở đâu đó chắc có cái gì tuyệt vời lắm trong niềm thương và nỗi đau của con người Việt Nam phải can dự vào cuộc chiến nên người trong cuộc cũng có ai đó không ngăn được giọt sầu của một dĩ vãng chưa thể chấm dứt! Chẳng hạn như:
          
           ... Có những chiều nhỏ buồn buồn cúi mặt
Rèm mi chờ lăn nốt những hàng châu
Thương giọt sầu mằn mặn ướt bể dâu
           Chẳng hiểu sao nhỏ yêu anh đến thế! ...
        
        "Nhỏ, Phượng Hồng và Nỗi Nhớ", 
   Phi Loan Hoàng Thị Cỏ May, 
California, tháng 8/2013

Không phải bất giác mà thật lâu rồi chàng rất nhớ về một giọng "tắt tiếng" vì thất thanh của cô gái lọ lem sống sót năm đó gọi tìm người đi cùng trong đó, sau này được biết có thêm người em trai trên đoạn đường hoảng loạn vào những ngày gian nan tháng 3 năm 1975. Hùng ngày nay cũng đã có gia đình và hai cháu nhỏ rất dễ thương. "Giọng tắt tiếng" ấy nay đã trở thành một giọng thơ quyến rũ đặc biệt của những tháng ngày người lính hiện sống! "Một giọng thơ quyến rũ đặc biệt" mà chàng đã cảm nhận từ sự biết ơn đối với Thần Cupid của huyền sử cổ Hy Lạp!

Lời thơ hay thi t và độ trầm bổng hay tiết tấu của nhạc trong thơ cùng độ ngân rung và sự hoà quyện của âm sáo đã từ lâu tạo cho Phi Loan một nghệ thuật ngâm thơ riêng biệt của mình. Nhiều bài thơ đã được diễn ngâm trước đây là xuất phẩm của văn học Việt Nam, của thời tiền chiến và của Miền Nam tự do. 

7. Người lính trận năm xưa ấy cho dù có 42 năm tha thiết với văn chương Việt Nam tính đến hôm nay nhưng vẫn không biết gì về Văn học sử để hiểu được con đường nào vào "Tâm giao" và con đường nào đến bến "Hạnh ngộ" như người đời thường viết xuống! Chàng không khó khăn để lục tìm trong trí nhớ về một cuối đường bên bờ sông Ba chiều hôm ấy, nơi các Thần linh ẩn mặt để cho quỉ dữ lộng hành! Chàng không thể nào hiểu nổi tại sao có những con người bằng xương thịt yếu đuối có thể sống sót khi đang tìm cách trốn thoát Thần Ares trong cơn hoảng loạn cực độ và xe cộ tan hoang mới đó thôi, mới sau từng hồi rít rợn người của hàng loạt pháo Đỏ và những mảnh thịt văng còn dính trên những cành khô lá cháy!

Người dân hứng chịu bao nỗi đau mất mát quá lớn không quên tháng Ba của 42 năm về trước, ngày 25 cuộc di tản của dân và quân Miền Nam từ Cao nguyên đất đỏ qua Liên Tỉnh Lộ 7B vẫn chưa kết thúc, dù có một số đông chạy thoát về được tiếp cứu ở các nơi tập trung các tỉnh thành ven biển, Phú Yên, Nha Trang...! "Tháng Ba gẫy súng" thật sự đã làm tan nát cõi lòng những người Việt Nam còn sống sót sau cuộc chiến. Người lính đến lúc phải rời biển cả theo nhu cầu chiến sự chuyển sang chiến đấu ở Tam biên, Buôn thượng, Buôn hạ đã quen với "thoát hiểm mưu sinh" ngày ấy nhìn tận mắt cuộc di tản tránh khỏi tầm hoả lực quân cộng sản Bắc Việt đang say máu trong từng cơn pháo trận địa gây chết chóc khủng khiếp cho người dân Cao nguyên, trong khi quân di tản thiếu phương tiện hữu dụng để chống trả. Chiến tranh do CSVN gieo rắc đã làm tan hoang đất nước và gây ra những hệ luỵ không thể lượng định và hình ảnh vẫn chồng chất trong mảng não những ký ức không quên!





Nghệ sĩ Phi Loan với lời cảm tạ nhẹ nhàng 
sau mỗi lần trải hồn mình trong thơ...

Rồi chàng hình dung lại hình ảnh mờ của quá khứ, những tình cảm trót mang vẫn luôn nặng trĩu trong tâm tư những ai trong cuộc tháng Ba ấy! Một sự trùng hợp của tháng Ba không thể mãi ép kín trong lòng, những mảnh nhỏ hạnh phúc còn sót lại của đời chàng, "người lính mang trái tim thư sinh" năm nào đó lần hồi được gắn lại thành mảng lớn cho cuộc đời nàng để tạ tình 'người yêu của lính ngày xưa ấy'. Bên cạnh nỗi nhớ là "tháng Ba của em và của anh" và nỗi đau là tháng Tư Đen của cả nước Việt tang thương đó không thể chối bỏ sức mạnh của tình yêu và nỗi nhớ! 
Từ trong cuộc chạy giặc hoang tàn đó, khủng khiếp ấy, cơn hoảng loạn đã biến người con gái trở thành lọ lem, đã yếu gầy lại thêm xơ xác mà "nỗi nhớ anh của tình yêu em" đã giành giựt với Tử Thần sự sống còn trong cái chết cận kề, thoát hiểm sau những cơn pháo trận địa của giặc. Đó là một kỷ niệm có đau lẫn thương, có bề dầy trần thế bằng nửa cuộc đời của "nỗi nhớ tháng Ba": "Ngày ấy nếu em không cúi mặt - Nay anh đâu nhờ nhiếp ảnh tìm em". Chúc mọi điều an lành!!



Một cảnh Sinh nhật tập thể của CLB Tình Nghệ Sĩ, 27/5/2017.



Phi Loan trong vai người mẫu đang thử "balance."

8. Ban Hợp Ca CLB Tình Nghệ Sĩ và Nhóm Ca Nhạc Quỳnh Hoa & Thân Hữu tham gia chương trình văn nghệ tại buổi dạ tiệc của Đại Hội Chiến Tranh Chính Trị Lần Thứ XIX ở Anaheim, miền Nam California. Mời xem ảnh của mình trong Google Photos theo link tiếp theo đây: 

[Tất cả những file photos trên body chỉ để làm trailers, muốn xem đủ hình chọn lọc, xin vào các links màu blue dưới đây]



Và Phi Loan nhập vai người mẫu 
và vai nào cũng hoàn thành xuất sắc.



Phi Loan trong vai người mẫu (nhóm Comay NL) 
đang thử "balance" của sắc màu trên da
 trang phục trong "view palace."




Thử "balance" bên dòng Suối Tiên...



... và bên tường Hoa sắc Tím và còn nữa...




Màn phụ diễn chọn lọc của những người làm tươi mát cuộc đời cho những người lính sau ngày tàn cuộc chiến vẫn còn tha thiết với quê hương, với Mẹ già ở thôn Vĩ Dạ hay Ngự Bình, và cùng với Ca sĩ Quỳnh Hoa trình bày cho thật xuất sắc "Huế Xưa Của Tôi."



CLB Tình Nghệ Sĩ trình diễn thời trang "Tà Áo Dài",... 



... nhạc nền từ  melody & lyrics Tà Áo Dài của Cao Minh Hưng. (Youtube ở # 7)



Màn hợp ca "Việt Nam Ơi! Việt Nam Ơi!", 
Ban Hợp Ca Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ trình bày. (Xem Youtube ở # 7)


9. Phi Loan HTCM diễn ngâm thơ của Trần Trung Đạo bài "Đổi Cả Thiên Thu Tiếng Mẹ Cười", mời theo link tiếp sau​:

Xin mời xem để có cơ hội chia sẻ một chút ray rứt trong thơ văn thổn thức bởi người yêu của lính miền quê ngoại để cảm nhận được tấm lòng của người phụ nữ Việt Nam của Miền Nam tự do.


10. Video via Youtube links:

CLB Tình Nghệ Sĩ trình diễn fasion show "Tà Áo Dài" -
Tà Áo Dài



- CLB Tình Nghệ Sĩ hợp ca Việt Nam Ơi! Việt Nam Ơi! tại Đại Hội CTCT lần thứ XIX -

******
Kính chúc quý Vị, quý Chiến hữu và Hậu duệ, quý Thân hữu yêu Văn học và Nghệ thuật như yêu lính ngày xưa ấy mọi điều an lành. Xin mượn thơ Tô Thuỳ Yên để thay một lời cảm tạ:

"Ta về cúi mái đầu sương điểm
Nghe nặng từ tâm lượng đất trời
Cám ơn hoa đã vì ta nở
Thế giới vui từ nỗi lẻ loi"

 (Cám ơn người lính Đinh Thành Tiên tức nhà thơ Tô Thuỳ Yên)

Chẳng phải vì những xốn xang của Cuộc đời nhỏ bé này mà quên lãng công việc góp phần vào sự nghiệp chung của toàn dân -dẹp bỏ cho được chế độ cộng sản trong nước- là bước đầu cho một Việt Nam được Dân Chủ, Tự Do, bảo toàn lãnh thổ và người dân được hạnh phúc thật sự. Và xin ghi lại "Cuộc đời này" gửi "theo gió cho mây ngàn bay" để thay một lời Nguyện Ước năm xưa đến nghìn sau...:

Cuộc đời này với những kỷ niệm còn dang d
Niềm yêu thương dẫu có sầu có than thở
Trọn kiếp đời vẫn giữ mình tử tế...
Với nhau - với tất cả người người

Kiếp sau và sau nữa nếu được vào đời
Anh nguyện cũng trở thành lính trận,
Được chết cho quê hương

Em cũng nguyện thành người yêu lính chiến
Cho dù gian khổ...
Cùng với nhau - đi hết đoạn đường
Hạnh phúc nào cũng có đau và có thương

nlts


​Hoàng Thuỵ Văn


"In Memory of Those Men and Women Who Gave the Full and Final Measure of Their Devotion for Our Freedom." 



No comments:

Post a Comment