(Tập tin đăng lại để tưởng nhớ Nữ Sĩ Minh Đức Hoài Trinh vừa ra đi)
Hoàng Thuỵ Văn
Hình ảnh đẹp nhất của "đôi
lứa" tại buổi tiếp tân "Minh Đức Hoài Trinh: Chính Khí Của Người Cầm
Bút." Họ là Minh Đức Hoài Trinh và Nguyễn Quang Huy: hai người Bạn Đời,
hai người Tình Trăm Năm, hai người Văn Nghệ Sĩ Bằng Hữu. Chàng nâng tay cho
nàng vịn đúng cung cách của một parisien và một parisienne một thời để nhớ nơi
chốn cũ nơi bắt nguồn cuộc tình, khi ra đường nhớ đội thêm chiếc mũ cùng màu
với màu áo nhớ thương vời vợi. Dân quartier latin có câu đố mẹo G/I = P/100.
Thôi nhé! "Kiếp Nào Có Yêu Nhau" đã đủ sức chinh phục biết bao trái
tim Yêu của người thế gian.
Santa Ana - Theo BTC, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ
Sĩ cùng thực hiện với "Nhóm Thân Hữu Văn Bút Hải Ngoại và Nhóm Thân Hữu
Quảng Ngãi" tác phẩm "Minh Đức Hoài Trinh: Chính Khí Của Người Cầm
Bút", và hôm nay 14 tháng 12 năm 2014 tác phẩm được cho ra mắt cũng là dịp
sinh nhật thứ 85 của Nữ Sĩ Minh Đức Hoài Trinh, một văn nghệ sĩ Việt Nam lỗi
lạc và từng là một nhà báo hoạt động nhiều nơi trên thế giới. Người luôn ở bên
cạnh và là người bạn đời của bà là Nhà văn Nguyễn Quang, người quản trị đắc lực
nhất của vị Nữ Sĩ bên cạnh văn nghiệp của bà và đồng thời văn nghiệp của ông
nữa. Nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh được nhiều nhà báo và văn nghệ sĩ ca
ngợi về những cống hiến của bà cho nền văn học quê nhà và gần đây cho tổ chức
Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại. Bà là văn nghệ sĩ trong nhóm tiên phong tổ chức Văn
Bút Hải Ngoại và chim đầu đàn của tổ chức này của nhiệm kỳ thứ nhất
bắt đầu từ năm 1978, trong nhiệm kỳ của bà PEN Hải Ngoại đã thành
công trong đấu tranh để được Văn Bút Quốc Tế công nhận là Hội viên tham dự. Sau
này do những trục trặc nội bộ mà nhà văn xuất thân từ nền giáo dục nhân
bản VNCH nên tránh, Nữ Sĩ Minh Đức Hoài Trinh lại một một
nữa dấn thân để hàn gắn.
Buổi tiếp tân nhằm mục đích thứ
nhất là vinh danh Nữ Sĩ Minh Đức Hoài Trinh mà nghiệp dĩ 60 năm
trên 85 niên kỷ với tác phẩm do nhiều văn thi hữu từ các trường phái tự
do, thân hữu của Nữ Sĩ Minh Đức Hoài Trinh, của NV Nguyễn Quang và
của những cây bút còn lại trong nhóm chủ trương. Họ góp phần để nêu
cao những cống hiến mà văn thi nghiệp của bà đã thể hiện trong
văn thơ Việt Nam, và thứ hai mừng sinh nhật thứ 85 đánh dấu một
quãng đời dài bên cạnh sự nghiệp thành công, lưu danh và mai
hậu sẽ để lại cho đời dù "Kiếp Nào Có Yêu Nhau"
thế nào trên kiếp đời trần tục này.
Các vị Dân cử trong vùng tặng Bằng
khen
cho Nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh và Nhà
văn Nguyễn Quang.
Hãy nghe nhân vật thơ của Nữ Sĩ
Minh Đức Hoà Trinh than thân trong
["Kiếp Nào Có Yêu Nhau":
Anh đừng nhìn em nữa
Hoa xanh đã phai rồi
Còn nhìn em chi nữa
Xót lòng nhau mà thôi
Người đã quên ta rồi
Quên ta rồi hẳn chứ
Trăng mùa thu gãy đôi
Chim nào bay về xứ
Chim ơi có gặp người
Nhắn giùm ta vẫn nhớ
Hoa đời phai sắc tươi
Đêm gối sầu nức nở
Kiếp nào có yêu nhau
Nhớ tìm khi chưa nở
Hoa xanh tận nghìn sau
Tình xanh không lo sợ
Lệ nhòa trên gối trắng
Anh đâu, anh đâu rồi
Rượu yêu nồng cay đắng
Sao cạn mình em thôi ]
Không như thơ văn của các văn nghệ sĩ trường
phái Lãng Mạn Romanticism(e) nổi trội ở thế kỷ mười chín, một
sự than trách nhè nhẹ, tuy vết cắt không thể thấy được nhưng lại đau nhói tim. Cho dù ở trạng thái thế nào họ vẫn giữ cho nhau một hương tình nồng
nàn, một chút thôi trong một khoảng cách không gian đủ để nát lòng em!
Trong tình yêu có thiền và sự tương tác của hai yếu tố ấy giúp tâm
hồn con người trong cuộc được thăng bằng (Méditation poétique/poetic
meditation). Đó chỉ là trạng thái tình yêu mà người lính có người mình yêu quá hiền lành của cá tính hiền lành của
phái nữ Việt Nam, cũng theo đó cho thấy có sự hạn chế trong tập quán Á Đông vừa
mới được nới lỏng và được xã hội giao thời chấp nhận từ nửa sau
thế kỷ hai mươi.
Nhưng đến nỗi đau của Felix
Arvers còn rung động cả toàn châu thân không là chuyện quan trọng như môn học tâm sinh lý Tây phương đã phân tích, mà khi
con người vướng mắc tình yêu thì hồn xác như đã giao cho Thần
Aphrodite! Văn học sử thế kỷ mười chín dễ nhận thấy vì ai cũng có thể đọc qua là cái vựa chứa những chuyện tình bi ai
giữa những con người khác phái yêu nhau không phân biệt màu da, tuổi tác ngoài
tình yêu thiên nhiên cảm thông với đất trời. Nhưng thời đó các
yếu tố của yêu đương vẫn không ra ngoài giáo luật khắt khe như sau này. Người lính chân phương của núi rừng đã yêu người thương năm xưa ấy, sự chân thành khiến Thượng Đế thương yêu và che chở cho cả hai trong một khoảnh khắc hạnh ngộ để rồi chia ly ngay sau đó trong khói lửa của trận chiến!... Về sau này thật lâu chàng nghe thấy người đời than trách nhau bằng những lời buồn nhẹ nhàng nhưng thấm thía: "Em, anh xin em một lần cuối - M, Anh xin em một lần cuối -
Đừng trách anh, đừng giận anh em nhé"... (Double imploration!)
Trong khi pháo giặc truy đuổi cận kề cái chết, lấy sự rung động của tình yêu để trấn an nỗi sợ và cái chết gần kề, lấy cái chết gần kề để thay sự sống mong manh. "Có tiếc gì không em?" Đâu còn "Khăn hồng nào lao mắt lệ cho em"? Thật lâu sau này khi đỗ bến nhà người được nghe Nhà văn Việt Hải nói "không yêu thì lỗ mà yêu thì khổ."?! Nhưng cũng có người lên tiếng rằng "có yêu có khổ có lỗ cũng yêu!" Eo ôi! Tình yêu sao cao thượng đến thế người ơi!? Đó là người con gái Việt Nam có sức chịu đựng cao trong lịch sử tình yêu của thế gian, chỉ biết khóc trong âm thầm để thay một lời yêu và cũng để thay một lời than trách. "Thượng Đế hỡi, có thấu!?"...
Nhân vật đang yêu và được yêu trong "Kiếp Nào Có Yêu Nhau"của Minh Đức Hoài Trinh không ngoại lệ. Hãy nghe Felix kể cuộc tình của anh ấy khi nó vướng vào cuộc đời mà theo anh thì "rối bời", ngôn ngữ của người "mắc nợ" tình cứ đổ thừa cho "secret", "mystère", "éternel"... những nỗi niềm của mình không thể nói ra...
Trong khi pháo giặc truy đuổi cận kề cái chết, lấy sự rung động của tình yêu để trấn an nỗi sợ và cái chết gần kề, lấy cái chết gần kề để thay sự sống mong manh. "Có tiếc gì không em?" Đâu còn "Khăn hồng nào lao mắt lệ cho em"? Thật lâu sau này khi đỗ bến nhà người được nghe Nhà văn Việt Hải nói "không yêu thì lỗ mà yêu thì khổ."?! Nhưng cũng có người lên tiếng rằng "có yêu có khổ có lỗ cũng yêu!" Eo ôi! Tình yêu sao cao thượng đến thế người ơi!? Đó là người con gái Việt Nam có sức chịu đựng cao trong lịch sử tình yêu của thế gian, chỉ biết khóc trong âm thầm để thay một lời yêu và cũng để thay một lời than trách. "Thượng Đế hỡi, có thấu!?"...
Nhân vật đang yêu và được yêu trong "Kiếp Nào Có Yêu Nhau"của Minh Đức Hoài Trinh không ngoại lệ. Hãy nghe Felix kể cuộc tình của anh ấy khi nó vướng vào cuộc đời mà theo anh thì "rối bời", ngôn ngữ của người "mắc nợ" tình cứ đổ thừa cho "secret", "mystère", "éternel"... những nỗi niềm của mình không thể nói ra...
[Le Sonnet d'Arvers
Mon âme a son secret, ma vie a son mystère
Un amour éternel en un moment conçu:
Le mal est sans espoir, aussi j'ai dû le taire,
Et celle qui l'a fait n'en a jamais rien su.
My soul its secret has, my life too has
its mystery,
A love eternal in a moment's space conceived;
Hopeless the evil is, I have not told its history,
And the one who was the cause nor knew it nor believed.]
.....
Hình ảnh ghi lại những kỷ niệm một ngày vui
và hạnh phúc của đôi vợ chồng văn nghệ sĩ này với bạn bè khắp nơi tụ về thủ phủ
Little Saigon ở miền Nam California trong ngày vinh danh và sinh nhật Nữ
Sĩ Minh Đức Hoài Trinh.
Buổi tiếp tân nào
cũng đều được CLBTNS tổ chức tươm tất. Nghi thức có MC. Vũ
Minh Phương và MC. Hồng Vân. Văn nghệ có MC. Lisa Trần và MC. Hạnh Cư.
Trước nghi thức mở đầu là Văn
nghệ mở màn với Bình Trương, Lan Hương, Phạm Hoàng, Trần Hào Hiệp, Thuỳ
Châu, rồi Xuân Thanh & Lan Hương.
Sau phần chào cờ là khúc ca "Tình Nghệ
Sĩ Hành Khúc' do BHC CLBTNS trình bày. Kế đến là NV. Việt Hải và NS. Cao
Minh Hưng thay mặt BTC chào mừng quan khách.
Phần diễn giả trình bày gồm Tiến sĩ
Nguyễn Thanh Liêm phát biểu và chúc mừng Nữ Sĩ Minh Đức Hoài Trinh và
BTC; cựu Giáo sư Nguyễn Hữu Thời trình bày sơ lược về Nữ Sĩ MĐHT; cựu Giáo
sư Đào Đức Nhuận trình bày về tác phẩm.
Phần phát biểu của quan khách gồm Thị
Trưởng Trí Tạ và Nghị Viên Dianna Caley của Westminster tặng bằng tưởng
lục; UCV HĐ Giám Sát KV 1 Orange Lou Correa phát biểu cảm tưởng; Tài tử
Kiều Chinh phát biểu cảm tưởng; Cô Roxanne Chow, đại diện Dân
Biểu California Tom Daly, KV 69 tặng bằng tưởng lục.
Văn nghệ tiếp theo có Thuý Quỳnh với
"Ai Trở Về Xứ Việt", thơ MĐHT, Phan Văn Hưng phổ nhạc; Huỳnh Anh với
"Buồn Thái Sơn Không Gieo", thơ MĐHT, Võ Tá Hân phổ nhạc; Mỹ Dung -
Lisa Trần - Kimmy Phan (Tam Ca) "Trăng, Sao và Sương" thơ MĐHT, Cao
Minh Hưng phổ nhạc; Hạnh Cư với "Ôi Đẹp Xinh", thơ Ngọc Thạch,
nhạc Hạnh Cư. Phần văn nghệ tiếp diễn sau đó qua vở nhạc kịch "Lời
Nguyện Cầu Đêm Noel" do BHC CLBTNS trình diễn.
Phần cắt bánh sinh nhật diễn ra tưng bừng
trong điệu nhạc từ Happy Birthday và sự phụ họa của mọi người
tham dự. Phần tiếp theo của chương trình còn có màn diễn ngâm của Phi Loan qua
bài thơ của Minh Đức Hoài Trinh "Mẹ Bảo Ta Đừng Nhìn Qua Cửa
Sổ." Video via Youtube và lời thơ chạy theo phiá sau.
Phi
Loan diễn ngâm bài thơ của Minh Đức Hoài Trinh
"Mẹ
Bảo Ta Đừng Nhìn Qua Cửa Sổ" với tiếng sáo Ngọc Nôi...
Bài thơ "Mẹ Bảo Ta
Đừng Nhìn Qua Cửa Sổ" của Nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh được Phi Loan
diễn ngâm trong chương trình văn nghệ của ngày ra mắt
sách "Minh Đức Hoài Trinh: Chính Khí Của Người Cầm Bút" do Câu Lạc Bộ
Tình Nghệ Sĩ tổ chức hôm 14 tháng 12 năm 2014 tại thủ phủ Little Saigon của
người Việt không Cộng sản trên khắp thế giới. (trích Youtube ngày 8 Dec. 2014.
xin xem link dưới đây)
MẸ BẢO TA ĐỪNG NHÌN QUA CỬA SỔ
Tác giả: Minh Đức Hoài Trinh
Mẹ bảo ta đừng nhìn qua cửa sổ
Khi hoàng hôn đang chầm chậm bước chân
Đừng ngước mắt theo lũ chim về tổ
Khi trăng tàn nhẹ trải lối quanh sân
Mẹ dặn ta đừng nhìn qua cửa sổ
Khi niềm tin lỗi hẹn vắng đi về
Khi đã trót giao bôi không đúng chỗ
Mà cuộc đời là một cõi u mê
Mẹ khuyên ta đừng nhìn qua cửa sổ
Sau những đêm quằn quại ngủ không mơ
Ngoài gió siết run từng cơn lá đổ
Hãy xuống hàng, chấm dứt một bài thơ
Mẹ cấm ta không cho nhìn qua cửa sổ
Không cho nghe âm đoản, giọng trầm buồn
Khi đã biết rừng đời nhiều trái khổ
Tô đậm làm chi bóng lẻ dưới trăng suông
Mẹ xin ta đừng nhìn qua cửa sổ
Nghĩa lý gì đâu, những hình ảnh vô thường
Một kiếp người chưa bằng viên đá nhỏ
Hãy gạt sang bên hờn giận với yêu thương
Nhưng ta vẫn lén nhìn qua cửa sổ
Thả tâm tư về cuối nẻo chân trời
Tìm trong ánh sáng một vì sao bé nhỏ
Nói với sao:
Trần gian này còn một kẻ đơn côi
BHC CLBTNS nối tiếp chương trình với bài
nhạc "Ô Mê Ly" của Văn Phụng đã kết thúc chương trình văn
nghệ và đồng thời kết thúc buổi tiếp tân vinh danh Nữ Sĩ Minh Đức
Hoài Trinh và Mừng Sinh Nhật thứ 85 của bà.
Tất cả đã hoàn thành được vai trò
không chỉ làm đẹp trong không gian tiếp tân mà làm tươi vui
cho đời của muôn triệu khách mộ điệu, nhưng đặc biệt phải kể vở
kịch "Lời Nguyện Cầu Đêm Noel" dựa theo bài nhạc cùng tên của
Cao Minh Hưng, đạo diễn Vũ Mạnh Đôn phụ trách dàn cảnh, giọng ca Bình Trương, diễn viên gồm toàn BHC
CLBTNS.
Đặc biệt vở nhạc
cảnh nói lên một thảm cảnh hiện nay tại Việt Nam, chế độ CSVN đã biến
người dân thành nghèo đói, chỉ có 4% dân số thuộc thành phần đặc
quyền đặc lợi của đảng viên CSVN và thành phần thân thuộc cùng làm ăn
với tầng lớp cai trị đất nước hiện nay. Họ là giai cấp thống trị, mọi sách lược
dựa trên tham ác tột cùng của các phe nhóm đang cùng dựa lưng trên quyền lực và
tài sản quốc gia trong sự mua bán động sản của cá nhân cũng như của quốc
gia như một hình thức cướp đoạt tài sản của dân và tham ô của công,
tầng lớp cai trị đặc quyền đặc lợi vơ vét trong mọi ngõ
ngách đất nước, tham nhũng trong mọi dự án cấp cao đều không
tránh được nạn đục khoét công quỹ, không tạo ra cơm no áo ấm cho
người dân mà ngược lại đưa đẩy cuộc sống của người dân xuống tận đáy
vực.
Trong hoạt cảnh nói lên một phần nào cuộc sống của những người dân lương thiện chỉ có nghèo và nghèo, buôn đầu chợ bán cuối chợ ế ẩm không đủ nuôi sống bản thân làm sao lo cho chồng (tù cải tạo) con (trẻ thơ), nhà cửa đã bị tịch thu chờ đi khu "kinh tế mới": chị hàng rong ngồi không đăm chiêu, thở dài khi nghĩ ngợi về cuộc sống bên lề chế độ. Chị đang khóc cho thân phận của những kẻ "thua cuộc", của tất cả những người còn nghĩ mình là nạn nhân của chế độ Cộng sản nhìn thấy được sự thê lương của chế độ cai trị phi nhân áp đặt trên đầu dân lành! Em bé bán vé số cố mời mọc nhưng không ai đoái hoài trước con mắt vô cảm của tầng lớp giàu tiền dư của, thường là thuộc giai cấp cán bộ đảng viên, du khách vô tư, Việt kiều phè phởn. Một nơi khác cô gái phải gạt nước mắt chia tay với người mẹ để lên đường đi làm "vợ" xứ người trong một cảnh đời xã hội chủ nghĩa "hôn nhân mua bán" làm mất hẳn giá trị đạo đức của phụ nữ và đạo lý Việt Nam. Trong bao lần "Đêm Đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời" người dân Việt Nam chỉ còn biết nguyện cầu Ơn Trên che chở ... Đó là ý nghĩa của "Lời Nguyện Cầu Đêm Noel" trong thực tại của xã hội Việt Nam trên sự cai trị của những người cầm quyền vô cảm. Xin hãy lắng lòng nghĩ về đất nước, tưởng nghĩ đến những người nắm xuống cho sự an bình của quê hương, những người nằm xuống trong đấu tranh vì Tự Do, Dân Chủ cho đất nước.
Nha sĩ/Nhạc sĩ Cao Minh Hưng và Nhà văn Trần Việt Hải
trong BTC nói lời mở đầu.
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm, Cố vấn Văn Học của CLBTNS
phát biểu và chúc mừng Nữ Sĩ Minh Đức Hoài Trinh và BTC.
Mỹ Dung - Lisa Trần - Kimmy Phan (Tam Ca)
với "Trăng, Sao và Sương" thơ MĐHT, Cao Minh Hưng phổ nhạc.
với "Trăng, Sao và Sương" thơ MĐHT, Cao Minh Hưng phổ nhạc.
Diễn
viên Mỹ Liên vai bé nghèo bán vé số nuôi thân trong vở nhạc cảnh "Lời
Nguyện Cầu Đêm Noel". Cô phải là Diễn viên xuất sắc trong vai trẻ em thất
học, bán vé số để mong độ thân nhưng vẫn không sống nổi, đói meo vừa được chị
bán cháo giúp cho ăn một bát, hình như còn thèm lắm như chưa từng được ăn một
bát cơm đầy. Mời xem thêm hình ảnh trên link để thấy cách diễn tả sự đói khát
như thế nào đối với những em bé bị xã hội ruồng bỏ, chế độ vô cảm và tham ác
làm cho người dân bất hạnh và xã hội bất an như hiện nay.
Sự
nghèo hèn tạo ra do cán bộ CSVN tham ác, đáng lẽ ra không nghèo đói như thế này
khi zone Dollar đã tràn vào Việt Nam. Bỏ học để đi bán vé số độ thân cũng không
đủ no, trong giấc mơ em thấy mình đang tới bến bờ tự do! Mọi người dân có thiện
tâm đều ước muốn như vậy!
Mong
rằng người thưởng lãm tặng hoa cho diễn viên chớ quên Mỹ Liên trong vai bé bán
vé số này.
Đêm
đã về... dưới ánh đèn đường hiu hắt người bán hàng rong vẫn lang thang đầu
đường xó chợ. Với một gánh cháo ế, một "thân cò" lặn lội từ sáng tinh
sương, một vẻ suy tư và nghèo đói làm già người trước tuổi. Diễn viên Phi Loan
trong hoạt cảnh không tránh được vai vợ người lính "nguỵ" sau 1975 bị
nhốt tù "học tập cải tạo" không bản án, không ngày về. Chế độ đã bất
nhân không cho người vợ trẻ biết tin chồng bị nhốt ở đâu, sống chết thế nào
(nhưng... "anh không chết đâu em!"), chế độ lại bất nhân hơn nữa từ
cướp sạch vật chất đến khủng bố tinh thần gia đình người lính gây ra cảnh dở
sống dở chết, dang dở đời nhau cho người trong cuộc. Triệt hạ người thua cuộc
cũng là cách tiêu diệt ý chí của những người đáng thương này, của toàn dân Miền
Nam Tự Do... Vậy thì hoà hợp hoà giải ở chỗ nào? đối với CSVN chỉ có nắm quyền
lực không buông, từ đó thu tóm mọi quyền lợi của đất nước không tha...
Trời
đã sáng... chị bán hàng rong vẫn chưa về nơi trú ẩn vô định, xa một tí cô dâu
bất đắc dĩ làm vợ ông xì thẩu Đài Loan tâm sự với người mẹ sắp rời con như bị cắt
ruột, cô chuyên viên thẩm mỹ vẫn chiều khách ở nán lại còn hy vọng có thêm chút
tiền. Cảnh đời quanh đây như ngừng lại không ở trong "không gian ba
chiều", không có ngày đêm, người vợ trẻ đã có hai con với chàng vẫn rất
đẹp, họ vẫn nhớ lời của nhau: "hãy đợi đấy!" trong tâm tưởng người
lính ở "chiều thứ tư" trong tù. Người lính trong tù vẫn sống với vợ
mình ở "chiều thứ tư", "chiều thứ tư" khó hiểu ở ngoài đời
nhưng lại là nguồn sống của chàng ở bộ nhớ virtual memory của não. Chàng vẫn
nhớ như in trong đêm tĩnh lặng và thao thức ["Thương giọt sầu mằn mặn ướt
bể dâu, Chẳng hiểu sao nhỏ yêu anh đến thế! Anh ở nơi nào làm sao nhỏ
biết..." Với nỗi đau mất mát trong ý niệm vô thường nhưng không mất đi
trong tình yêu nhân thế... của hạnh phúc một chút lính và em... Trong màn kịch
cũng có điều rất thật đã gợi nỗi nhớ bâng khuâng của cuộc đời!] CSVN cấm vận
gia đình ngụy quân, ngụy quyền nên chàng bị nhốt ở đâu gia đình không thể biết.
Diễn
viên Huỳnh Anh trong vai chàng rể Đài Loan, diễn viên Phạm Hoàng trong vai
người môi giới (cả hai đều không muốn đóng vai bị chúng ghét này!). Diễn viên
xuất sắc Thuý Quỳnh trong vai cô dâu, diễn viên Thuỳ Liêm trong vai mẹ cô dâu.
Cuộc mua bán hôn nhân với "tiền trao cháo múc" ở đây. Chỉ có dưới chế
độ CSVN người phụ nữ mới bị coi như món hàng mua bán thế này.
Hình
ảnh trên đây chỉ một góc thôi của những tài năng đứng ngay sân khấu đã là nguồn
vui cho đời đã từ lâu rồi, và đời đã mang ơn họ về thiện chí và tài năng mà họ
đã cống hiến. Vậy tất cả họ đều xứng đáng để được mọi người kính trọng như bao
nhiêu người được kính trọng. Hãy thể hiện sự kính trọng đó với thái độ và cử
chỉ của người biết thưởng lãm và biết quý trọng nhân cách của những tài năng.
Người ái mộ không cần tặng một cọng hoa cho nghệ sĩ nếu không sẵn sàng một bó
hoa cho phải cách, muốn tán thưởng fan(s) trước hết nên giữ sự yên lặng cho
nhau trong khi nghệ sĩ trình diễn. Người ái mộ cũng có thể đứng thẳng vỗ tay
(standing clap only, no noises), cung cách lịch sự này thể hiện sự thanh lịch
và không gây phiền hà cho nghệ sĩ trình diễn.
BHC
CLBTNS với bài nhạc "Ô Mê Ly" của Văn Phụng đã kết thúc chương trình
văn nghệ và đồng thời kết thúc buổi tiếp tân vinh danh Nữ Sĩ Minh Đức Hoài
Trinh và Mừng Sinh Nhật thứ 85 của bà.
Kính chúc mọi người luôn được bình an trong tâm hồn.
Hoàng Thuỵ Văn
Email: van.hoangthuy@yahoo.com
No comments:
Post a Comment