TANG LỄ GIÁO SƯ NGUYỄN THANH LIÊM - LỄ PHỦ CỜ - LỄ TRUY ĐIỆU VÀ THU CỜ
Hoàng Thuỵ Văn
Little Saigon -4 tháng 9 - Tiểu sử của Giáo Sư Nguyễn Thanh Liêm đã được rất nhiều người biết đến qua tác phẩm của chính Giáo sư ghi lại. Xin nhắc lại một chút để thương, để nhớ về một con dân đất Việt tha thiết với quê hương trù phú của Nam Kỳ Lục Tỉnh, hay miền sông nước Đồng Nai Cửu Long đáng yêu: Giáo sư sinh ngày 12 tháng 3 năm 1933 (theo khai sanh là ngày 20 tháng 11 năm 1934), tại làng Tân Mỹ Chánh, quận Chợ Gạo, tỉnh Mỹ Tho, có Pháp danh là Quảng Trí Thanh, đã mệnh chung ngày 17 tháng 8 năm 2016, (nhằm ngày Rằm tháng Bảy năm Bính Thân), lúc 1 giờ 50 trưa, tại nhà thương Kaiser Permanente, Irvine. Nam California. Theo Cáo Phó của gia đình và BTC Tang Lễ của vị Giáo sư đáng kính và được rất nhiều người thương mến, Tang Lễ theo một chương trình soạn thảo tỉ mỉ đã được tổ chức trọng thể vào các ngày Thứ Sáu, Thứ Bảy và Chủ Nhật, 2, 3, 4 tháng 9, 2016 tại nhà quàn Peek Funeral Home, Phòng số 1, Westminster, Nam California.
1. Tụng niệm với HT Thích Nguyên Trí và Ban Hộ Niệm Chùa Bát Nhã:
Ngày đầu khi nhập lễ tang, các người con rể và con dâu, các cháu nội, ngoại từ Iowa chưa đến kịp.
Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm, người con đất Việt từng theo học tại các trường trung học danh tiếng và cũng là sự ao ước của tuổi trẻ thời đó: Trung Học Nguyễn Đình Chiểu (chưa kể trước đó là Collège Le Myre de Vilers), Trung Học Petrus Trương Vĩnh Ký (trong Nam), Trường Cao Đẳng Sư Phạm Saigon, Đại Học Văn Khoa Saigon, và sau này là Iowa State University. Sự nghiệp phụng sự đất nước của Giáo sư càng to lớn hơn khi ông góp phần vào công cuộc xây dựng cơ sở cho nền Giáo Dục Quốc Gia Việt Nam ở các chức vụ quan trọng của ngành giáo dục phổ thông, trong đó phải nói đến vai trò Đặc Trách Trung Tiểu Học Và Bình Dân Giáo Dục. Khi phát biểu về những đóng góp của Giáo sư cho nền Giáo Dục Quốc Gia Việt Nam dưới thời của chúng ta: Việt Nam Cộng Hoà, trong học giới cũng đã có những ý kiến làm sáng danh nền Giáo Dục ấy mang đậm nét văn hoá dân tộc và nhân bản mà chế độ cộng sản Việt Nam không cách nào có thể thực hiện được. Điều đó dễ hiểu vì bản chất cộng sản là đối nghịch với tinh thần nhân bản. Một trong những ý kiến đó vẫn được các nhà giáo dục mang theo khi rời quê hương và luôn được đề cao trong chủ trương bảo vệ truyền thống văn hoá, giáo dục nhân bản của Việt Nam: [...Từ những ngày đầu phôi thai của chế độ Cộng Hoà, cuộc "Hội thảo Giáo dục toàn quốc" năm 1958 là cột mốc quan trọng đã vạch ra đường hướng Giáo dục cho Miền Nam: "Nhân bản, Dân tộc và Khai phóng". Ba phương châm này đã làm nền tảng căn bản cho triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng Hoà. Kể từ đó, nền Giáo dục của Miền Nam Tự Do đã phát triển vô cùng nhanh chóng, mặc dù quốc gia phải đương đầu với những khó khăn của cuộc chiến chống lại chủ nghĩa Cộng Sản. Kết quả tốt đẹp đó sở dĩ có được là nhờ ở thành tâm, thiện chí với những nổ lực không ngừng của rất nhiều nhà giáo dục xuất sắc mà Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm là một trong những thành phần kỳ cựu còn lại đến ngày nay. Cuộc đời Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm đã gắn liền với giáo dục trong tâm thức của người con dân nước Việt tha thiết với quê hương, trong tinh thần Tôn Sư Trọng Đạo. Giáo sư là bậc Thầy mẫu mực, là nhà văn hoá giáo dục nhân bản đã cống hiến gần hết cuộc đời cho nền Giáo Dục Việt Nam Cộng Hoà.] (Nguyễn Cao Can, trích Kỷ Niệm Về Giáo Sư Nguyễn Thanh Liêm...)
Tụng niệm và phát biểu: HT Thích Nguyên Trí, HT Thích Minh Tuyên.
Ra hải ngoại, Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm tham gia vào những công tác gìn giữ văn hoá dân tộc, trao truyền cho thế hệ tiếp nối truyền thống giáo dục nhân bản và đặc biệt là tinh thần Tôn Sư Trọng Đạo, đặc biệt hơn hết lúc nào Cố Giáo sư cũng đứng ở vị trí xoa diụ những vết thương đau của Cộng Đồng người Việt tị nạn và không từ chối tham gia vào các cuộc đấu tranh ở hải ngoại cho Nhân Quyền Việt Nam. Ngoài ra ông cũng đã tham gia với tư cách hội viên sáng lập hay cố vấn của một số tổ chức, hội đoàn văn hoá, giáo dục nhân bản; tác giả nhiều bài báo, chủ biên một số tạp chí cùng với các nhân sĩ của cộng đồng hải ngoại với chủ trương đồng hành cùng đồng bào trong nước đấu tranh cho một Việt Nam có Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền và Toàn Vẹn Lãnh Thổ.
Nghi lễ Phủ Cờ bắt đầu từ đây.
2. Nghi thức Phủ Cờ
Trong số khách viếng ngày đầu để dự lễ Phủ Cờ VNCH trên quan tài Cố Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm, người ta nhận thấy có ông Phan Kỳ Nhơn và LUB Chống Cộng Sản & Tay Sai và Ban Quản Trị Đền Đức Thánh Trần - HT Thích Minh Nguyện, Gs Nguyễn Thanh Giàu và Hội Đồng Liên Tôn Tại Hoa Kỳ - NT Cổ Tấn Tinh Châu, TQLC; NT Nguyễn Văn Ức, Chủ tịch HĐĐH Tập Thể CSVNCH Hải Ngoại; NT Trần Quan An, Chủ tịch HĐGS Tập Thể CSVNCH Hải Ngoại - Ông Bùi Thế Phát, Chủ tịch CĐNVQGNC/ Nghị viên HĐTP Garden Grove; Cô Nguyễn Thu Hà, UCV HĐTP Garden Grove - Ông Tạ Đức Trí, Thị Trưởng Westminster; BS. Kimberly Hồ, UCV HĐTP Westminster - Ông Phan Tấn Ngưu, Tổng Hội Trưởng CSQG; ông Tsu A Cầu, Tổng Hội Trưởng VBQG; ông Bùi Đẹp, Trung Tâm Trưởng Trung Tâm Điều Hợp Tây Nam Hoa Kỳ và Ban Điều Hành tham gia lễ Phủ Cờ hôm nay; ông Lê Văn Sáu, Chủ tịch LHCCS VNCH nam California; ông Nguyễn Phục Hưng và Nhóm Phủ Cờ; ông Chung Tử Ngọc và Hội AH Nha Kỹ Thuật Nam California, thành phần nhóm Phủ Cờ, ông Nguyễn Phúc Ái Đĩnh và Hội VBQG Nam California; ông Phạm Văn Thuận và Hội BĐQ Nam California - GS Trần Đức Thanh Phong - NS/NS Cao Minh Hưng và Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ - NT Lê Khắc Lý, ông Trương Ngãi Vinh và Cộng Đồng Việt Nam Nam California - Ban Tang Lễ, Tang Quyến, và "Gia Đình Nguyễn Thanh Liêm", v.v..
Toán hầu kỳ bảo vệ lá quốc kỳ VNCH và sẵn sàng phủ lên quan tài theo nghi thức chốc nữa đây.
Lá quốc kỳ của Việt Nam Cộng Hoà nay là di sản và là biểu tượng Tự Do của người Việt tị nạn cộng sản đang được phủ lên quan tài của "người chiến sĩ quốc gia Nguyễn Thanh Liêm". Tinh thần Nguyễn Thanh Liêm được biểu hiện trên sự gắn bó với biểu tượng của quốc gia dân tộc: Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và thể chế Việt Nam Cộng Hoà mà những người chiến sĩ, những đồng môn, đồng nghiệp, đồng chí của Giáo sư từ trước cho đến ngày hôm nay là chứng nhân của lịch sử, họ đang làm điều gì cho dân tộc Việt Nam và lịch sử phải được tôn trọng.
Trong nghi lễ Phủ Cờ vào ngày đầu của chương trình Tang Lễ, Đốc Sự Châu Văn Để, Trưởng Ban Tang Lễ có trách nhiệm đọc tiểu sử Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm làm tiền đề với câu cuối nhấn mạnh "Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm, một Sĩ Quan Trừ Bị Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, một Chiến Sĩ Văn Hoá, trọn đời phục vụ cho quốc gia dân tộc, xứng đáng được tôn vinh và phủ lá quốc kỳ Việt Nam Cộng Hoà."
Toán Phủ Cờ chào lá quốc kỳ sau khi công tác chấm dứt.
Đảm trách nghi lễ Phủ Cờ gồm KQ Bùi Đẹp và Trung Tâm Điều Hợp Tây Nam Hoa Kỳ/ TTCSVNCHHN phụ trách hai hàng quân danh dự tại trước quan tài của Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm; MX Nguyễn Phục Hưng và toán Hầu kỳ phụ trách nghi thức Phủ Cờ trên quan tài vị Giáo sư quá cố. Các đơn vị đảm trách đã hoàn tất phần việc của mình sau khi trở lại vào ngày cuối Tang Lễ trong trách nhiệm Thu Cờ đã phủ trên quan tài "người chiến sĩ quốc gia" để trao lại cho gia đình người quá cố.
3. NT Cổ Tấn Tinh Châu thay mặt toàn thể cựu quân nhân có mặt đọc bài phát biểu để thay một lời cám ơn Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm suốt một đời tận tụy với quốc gia dân tộc, đồng bào, đồng hương, đặc biệt dấn thân vào công cuộc tranh đấu đồng hành với đồng bào đấu tranh trong nước qua "Điếu Văn Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm". (Xin mời xem thêm Youtube 6 & 7)
Kính thưa Tang Quyến
Kính thưa quý quan khách
Kính thưa quý chiến hữu và anh chị em
Chúng tôi nhận được tin Giáo Sư Nguyễn Thanh Liêm đã ra đi với cảm giác đau buồn và tiếc thương. Ngày trước, anh đã bước vào cuộc đời với niềm kiêu hãnh để đóng góp cho nền văn hóa VNCH với cả tấm lòng và tâm huyết. Với gia đình anh luôn là người chồng, người cha, người ông mẫu mực có trách nhiệm; với bạn bè, người thân anh luôn tôn trọng, thương mến, anh là tấm gương của đức tánh giản dị, chân tình, thẳng thắn, trung thực được mọi người quý mến và kính trọng. Giáo Sư Liêm đã thực hiện nhiệm vụ vẻ vang của sự nghiệp giáo dục các thế hệ trẻ, giáo dục con người có lòng vị tha, nhân ái để chúng ta được sống trong một xã hội an lành hơn, đầy tình người hơn, để cho xã hội chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn.
Quá trình hoạt động trong ngành giáo dục của giáo sư đã trải qua nhiều nơi, giữ nhiều cương vị cao cấp khác nhau từ Giáo Sư, Hiệu Trưởng, Thứ Trưởng, ở cương vị nào anh cũng luôn giữ tròn khí tiết của một con người và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao phó.
Quá trình hoạt động trong ngành giáo dục của giáo sư đã trải qua nhiều nơi, giữ nhiều cương vị cao cấp khác nhau từ Giáo Sư, Hiệu Trưởng, Thứ Trưởng, ở cương vị nào anh cũng luôn giữ tròn khí tiết của một con người và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao phó.
Anh Nguyễn Thanh Liêm mất đi, chúng tôi mất một người tài đức suốt đời hy sinh phấn đấu cho sự nghiệp giáo dục, học trò mất đi một người thầy luôn tận tụy dạy dỗ, bạn bè mất đi một người bạn thân thương, gia đình mất đi người chồng, người cha, người ông yêu quý, luôn gương mẫu thủy chung, hết mực thương yêu vợ và con cháu.
Anh đã mất đi, nhưng nhân cách anh sẽ mãi là bài học cho các em trẻ mai sau. “Chúng tôi bước theo con đường của anh đã đi với sự vững vàng, kiên định trước những khó khăn, thử thách. Nụ cười, niềm tin, nghị lực của anh luôn sống mãi trong trái tim của mọi người. Biết bao người đang thương tiếc anh, dù chúng tôi không còn được gần anh nữa, nhưng chúng tôi vẫn sống với tâm tình và sự dấn thân của anh đã để lại."
Anh đã mất đi, nhưng nhân cách anh sẽ mãi là bài học cho các em trẻ mai sau. “Chúng tôi bước theo con đường của anh đã đi với sự vững vàng, kiên định trước những khó khăn, thử thách. Nụ cười, niềm tin, nghị lực của anh luôn sống mãi trong trái tim của mọi người. Biết bao người đang thương tiếc anh, dù chúng tôi không còn được gần anh nữa, nhưng chúng tôi vẫn sống với tâm tình và sự dấn thân của anh đã để lại."
Mai này khi nhắc đến anh thì chúng tôi sẽ nhắc đến những kỷ niệm dễ thương đó. Những người như anh rất xứng đáng được ca ngợi là tấm gương cho thế hệ mai sau. Còn người ở lại sẽ tiếp tục thay anh bước tiếp trên con đường mà anh đã đi để tô thấm cho đất nước. Anh đã đến đây và lưu dấu ở cuộc đời này, nhẹ bước phiêu du và bình yên nơi an nghỉ mới. An lành đã mang anh ra đi và anh không phải nuối tiếc khoảng thời gian sống đẹp và ý nghĩa nhất trên đời. Mọi người sẽ tiếp tục con đường ý nghĩa đó. Hôm nay chúng tôi đến đây với cả tấm lòng ngưỡng mộ và mến thương anh, đến để nhìn anh lần cuối, đến để chia sẻ sự đau đớn với bà Nguyễn Thanh Liêm cùng gia đình và đến để cầu ước cho anh tiếp tục bước đi trên những con đường dài thênh thang đẹp nhất mà anh muốn đi, với người ở lại, “thế gian này” từ nay sẽ bớt đi “phần rực rỡ”.
Hiện nay, giáo sư Nguyễn Thanh Liêm không còn thuộc về chúng ta nữa, mà thuộc về những câu chuyện của gia đình, anh em và bạn bè. Xin được một lần kính cẩn nghiêng mình chào tiễn biệt trước anh linh của giáo sư Nguyễn Thanh Liêm đang trên đường trở về với cát bụi. Nguyện cầu linh hồn của giáo sư sớm tiêu diêu nơi miền cực lạc.
Sau cùng tôi thay mặt anh chị em cựu chiến sĩ VNCH miền nam Cali xin gởi đến bà Nguyễn Thanh Liêm cùng gia đình lời chia buồn chân thành và lời cầu nguyện với cả tấm lòng thương tiếc của chúng tôi.
Sau cùng tôi thay mặt anh chị em cựu chiến sĩ VNCH miền nam Cali xin gởi đến bà Nguyễn Thanh Liêm cùng gia đình lời chia buồn chân thành và lời cầu nguyện với cả tấm lòng thương tiếc của chúng tôi.
Vĩnh biệt với muôn vàn tiếc thương!
Xin cảm ơn
Cổ Tấn Tinh Châu
4. NT. Nguyễn Văn Ức, Chủ tịch HĐĐH Tập Thể Chiến Sĩ
VNCH HN thay mặt GS. Nguyễn Xuân Vinh, Chủ tịch HĐĐD Tập Thể Chiến Sĩ VNCH HN
phát biểu. Trong bài phát biểu của NT. Nguyễn Văn Ức có những đoạn nêu cao:
"Cố Giáo Sư Nguyễn Thanh Liêm là một nhà
mô phạm và là một công chức cao cấp trong chính phủ VNCH, đã đóng góp và đào
tạo cho VNCH về lãnh vực Văn Hoá, Xã Hội, Giáo Dục, Y Tế, Hành Chánh và Quân Sự đã trở
thành những thành phần hữu dụng cho xã hội và đã phục vụ tích cực trên mọi miền
đất nước. Sau tháng tư năm 1975 ông tỵ nạn cộng sản tại Hoa Kỳ và tiếp tục tham
gia sinh hoạt trong Cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản về việc phát huy và
duy trì văn hoá nhân bản Việt Nam, sinh hoạt xã hội và đặc biệt là đấu tranh
chống nhà cầm quyền cộng sản tại quê nhà cũng như ủng hộ những cuộc xuống đường
đấu tranh cho đồng bào quốc nội chống bạo quyền cộng sản." (Xem thêm
Youtube 6 & 7)
5. Cựu Đốc Sự Châu Văn Đễ, Trưởng Ban Tang Lễ trong ngày cuối lần sau cùng để tiễn biệt Giáo Sư Nguyễn Thanh Liêm đã tuyên đọc với một giọng xúc động bài Ai Điếu như sau:
Ai-Điếu
Ban Tang Lễ Giáo Sư Nguyễn Thanh Liêm
Hội Lăng Ông Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt Foundation
(do Đốc Sự Châu Văn Đễ, thay mặt Ban Tổ Chức đọc trước Linh Cửu)
Hỡi ơi,
Như sét đánh ngang tai, ngày Rằm Tháng Bảy năm Bính Thân
nhằm ngày 17 tháng 8 năm 2016, lúc 1giờ 50 trưa, Thầy đã ra đi để lại muôn vàn luyến tiếc
Như một ngôi sao sáng chói
Ngày 12 tháng 3 năm 1933, Nguyễn Thanh Liêm chào đời trong một gia đình Nho Giáo tại Mỹ Tho Định Tường.
Thuở nhỏ học Trường Lá Mỹ Tho, Le Myre de Villers Mỹ Tho, Petrus Ký Sàigòn. Tốt nghiệp Sư Phạm, Đại Học Văn Khoa; là giáo sư và Hiệu Trưởng các Trường Trịnh Hoài Đức Bình Dương, Petrus Ký Sàigòn; là Chánh Thanh Tra soạn đề thi. Là Đệ Nhứt Chuyên Viên Phủ Tổng Thống; là Thứ Trưởng Bộ Quốc Gia Giáo Dục và Thanh Niên. Nước mất nhà tan, Thầy di tản và định cư tại Hoa Kỳ. Nơi đây Thầy đã hoàn tất học vị Tiến Sĩ tại Iowa và làm việc tại Trung Tâm Nghiên Cứu Phát Triển Chương Trình Học và Tài Liệu Giáo Khoa tại Đại Học Đường Iowa.
Dù lưu vong sống cuộc đời tạm dung, Thầy đã nuôi con nên người hữu dụng trong xã hội. Một gái, một trai đỗ đạt thành tài với học vị Tiến sĩ, bốn cháu ngoại và hai cháu nội ngoan hiền.
Lương sư hưng quốc, nhưng quốc phá gia vong, Thầy quyết xả thân lo bảo tồn và phát huy văn hóa nước nhà. Tại hải ngoại, hơn bốn mươi năm, Thầy xuất hiện trên hệ thống truyền thông truyền hình với chương trình “Người Đẹp Việc Đẹp” xứng danh với
“Việt Sĩ Minh Tâm Văn Hóa Thịnh,
Nam Nhân Thiện Trí Quốc Gia Hưng”
Chủ Tịch Hội Lăng Ông Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt, với hoạt động hằng năm tổ chức Ngày Văn Hóa, ngày Tôn Sư Trọng Đạo, ngày Vía Đức Tả Quân, ngày Cúng Kỳ Yên, bên cạnh còn có Tập San Tiền Giang Hậu Giang, Tập San Nghiên Cứu Văn Hóa Đồng Nai Cửu Long cùng bao nhiêu tác phẩm đã phát hành về Giáo Dục và Nghiên Cứu, về Thơ Văn, về Tuyển Tập Nguyễn Thanh Liêm và cuối cùng là Hồi Ức Nguyễn Thanh Liêm.
Chưa hết, Thầy còn là Chủ Tịch Phong Trào Đoàn Kết Việt Nam Cộng Hòa, còn là Chủ Tịch Hội Đồng Cố Vấn Phong Trào Yểm Trợ Tự Do Tôn Giáo và Nhân Quyền tại Việt Nam, là Hội Trưởng Hội Đồng Hương Mỹ Tho Định Tường và Nguyễn Đình Chiểu Lê Ngọc Hân, là cố vấn cho Hội Cổ Nhạc Hải Ngoại, là cố vấn cho các Hội Cựu Học Sinh Như Phan Thanh Giản Đoàn Thị Điểm Cần Thơ, Hội Cựu Nữ Sinh Gia Long, Hội Cựu Nữ Sinh Lê Văn Duyệt, Hội Cựu Học Sinh Petrus Ký Sàigòn, và Hội Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ.
Chưa hết, Thầy đích thân phân tích và nói lên đúng nghĩa “lý lịch căn cước” của người Việt Nam Tỵ Nạn Cộng Sản để chống lại “Nghị Quyết 36” thâm độc của Cộng Sản Việt Nam. Với cái nhìn xa rộng, Thầy đã cùng với cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn soạn và đệ nạp “Hồ Sơ Thềm Lục Địa Việt Nam” lên Liên Hiệp Quốc ngày 13 tháng 5 năm 2009. Đúng một tuần sau, tức là 20 tháng 5 năm 2009, Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn lìa trần.
Thầy Liêm thật xứng danh là “Nhà Văn Hóa Dân Tộc Việt Nam, là một Chiến Sĩ Văn Hóa Dân Tộc Việt Nam” với tên Thanh Liêm, thanh cần liêm chính, Thầy còn là một cựu Sĩ Quan Trừ Bị Quân Lực VNCH, là nhà nghiên cứu và biên soạn sách “Tử Vi”, còn là nhà thơ tình tự dân tộc. Nhưng than ôi, cuộc đời vô thường mấy ai cải được số trời. Thọ mạng nào ai biết được. Với Pháp Danh “Quảng Trí Thanh”, Thầy đã chuẩn bị cho thân tứ đại của mình trở về cát bụi. Thầy đã nhắn lại cho bạn bè cho ai còn nghĩ đến Thầy hãy cưu mang thương xót cho duyên phần của Thầy còn lại cõi trần gian.
Thầy Nguyễn Thanh Liêm, Pháp danh Quảng Trí Thanh đã sống trọn vẹn xứng đáng đầy đủ ý nghĩa của 84 năm, 30,660 ngày trong cõi kham nhẩn ta bà nầy.
Thầy trả sạch nợ trần, Thầy thanh thản ra đi, hương linh Thầy tiêu diêu nơi cõi tịnh. Người thân thương và con cháu xiết nỗi đau buồn. Bạn bè xúc động vô cùng luyến thương. Nghĩ đến Thầy, xin Cô Phương và các cháu hãy sớm nguôi ngoai cho linh hồn Thầy không vướng bận, xin các bạn bè và các thế hệ trẻ hãy tiếp tực những hoài bảo những công trình còn dang dở của Thầy. Đất nước Việt Nam trong và ngoài hẳn đã mất đi một anh tài.
Đây tất cả tấm chân tình thành kính dâng lên,
Nương hương khói vong linh về thượng hưởng.
Nam Mô A Di Đà Phật.
6. Gs. Nguyễn Trung Quân phát biểu. (Xem Youtube 19)
Tất cả đều nhắc đến sự nghiệp của Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm, cho dù đã thành đạt, cho dù chưa xong ngoài tầm của cuộc đời, nhưng đó là tấm gương sáng mà Giáo sư để lại cho hậu thế, tuổi trẻ Việt Nam lần theo đó để tiếp nối những gì mà tuổi trẻ học được ở Giáo sư trong hoài bão phụng sự lợi ích cho Tổ Quốc và Dân Tộc, hoàn toàn không vì quyền lợi cho ngoại bang và đảng phái cầm quyền từ một nhóm người thiển cận và tham ác như ở trong nước hiện nay.
Trong phần phát biểu của khách
viếng người quá cố lần cuối của ngày sau cùng gồm có quý ông Chủ tịch CĐNVQGNC
Bùi Thế Phát và tặng hai kỷ vật đựng trong hai ống cho hai người con của vị
Giáo sư quá cố. Kế tiếp lần lượt đến phần phát biểu và thăm viếng của quý ông BS Trần Văn
Nam, San Jose - Nhân sĩ Phạm Trần Anh, Orange County - BS Võ Đình Hữu, CĐ
Pomona/ CĐNVQG LB Hoa Kỳ - GS. Vũ Ngọc Mai, Cố Vấn Hội AH CNS Lê Văn Duyệt - Hội
CNS Lê Văn Duyệt - Hội Lê Văn Duyệt Foundation và Nhóm Nghiên Cứu Văn Hoá Đồng
Nai Cửu Long - Cô Phương Lan và Hội CNS Gia Long - Quý CNS Diễm Khanh, Ngọc Quỳnh, Hồng Tước và Hội CNS Trưng Vương - Ông Nguyễn Văn Lực, CĐNV San
Diego; Bà Đặng Kim Trang, Hùng Sử Việt San Diego - GS Nguyễn Trung Quân, Nhóm
Tôn Sư Trọng Đạo LVDF - Ông Trần Vĩnh Trung, Đại diện trường Trung Học Petrus
Trương Vĩnh Ký đọc điếu văn - Nhà thơ Phi Loan Hoàng Thị Cỏ May, tác giả bài thơ sớm nhất "Mới Đó Thôi Thầy Ơi!" (để Tiễn Biệt Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm), v.v..
7. Ngày cuối, cô Nguyễn Thanh Thuỳ Linh, trưởng nữ của Giáo sư đọc bài cảm tạ hướng về Hoà Thượng Thích Nguyên Trí trụ trì chùa Bát Nhã cùng các vị Tăng, Ni của Ban Tụng Niệm chùa, và các thành phần Ban Tổ Chức, quan khách và quân, cán, chính hiện diện. Người trưởng nữ nhắc đến một số liên hệ công tác của cha cô với các đồng nghiệp, đồng môn, và đồng chí khi cô muốn "Xin cám ơn đại diện quân, dân, cán, chính, những người đồng chí đã sát cánh bên cạnh của ba chúng con, cùng chia sẻ nỗ lực xây dựng một nước Việt Nam tự do no ấm."
"Đất nước, quê hương, thế hệ mai sau là những nỗi ưu tư bậc nhất của ba chúng con. Gia đình lùi sau nhiều bước. Cánh tay ba chúng con mỗi ngày một dài thêm và bàn tay mỏi rụng vì đứng BÊN NẦY mà với BÊN KIA cho đến giây phút cuối cùng. Điều chúng ta nên mừng cho ông là ông đã có một đời tự do để phụng sự những lý tưởng mà ông ôm ấp. Quý vị chính là chứng nhân cho những nỗ lực này."
Kế đến trưởng nam của Giáo sư là Tiến sĩ Nguyễn Thanh Bửu Lâm dùng Anh ngữ truyền đạt cảm nghĩ của mình đến với tuổi trẻ Việt Nam.
8. Bài phát biểu của Bà Quả Phụ Nguyễn Thanh Liêm:
Kính bạch Hòa Thượng Thích Nguyên Trí, viện chủ chùa Bát Nhã, cùng quý Chư Tôn Đức Tăng Ni , và quý Ban Hộ Niệm các chùa.
Mặc dù Phật sự đa đoan, nhưng với tấm lòng từ bi độ lượng, Quý Chư Tôn Đức Tăng ni đã hoan hỷ về đây suốt mấy ngày , thiết lập lễ Nhập Quan, Cầu siêu, lễ Truy Điệu, di quan, cho Hương Linh Phật tử Quảng Trí Thanh là phu quân của tôi, sớm được vãng sanh về cảnh giới chư Phật.
Qủa thật là một vinh hạnh, duyên lành đến cho gia đình chúng tôi. Tôi xin thay mặt toàn thể tang quyến, xin đê đầu đảnh lễ, và xin hồi hướng công đức này đến Quý Chư Tôn Đức, Tăng, Ni, được pháp thể khinh an, chúng sanh dị độ, phật sự viên thành.
Kính thưa quý vị đại diện Quý Cơ Quan Chức Năng, quý vị Thân Hào Nhân Sĩ, quý vị đại diện của các cơ quan Truyền Thông, quý vị đại diện quý Hội Đoàn, ái hữu, quý Trường Học, Giáo Chức, Quân Đội, Đồng Hương, Tôn Giáo, Cùng toàn thểhọ hàng, thân bằng quyến thuộc.
Sự hiện diện của quý vị hôm nay là niềm an ủi vô biên đến với gia đình chúng tôi trong hoàn cảnh đau buồn này.
Qua những ngày tháng khó khăn qua, Gia đình chúng tôi đã cảm nhận được những tình cảm trân quý, mà quý vị đã dành cho phu quân của tôi, chúng tôi rất vinh hạnh và xin ghi ơn.
Tôi cũng không quên cảm ơn tấm lòng của quý anh chị, em, con cháu trong gia đình Nguyễn Thanh Liêm, mà phu quân tôi đã gọi, quý vị đã sát cánh bên tôi suốt trong những ngày ông nằm trên giường bịnh cho đến nay.
Và đặc biệt hội Ái Hữu Trường Trung Học PK đã luôn bên tôi, an ủi, lo lắng, phụ giúp trong tang lễ.
Thưa quý vị, trong lúc tang gia bối rối xin quý vị niệm tình tha thứ cho những sơ xuất.
Xin cảm tạ quý vị.
Bà Qủa Phụ Nguyễn Thanh Liêm
9. Nghi thức Thu Cờ
Trong số rất nhiều hội đoàn, tổ
chức thăm viếng Cố Giáo sư, người ta nhận thấy có NV Việt Hải, VHLA, NV Trần
Mạnh Chi, HS Lưu Anh Tuấn, San Diego, NV Hạ Ái Khanh Dương Viết Điền, Ngọc
Quỳnh, Vũ Minh Phương và Nhóm Nhân Ảnh Tân Văn - Thượng Nghị Sĩ California
Janet Nguyễn - Thị Trưởng Westminster Tạ Đức Trí, Ls Nguyễn Xuân Nghĩa và Hội Đền Hùng Hải
Ngoại; Hội Đồng Hương Quảng Nam Đà Nẵng; Ông Phan Thanh Thắng, VN Quốc Dân
Đảng; Gia đình Petrus Ký và Hội CNS Gia Long không thể thiếu trong nghĩa vụ bưng mâm quả và hầu quan tài vị Giáo sư quá cố; Cựu Giáo sư Võ Ngọc Dung, Trung Học Tống Phước Hiệp,
Vĩnh Long; Quý cô Huỳnh Hường, Xuân Hồ, quý ông Võ Thiện Hiếu và phái đoàn Hội CHS Nguyễn Đình Chiểu & Lê Ngọc Hân, Liên trường Trung học và Đồng hương tỉnh Mỹ Tho;
CLB Hùng Sử Việt San Diego; ông bà Quỳnh Hoa Minh Trì và các bạn hát làm nghĩa
và rất nhiều hội đoàn, cá nhân trong cộng đồng ở miền Bắc và Nam California.
Trong khuôn khổ một bài phóng sự sẽ không gồm đủ diễn tiến ba ngày Tang Lễ với
rất nhiều tổ chức, hội đoàn, đoàn thể và cá nhân thương tiếc vị Giáo sư quá cố
đến viếng lần cuối và chào tiễn biệt.
Động tác Thu Cờ.
Lá quốc kỳ được thu lại theo đúng quân cách và được chuyển giao cho giới chức phụ trách - Trong ảnh Young Marine Nguyễn Thu Hà, UCV HĐTP Garden Grove cho cuộc bầu cử tháng 11 năm nay, bên trái, và MX. Nguyễn Phục Hưng phụ trách nghi lễ của Lễ Phủ Cờ và Thu Cờ.
Sự chào kính hôm nay là biểu hiện của tinh thần quân phong quân kỷ, là niềm hãnh diện của người chiến sĩ VNCH được phụng sự dưới lá Cờ Vàng biểu tượng của đất nước thân yêu cho dù sa cơ và là biểu tượng Tự Do của người Việt tị nạn - Người sĩ quan nghi lễ tiếp nhận để trao tay cho gia đình người chiến sĩ nằm xuống.
Lá quốc kỳ phủ quan tài người chiến sĩ nằm xuống, nay là hương linh Phật tử Quảng Trí Thanh, cuối cùng được trao tận tay người cô phụ.
Bà quả phụ Nguyễn Thanh Liêm tức Nguyễn Thị Phương trao lại lá cờ đã thu cho người con trai Nguyễn Thanh Bửu Lâm, hậu duệ của người chiến sĩ quốc gia Nguyễn Thanh Liêm. Những người chung quanh không còn nước mắt để khóc...!
Xin ghìm lại xúc động về sự mất mát to lớn này! Hãy tiếp tay để làm được một điều gì cho dân tôi khốn khổ trong nước khi chế độ cộng sản vẫn còn ngự trị trên quê hương Việt Nam để biến đau thương này thành hành động thiết thực!
10. Links
Photo links: Tang Lễ GS Nguyễn Thanh Liêm
Tang Lễ ngày Thứ Bảy 3/9/2016:
Tang Lễ ngày Chủ Nhật 4/9/2016:
Youtube links
Clip 6 & 7 - Lễ Phủ Cờ quan tài GS Nguyễn Thanh Liêm - Phát biểu của NT. Cổ Tấn Tinh Châu - Phát biểu của NT. Nguyễn Văn Ức, Chủ tịch HĐĐH Tập Thể CSVNCH Hải Ngoại
Clip 9 - Hội Đồng Liên Tôn
Clip 10 - HT Thích Viên Lý
Clip 11 - Thuy Linh
Clip 12 - Bà Quả phụ Nguyễn Thanh Liêm nhũ danh Nguyễn Thị Phương cảm tạ
Clip 13 - Giờ di quan
Clip 14 - Di quan diễn tiến
Clip 15-16: Lễ Thu Cờ - Trao Cờ cho gia đình người chiến sĩ
Clip 17: Kèn Truy Điệu và hàng quân Danh Dự chào tiễn biệt -
Clip 18: Tại phòng thiêu
Clip 19: Phát biểu của Gs. Nguyễn Trung Quân
Kính chúc quý vị, các bạn được bình an trong tâm hồn!
Hoàng Thuỵ Văn
<van.hoangthuy@yahoo.com>
Ảnh: H. Vuong <hvuong311@gmail.com>
No comments:
Post a Comment