Tuesday, August 22, 2023

THUYẾT TRÌNH về VĂN-HỌC VIỆT-NAM - Đề-tài: GIỚI THIỆU TRUYỆN KIỀU của NGUYỄN DU - Ngày 20-8-2023

 THUYẾT TRÌNH về VĂN-HỌC VIỆT-NAM 
Đề-tài GIỚI THIỆU TRUYỆN KIỀU của NGUYỄN DU - Ngày 20-8-2023



Diễn-giả:

Giáo-sư NGUYỄN TRUNG QUÂN

Thời-gian và địa-điểm: 

Chủ-nhật, 20 tháng Tám, 2023 - Phòng hội Viện Việt-Học

 

Nội-dung:

1- Lời mở đầu của cô Nguyễn Kim-Ngân, đại diện Viện Việt-Học cũng là người điều khiển chương-trình, về đề-tài thuyết-trình và sơ-lược tiểu-sử diễn-giả.

2- Phần thuyết-trình với đề-tài "Giới thiệu Truyện Kiều của Nguyễn Du" - Diễn-giả: Giáo-sư Nguyễn Trung Quân - Lời cảm tạ của diễn-giả.

3- Lời kết thúc buổi thuyết-trình của cô Nguyễn Kim-Ngân.






Photos - GIỚI THIỆU TRUYỆN KIỀU của NGUYỄN DU - Diễn-giả: Gs. Nguyễn Trung Quân - VIỆN VIỆT-HỌC - Ngày 20-8-2023 - Xin mời xem ảnh qua nối-kết (link) từ Google Photos Web-Album:

https://photos.app.goo.gl/wY3Wzk3kiLZ5BsAU8 >

 

Videos via YouTube - GIỚI THIỆU TRUYỆN KIỀU của NGUYỄN DU - Diễn-giả: Gs. Nguyễn Trung Quân - VIỆN VIỆT-HỌC - Ngày 20-8-2023 - Xin mời theo dõi qua từng nối-kết từ Youtube.com tiếp sau:

 

1- Lời mở đầu buổi thuyết-trình của cô Nguyễn Kim-Ngân, MC chương-trình, giới thiệu đề-tài thuyết-trình và sơ lược tiểu-sử diễn-giả, Giáo-sư Nguyễn Trung Quân:

< https://www.youtube.com/watch?v=_WRnFYFZuZY >

 


2- Các đoạn phim (video clips) mang số từ 2 đến 6: Thuyết-trình của Gs. Nguyễn Trung Quân, đề-tài Giới Thiệu Truyện Kiều của Nguyễn Du:

< https://www.youtube.com/watch?v=tp5KWp_cBJM >

3- < https://www.youtube.com/watch?v=yqv5cQyydkk >

4- < https://www.youtube.com/watch?v=jhWzMk7HSzc >

5- < https://www.youtube.com/watch?v=Ks5wI5WPkYE >

6- < https://www.youtube.com/watch?v=-hh61QhBawA >

 

7- Các đoạn phim mang số từ 7 đến 9: Tham-dự-viên đặt câu hỏi hoặc góp ý - Cô Nguyễn Kim-Ngân điều hợp chương-trình - Diễn-giả/ Giáo-sư Nguyễn Trung Quân giải đáp:

(Xin tạm ngưng phổ biến ngoài ý muốn vì lý-do kỹ-thuật)

 

10- Lời kết thúc - Cô Nguyễn Kim-Ngân đóng góp những hiểu-biết về ngôn-ngữ, tiếng nói, chữ viết và chữ Nôm (phân nửa đầu của đoạn phim).  

< https://www.youtube.com/watch?v=lCToihN8rv0 >


Hoàng Thụy Văn

Email: <van.hoangthuy@yahoo.com>

Liên lạc: < hvuong311@gmail.com >

 

1 comment:

  1. Diễn-giả cũng đã nhắc đến tu-sĩ Phật-giáo Tuệ Sỹ, nhà thơ, nhà Phật-học uyên bác, và Tô Thùy Yên, nhà thơ cũng là một người lính 'gãy súng'. Cả hai có những sáng tác đã được người đời ngưỡng mộ, đặc biệt về đức-tính nhân-bản, không hận thù, không oán trách cũng như không gây ra sự hận-thù và sự oán-trách... Diễn-giả cũng nêu thân-phận của cô Vương Thúy-Kiều và tác-giả/ thi-hào Nguyễn Du (1766-1820) cũng là một thân-phận đối chiếu của buổi giao-thời "Lê mạt Nguyễn sơ"... Nhân-vật Thúy-Kiều trong 15 năm lưu lạc đã không tránh khỏi sự chấp-nhất của người đời trong cách chê trách là "dâm-thư", nhưng có lẽ lại cũng có hàng triệu người yêu mến nàng Kiều qua bao thời-đại!

    Như trên đã nói đến đức-tính nhân-bản mà phần nhiều đã được thể hiện trong sinh-hoạt và văn-hoá-phẩm của miền Nam Tự do, người ta không quên những văn-nghệ-sĩ Đinh Hùng, Thanh Nam, Tô Kiều Ngân... trong nhóm "Tao Đàn, tiếng nói thơ văn miền Tự Do...". Người ta không quên trong "Giấc Mơ", thơ của Tuệ Sỹ (tục danh Phạm Văn Thương, 1943-xxxx):
    "Ta tìm em trong giấc chiêm bao
    Nỗi buồn thu nhỏ hàng cây cao
    Lửa cháy quanh trời ta vẫn lạnh
    Bóng tối vương đầy đôi mắt sâu
    Yêu em dâng cả ráng chiều thu
    Em đốt tình yêu bằng hận thù
    Cháy đỏ mùa đông ta vẫn lạnh
    Giấc mơ không kín dãy song tù."

    Người ta cũng không quên "Ta Về" trong và sau một cuộc đại loạn...
    "Ta về cúi mái đầu sương điểm
    Nghe nặng từ tâm lượng đất trời
    Cám ơn hoa đã vì ta nở
    Thế giới vui từ nỗi lẻ loi"
    (thơ Tô Thùy Yên cũng là người lính Đinh Thành Tiên, 1938-2019).
    Cả hai nhà thơ được diễn-giả trích dẫn đều có văn-phong tích-cực hình như nhằm cổ xúy cho con người hướng về một cuộc hành-trình đầy hân-hoan trong thanh-bình...(hay một cõi thanh-tịnh).

    Người ta cũng dễ dàng nhìn thấy một thân-phận đời thường sau 'ngày tàn cuộc chiến', chắc chắn không phải chỉ là văn-nghệ-hoá của "chiến-tranh tâm-lý" trong nhạc-khúc "Cho Người Vào Cuộc Chiến", sáng tác của Mạc Thế Nhân (hay Phan Trần tức Phan Công Thiệt, 1939-xxxx). Cuộc tình của anh và của em, cuộc đời của chúng ta đều đã 'hòa tan' trong cuộc chiến, có nói ra thì chỉ là một nỗi-đau, một thân-phận của một dân-tộc, không có một lời thù-hằn đối với những người đã làm đau khổ biết bao cuộc đời...!

    Kính chúc quý-vị, các bạn an hưởng những ngày hạnh-phúc của cuộc đời - Xin mượn những dòng tâm-tư ở trên để thay một lời cảm ơn sâu đậm nhất những người đang hết lòng lo lắng cho tiền-đồ của dân-tộc và sự an-nguy cho non-sông gấm-hoa Việt-Nam.
    HTV

    ReplyDelete