Monday, December 10, 2018

TƯỞNG NIỆM NHÀ BÁC NGỮ HỌC PETRUS KÝ 8-12-2018


HỘI THẢO - TƯỞNG NIỆM NHÀ BÁC NGỮ HỌC TRƯƠNG VĨNH KÝ 8-12-2018





Hoàng Thụy Văn


Little Saigon - 9/12/2018 - Buổi hội thảo tự nó trở thành buổi tưởng niệm nhà bác ngữ học TRƯƠNG VĨNH KÝ (1837-1898) ngày 8-12-2018 tại Little Saigon, Nam California. Nhóm chủ trương thuộc học giới gồm quý cựu giáo sư Nguyễn Trung Quân, Phạm Phú Minh, và Đỗ Quý Toàn (BTC cho biết Gs. Đỗ Quý Toàn bận việc riêng). Các vị từng là giáo sư trung học đệ nhị cấp nhiều năm trước biến cố 1975, hoặc Hiệu trưởng hay Chánh Sở Học Chánh VNCH. Do từ tài năng đóng góp cho nền Giáo dục Quốc gia dưới thời Việt Nam Cộng Hòa và đức khiêm cung của mình, chắc hẳn tiếng nói của các vị vẫn còn rất được nhiều đồng bào trong nước và đồng hương ngoài nước lắng nghe. 

1- Chủ đề Hội Thảo và Tưởng Niệm Trương Vĩnh Ký (1837-1898), do ông là một nhà bác học về ngôn ngữ học Tây Âu, Đông Á và Đông Nam Á và tài năng xuất chúng của ông được thế giới biết đến nhờ qua trung gian các nhà truyền giáo người Pháp mà vai trò không thể thiếu Hội Truyền Giáo Hải Ngoại Paris (Missions Etrangères de Paris). Nhiều người Việt Nam dưới thời Pháp thuộc và chính sách Bế môn Tỏa cảng của Triều đình Huế không giúp cho đất nước tiến lên, khác hẳn đường lối canh tân xứ Nhật của vua Minh Trị (Meiji) và một số trí thức người Việt chẳng đặng đừng phải đi với Pháp mà không phản bội quê hương. Điều này không thể tránh được lời người đàm tiếu và cũng là mục tiêu cho một số người chống Pháp, cho bộ máy tuyên truyền của Việt Minh và Việt cộng sau này "ném đá tảng" vào các nạn nhân. Thông phán Trương Vĩnh Ký cũng không tránh khỏi! Từ 8-9 tuổi nhà bác học tương lai nhà nghèo và mồ côi trở thành tín hữu đạo Công giáo trước khi vào học tại chủng viện và có tên thánh Petrus.


MC Đinh Quang Anh Thái giới thiệu tổng quát trong phần mở đầu chương trình.

2- Ban điều hợp gồm Gs. Nguyễn Trung Quân và Gs. Phạm Phú Minh
-  Ban thuyết trình gồm 5 diễn giả: quý cựu giáo sư Nguyễn Văn Sâm, Trần Văn Chi, Bùi Vĩnh Phúc, Phạm Phú Minh và Ls. Phan Đào Nguyên (Winston Phan).
- In ấn và tổ chức Triển lãm: cựu giáo sư, nhà quản thủ thư viện Phạm Lệ Hương.
- BTC cũng cho biết Ls. Phan Đào Nguyên là vị diễn giả ít tuổi nhất hôm nay và đối với người Việt ở hải ngoại ông là người thuộc giới trẻ đang làm ngạc nhiên giới cao niên về công trình khảo cứu của luật sư mới đây thôi, bắt đầu từ 2017 về bốn trường hợp "Hiểu sai và hiểu lầm" đối với nhà bác ngữ học Trương Vĩnh Ký qua bài khảo luận đã được phổ biến qua các trang mạng và hai trong số trang mạng đó có trạm nối kết/links được ghi nhận như sau:
 1. <https://petruskyaus.net/petrus-key-va-petrus-ky-chuyen-mot-la-thu-mao-danh-winston-phan-dao-nguyen/>


MỘT SỐ BẢNG TRƯNG BÀY HÌNH ẢNH VỀ NHÀ BÁC NGỮ HỌC TRƯƠNG VĨNH KÝ VÀ CÔNG TRÌNH -TÊN TUỔI CỦA ÔNG ĐƯỢC NGƯỜI ĐỜI SAU GHI NHỚ 
(Cựu Giáo sư/ nhà Quản thủ thư viện Phạm Lệ Hương thực hiện)










Những hình ảnh về nhà bác ngữ học Trương Vĩnh Ký - Tác phẩm của Ông chủ trương và soạn thảo và tác phẩm của người đời sau viết về Ông hoặc sao chép lại từ tác phẩm của Ông được trưng bày hôm nay một cách trân trọng để thay một lời cảm tạ sâu tận đáy lòng của lớp hậu sinh Việt Nam đối với người Thầy vĩ đại của mình, một người con vĩ đại của dân tộc Việt Nam. 

Ngoài tài năng xuất chúng về ngôn ngữ học được Hàn Lâm Viện Pháp phong chức Viện sĩ, người con đất Việt Trương Vĩnh Ký với tất cả lòng thành đã cống hiến lớn lao trí tuệ của mình cho nền văn học chữ Quốc ngữ cũng như văn hóa Việt Nam bằng một thái độ hết sức khiêm cung cho thấy ở ông một nhân cách vĩ đại.

KHÁCH MỜI VÀ ĐỒNG HƯƠNG THAM DỰ





3- Mở đầu chương trình và giới thiệu diễn giả: Cựu Giáo sư Nguyễn Trung Quân được mời phát biểu chính (keynote) (Mời theo dõi video via Youtube 1/11)

Chương trình hội thảo cũng đã đưa ra những bài khảo luận của năm vị diễn giả được mời, trong số ấy như đã nêu ở trên một số dẫn chứng rất đáng được chú ý do nói lên được những điều nhiều người quan tâm. Chương trình có mục đích nêu sự thật chưa được phổ biến đến nhiều người và chỉ ra những điểm "hiểu sai và hiểu lầm" trên vấn đề nhà bác ngữ học Trương Vĩnh Ký trên một/hai văn bản đã được phổ biến trước đó, trong có một số điểm thiếu sự chính xác cần nêu ra để làm rõ. 


BAN ĐIỀU HỢP



Cựu Giáo sư Nguyễn Trung Quân thay mặt BTC nói lời mở đầu.



Ban Điều Hợp: Cựu Giáo sư Nguyễn Trung Quân và cựu Giáo sư Phạm Phú Minh (nhà văn Phạm Xuân Đài, bên phải).

4- Cách diễn đạt của vị diễn giả trẻ, Ls. Phan Đào Nguyên trong một số dẫn chứng vừa nêu, mang tính văn hóa nhân bản rất đáng được tiếp nhận - Sự đáng được tiếp nhận nói ở đây khiến Gs. Nguyễn Trung Quân, vị cựu Giáo sư, cựu Hiệu trưởng trường Trung học Phan Thanh Giản ở đồng bằng sông Cửu Long, vị Hội viên Hội Đồng Văn Hóa Giáo Dục VNCH, người có vai trò trong nhóm chủ trương của chương trình Hội thảo và Tưởng niệm vị Thầy tinh thần Trương Vĩnh Ký hôm nay, đã thừa nhận "được may mắn" có vị Luật sư trẻ Winston Phan nhập cuộc. 


BAN THUYẾT TRÌNH: CÁC DIỄN GIẢ


Nhà văn Nguyễn Văn Sâm


Nhà báo Trần Văn Chi


Ls. Winston Phan


Nhà báo Phạm Phú Minh



Bs. Quách Nhất Trí



Nhà báo Lý Kiến Trúc





5- Chưa nói đến một động cơ chính trị có thể có trong khi sự vực dậy lòng yêu đất nước, yêu tiếng Việt theo định hướng nào đó khi đề cập về nhà bác ngữ học Trương Vĩnh Ký. Ngược lại người ta nhận thấy ý kiến của diễn giả Luật sư Phan Đào Nguyên theo đúng nội dung bài khảo luận mà ông đã phổ biến là một sự phản biện với những điều rất căn bản cho sự thuyết phục đối với những người quan tâm cũng như những người tranh đấu cho lẽ phải. Dưới ánh sáng rực rỡ của thời đại điện toán phát triển không ngừng, nếu dừng lại là bị tụt hậu. Giới trẻ Việt Nam khi đang tiếp cận Đông-Tây và có thể đã đứng vững trên vòm trời thế giới, mong sao họ thông hiểu nhau, và đem trí tuệ đến với đất nước và thay vào chỗ trống của những vị không còn cơ hội sử dụng ánh hào quang một thuở nào kia của mình!



Ns. Nghiêm Phú Phát trình bày nhạc phẩm 
"Khúc Hát Petrus Kỳ" (Le Chant de Petrus Ky, Français)

6- Bản thể con người Việt Nam mang nhiễm thể của dòng tộc mình, tự nó mang tinh thần bất khuất chống ngoại xâm thừa hưởng từ hào quang của tổ tiên anh hùng. Qua lịch sử đấu tranh không ngừng, người Việt Nam được ca ngợi hợp quần phần đông trong một xã hội tử tế và tính tử tế do tổ tiên tử tế truyền thừa. Sự tử tế được dung bồi bằng đường lối giáo dục nhân bản từ những tiền nhân anh minh. Về sau khi phải đối mặt với thực tế từ một xã hội nhiều phe nhóm không còn mang tính dân tộc thuần tuý và bắt đầu kỳ thị nhau. Đường lối giáo dục đã được khai triển trên nguyên tắc dân tộc và khai phóng tiếp theo để giúp sự kìm hãm cho sự đối mặt phúc tạp như thế ngày càng lớn. 


QUÀ TẶNG LƯU NIỆM TỪ CỰU GIÁO SƯ PETRUS KÝ



Cựu giáo sư trường Trung Học Petrus Trương Vĩnh Ký Dương Ngọc Sum tặng kỷ vật cho BTC: hình ảnh xưa phát Giải Điền Kinh ngày 19/6/1968 tại trường Trung Học này. Do từ niềm hãnh diện của người Việt Nam (đặc biệt miền Nam) có được vị tiền nhân là một nhà ngữ học nổi danh thế giới, một nhà văn hóa lỗi lạc làm được rất nhiều điều ích lợi bậc nhất cho quê hương dân tộc từ thế kỷ XIX, nhiều thế hệ học sinh và học giới Việt Nam đã bày tỏ sự ngưỡng phục và luôn giữ trong lòng mỗi người vị Thầy tinh thần đối với nhà bác ngữ học Trương Vĩnh Ký.

7- Chính sự giáo dục "nhân bản" đã kìm hãm những tệ hại do thiếu sự lắng nghe, óc chủ quan trong quan điểm chính trị bất đồng, và óc kỳ thị trong niềm tin tôn giáo khác biệt. Nền Giáo dục Quốc gia đã tạo dựng cho công dân yêu nước, yêu dân tộc mình... Mọi tiên liệu của các nhà giáo dục đi tiên phong từ buổi giao thời Pháp thuộc, Quốc gia Việt Nam, và đầu tư tâm lực nhiều nhất kể từ 1958 thời Việt Nam Cộng Hòa cho nền Giáo dục Quốc gia, cho dù phôi thai nhưng giá trị của sự giáo dục được nhiều nền giáo dục Tây phương công nhận. Sau hơn 40 năm đảng cộng sản Việt Nam muốn làm được như vậy, không làm được! Mặc dù có thừa nhân sự gấp nhiều lần, phương tiện và tài chính dồi dào, gấp nhiều lần trong thời bình so với VNCH bị cắt giảm và bị phá hoại trong thời chiến.

8- Nước Pháp thời ấy loạn lạc một mặt dạy học trò yêu quý nữ anh hùng Jeanne d'Arc, mặt khác chế độ thực dân Pháp cai trị Việt Nam gồm nhiều tên thực dân tham ác và vụng về. Nhất là Bộ Thuộc Địa tranh quyền quân đội trong việc sử dụng những tên lính đánh thuê mộ từ thuộc địa của họ ở Bắc Phi nghèo đói và còn bán khai... Quân đội thuộc địa Pháp trở thành tay sai của nhóm chính trị quá khích đã gây thù oán với dân bản xứ và là cái dịp may và môi trường rất thuận lợi cho phong trào cộng sản từ hai bàn tay trắng, đầu trần đi chân đất làm cách mạng "giải phóng dân tộc với  máu xương người Việt Nam và súng đạn của Nga Tàu!! Trong khi người lính QL Việt Nam Cộng Hòa do đội trên đầu hai chữ Tổ Quốc (bài học dạy trẻ yêu nước từ môn Công Dân Giáo Dục, VNCH) đã chấp nhận cái chết đội pháo tiến lên ngăn giặc để cứu đồng bào mình... Nếu như người lính bộ đội Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa không có những lãnh tụ "hàng mã" (nói theo người Hà Nội sau 1975) theo kiểu Lê Duẩn "Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, Trung Quốc" thì cuộc diện Việt Nam ngày nay làm gì có chuyện truyền thống bất khuất của con cháu Đại Việt lại phải hạ mình trước nhà cầm quyền Trung Quốc vì thiếu nợ họ tiền tỷ Đô La cho vay đánh giặc, và vừa đu dây với Mỹ là kẻ thù cũ để còn có chỗ dựa phòng bị trên thế chiến lược khu vực (?!) Lời nói trên đây mới nghe tưởng như bẫy "tuyên truyền của thế lực phản động" hồi mới giải tỏa cấm vận (USLE-V) tháng 2/1994. 

9- Sự thật không được nói từ sau ngày "Giải phóng Miền Nam" đã nảy nở trong lòng đảng viên thức tỉnh, trong lòng người dân "xã hội chủ nghĩa" đang lần hồi hội nhập với thế giới bao la! Với lối suy nghĩ như vậy, một số người chưa theo kịp hội nhập vẫn còn "phân biệt đối xử" với ông Trương Vĩnh Ký, cũng chỉ vì chữ "Petrus" (viết sai thành Pétrus) đã làm cho ông không phải là người Việt Nam yêu nước chỉ vì đảng muốn là trời muốn, đảng quy tội người dân Việt nào dính líu đến người Pháp. Chỉ cần biết tiếng Pháp đã bị gán tội "gián điệp Tây"! Dĩ nhiên những nạn nhân Việt Nam tương tự không ít, những phần tử quá khích và chủ động chiến tranh "cách mệnh giải phóng dân tộc" là sát thủ trên cả triệu thân xác người Việt Nam mà vẫn cứ được nhiều người tung hê!! Cả thế giới nhận thấy ông Trương Vĩnh Ký, người Việt Nam, là một thiên tài ngôn ngữ học. Thế giới loài người hãnh diện cho dân tộc Việt Nam thì ngược lại rất tiếc, một số ít người khác là đồng bào của ông còn chưa thể nhận thức được! 

THAM DỰ VIÊN NÊU Ý KIẾN


Các tham dự viên phát biểu.






ĐOẠN KẾT BUỔI THẢO LUẬN VÀ TƯỞNG NIỆM




Gs. Nguyễn Trung Quân thay mặt BTC nói lời đúc kết: Nhà văn Phạm Phú Minh và Gs Nguyễn Trung Quân đang tập trung thực hiện quyển Kỷ yếu về Petrus Trương Vĩnh Ký một cách hoàn chỉnh và tin cậy và rất cần sự hỗ trợ của tất cả chúng ta, những người quan tâm đến công trình hữu ích cho đất nước của nhà bác ngữ học Trương Vĩnh Ký, trong ấy không thể thiếu các tài liệu cần biết để hiểu đúng về Trương Vĩnh Ký, một nhân vật lịch sử đáng được vinh danh, vinh công từ 135 năm nay thay vì bị kết tội nói chung là "phản bội quê hương" (!?), không có chúng cớ thực và không có nguồn kiểm chứng liên quan! Thiết nghĩ 5 diễn giả đã cống hiến quá đủ cho chúng ta tại vùng Tiểu Sàigòn này và tất cả đồng bào đồng hương trên toàn thế giới đang theo dõi qua mạng lưới thông tin toàn cầu và quyển Kỷ yếu giá trị sẽ được ấn hành nay mai. Niềm tin mạnh nhất về thái độ và hành động phục vụ đất nước và dân tộc Việt Nam hơn là những lời đồn (hearsays), tin bịa (fake news), có khi là bệnh tưởng (le malade imaginaire 'de Molière') như trường hợp Bác sĩ Paul Bert (1833-1886) <https://en.wikipedia.org/wiki/Paul_Bert> cũng là một nhà chính trị cùng thời và nhà bác ngữ học Petrus Trương Vĩnh Ký (1837-1898), tất cả đều KHÔNG CẦN BIỆN HỘ!


10- Có người coi buổi hội thảo như một dịp giải oan cho nhà bác ngữ học, có người vui mừng vì một buổi "họp mặt lịch sử". Nhiều tài liệu khảo cứu về đất nước và con người đã nhận thấy ở ông một "nhà văn hóa Việt Nam", và càng nghiên cứu sâu càng thấy rõ ông một "con người vĩ đại Việt Nam". Hình ảnh nhà bác ngữ học Trương Vĩnh Ký mà người ta đã để lại cho các thế hệ tiếp nối kể cả Hội Truyền Giáo Hải Ngoại Paris, tu viện Penang, Malaysia cho đến địa danh Cái Mơn, Việt Nam, quê hương đầu đời của ông, nơi nào người ta cũng chỉ thấy được ở ông y phục quanh năm chỉ là chiếc áo the, áo dài đàn ông Việt Nam. Áo dài đen đàn ông Việt Nam (hay gọi An Nam thời đó) cũng là biểu tượng một người thầy dạy học có mực thước, biết tự trọng, một người có trí não thông minh và có trái tim Việt Nam, hơn xa nhiều người khác có thể có điều kiện dồi dào hơn về vật chất nhưng "hẹp hòi" về tinh thần. 

11- Chỉ vì hơn xa những người có đầu óc "hẹp hòi" mà không biết mình hẹp hòi cho nên hiện tượng "Petrus Trương Vĩnh Ký" mặc áo dài "An Nam", nói tiếng Pháp giỏi hơn người Pháp chính quốc chắc chắn ông phải là "gián điệp Tây"! Ông lại được cho theo học ở chủng viện của đạo Công Giáo (Thiên Chúa giáo La Mã) chắc chắn ông phải là "Việt gian"! Cả hai chức "tưởng tượng" đó đã tác động các thế hệ sau mất kiên nhẫn và tiếp theo là lỗ mãng với bức tượng của ông, với tên tuổi của ông! Vậy có ai chưa nhận thấy ở ông là một người Việt Nam yêu nước có tài thiên phú, một vĩ nhân văn hóa xin cứ kiên nhẫn tìm hiểu thêm... Người ta mong rằng phía sau của sự kiên nhẫn có đoạn kết với nhiều ý nghĩa làm lợi cho đất nước và dân tộc hơn là làm mất mặt tổ tiên anh hùng Việt Nam. 

12- Trong chúng ta không thiếu người hiểu biết văn hóa Nhật, chúng ta chịu khó quan sát thêm một lần nữa vua Meiji-tennō /明治天皇 thời đó đã coi trọng sự khuyến học, đào tạo nhân tài trong nước, gửi người ra ngoài nước học như thế nào. Tất cả cho sự canh tân và thịnh vượng của Nhật Bản (Nhựt Bổn) ở thế kỷ XIX trong khi các vua triều Nguyễn của thời kỳ Việt Nam - Đại Nam đã làm gì cho đất nước của mình đến nỗi Hải quân Pháp (cùng với đội bộ binh Tây Ban Nha thời đó hợp thành đoàn liên quân Viễn chinh không có gì hùng hậu, cũng chỉ là thặng dư của tài khoản quân đội nằm ở các thuộc địa!!) ngang nhiên bắn thị oai vào Đà Nẵng, 1858, rồi sau đó tiến chiếm thành Sài Côn để rồi chiếm toàn bộ Nam Kỳ Lục Tỉnh trở thành Cochinchine thuộc Pháp, 1867. Ai cũng biết trong thế kỷ XIX sự đua nhau đi chinh phục thuộc địa từ các nhà cai trị da trắng đang nắm trong tay vũ khí có khả năng chinh phục nhanh, thử nghiệm hàng loạt bùng lên sau cuộc cách mạng kỹ nghệ ở Âu châu nhằm vào các dân tộc da màu. Lục địa đen là nạn nhân bị sa vào cảnh tình nghiệt ngã nhất. Nhiều nước kém phát triển và bộ máy cầm quyền không có trình độ quản trị đất nước đã là miếng mồi ngon của bọn người chinh phục. Thù oán đã chồng chất! Đại Nam nằm trong tầm ngắm của bọn người cướp nước phương Tây tinh vi hơn phương Bắc với thuốc phiện và các thứ gây nghiện độc hại khác đi kèm! Sự phản kháng có võ trang của người dân Việt đối với cuộc xâm lược của giặc Pháp là điều chính đáng nhưng triều đình Huế đã bất lực để cho sự kiện Đại Nam quá trễ. Điều đó đã là cơ hội rất tốt cho phong trào Cộng sản phát động cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc sau đó. 

13- Cùng trong giai đoạn lịch sử đó một hạm đội Hoa Kỳ đã hai lần đến Nhật Bản và nhà cầm quyền Nhật đã khôn khéo chuyển từ nhượng bộ chủ quyền thành trao đổi kinh tế. Nhờ đó nước Nhật lần thứ nhất có thêm cơ hội vàng cộng với nhiệt tâm của từng người Nhật trong công cuộc canh tân xứ sở họ. Lần thứ hai cả thế giới đều biết danh tướng Mac Arthur của Hoa Kỳ và sự quyết tâm của toàn thể người dân Nhật đã làm cho nước Nhật thịnh vượng trở lại sau thế chiến thứ Hai. Còn Đại Nam thì sao? Triều đình Huế đã bất lực trước sự kiện Đại Nam quá trễ và Âu châu bắt buộc phải đánh cướp thuộc địa để giải quyết sự sống còn của họ vì tiêu hao quá nhiều gần như kiệt quệ từ các cuộc chiến tranh triền miên. 

14- Còn Việt Nam trên 40 năm trước cho đến bây giờ thì sao? Chiến tranh chống Mỹ cứu nước do Lê Duẩn và Lê Đức Thọ phát động đã được kẻ thù của họ là Hoa Kỳ giúp cho thắng cuộc. Đó là cơ hội thứ nhất giúp cho Việt Nam chấm dứt chế độ cộng sản và thoát khỏi sự thần phục chế độ thực dân phương Bắc, nay là Trung cộng, là giải pháp quyết định nhưng Việt cộng đã không làm được mà lại tiếp tục thần phục Đại Hán và đu dây với Hoa Kỳ là đường lối họ cho là an toàn hiện nay... Trong khi đó Trung cộng được biến thành chủ nghĩa tư bản thị trường do tập đoàn Trung Nam Hải là những đảng viên cộng sản nắm trọn quyền lực trên đất nước khổng lồ này. Kinh tế thị trường và toàn cầu hóa trong vòng 30 năm do những tài phiệt đỏ nắm vững được phát triển lớn và nhanh nhưng thế mạnh thì do tư bản xanh chi phối. 


15- Các đoạn nêu trên có khi một cách xa vời khi đề cập vấn đề liên quan đến đạo đức cùng giá trị tinh thần của dân tộc Việt Nam mà nhà bác ngữ học Trương Vĩnh Ký đã được đặt niềm tin. Không phải do từ sự gượng ép có động cơ chính trị thuần tuý hay động cơ chính trị - tôn giáo mà ông Trương Vĩnh Ký không phải là một người học trò giỏi hiếm có (?) Ông Trương Vĩnh Ký không phải là một nhà bác ngữ học được giới khoa bảng Pháp kính phục (?) (xin nhắc sự rực rỡ của ngành văn học - nghệ thuật của nước Pháp ở thế kỷ 19 là trung tâm điểm của Âu châu). Ông Trương Vĩnh Ký vì theo đạo Công Giáo và do các tu sĩ đạo này nuôi dạy thành người tài và trở về quê hương mình cống hiến tài năng mình cho dân mình mà ông không phải là người Việt Nam yêu nước, một nhà văn hóa vĩ đại của Việt Nam (?) Và nhân vật Trương Vĩnh ký trong một bối cảnh lịch sử Việt Nam, và một số nước khác như đã nêu.  

16- Và hiện nay người dân Việt quan tâm đến sự tn vong của tiếng Việt, chữ Việt chuẩn xác cùng những giá trị của nền văn hóa dân tộc mà nhà bác ngữ học, nhà văn hóa Trương Vĩnh Ký đã dày công gầy dựng nên. Trong tình trạng đất nước bị Hán hóa lan tràn trong các sinh hoạt trong nước nhất là ngành giáo dục, Việt Nam sẽ không còn là Việt Nam trong một tương không xa. Ls. Winston Phan đã nêu rõ bốn trường hợp "hiểu sai và hiểu lầm" để cho khán thính giả và độc giả nhận định. Gs. Nguyễn Trung Quân đã kết luận không cần thiết phải biện hộ.

17- Trong thời gian kiên nhẫn quan sát trong sự nhận định của mình và lắng nghe ý kiến người khác, có khi nhiều lần, có khi là nghịch nhĩ để đối chiếu nhiều nguồn. Đó là tính kiên nhẫn của những người mà sách vở xưa gọi một cách nghiêm chỉnh là thái độ của "trượng phu", xin mời tham khảo bài viết đã phổ biến và cũng là bài tham luận trong chương trình Hội Thảo và Tưởng Niệm Trương Vĩnh Kỳ (1837-1898) của Ls. Winston Phan Đào Nguyên. 

18- PETRUS KEYPETRUS KÝ
CHUYỆN MỘT LÁ THƯ MẠO DANH TRƯƠNG VĨNH KÝ VÀO THẾ KỶ 19

Link: Petrus Key và Petrus Ký

19- Photo files link: Hội Thảo và Tưởng Niệm nhà Bác Ngữ Học Trương Vĩnh Ký - 8-12-2018 -



20- Video via Youtube links:

1- Gs. Nguyễn Trung Quân nói lời mở đầu một cách tổng quát nhưng đầy đủ nội dung buổi hội thảo - cũng là buổi tưởng niệm nhà bác ngự học Petrus Trương Vĩnh Ký 8-12-2018.

2- Gs. Nguyễn Trung Quân, Ban Điều Hợp giới thiệu chương trình hội thảo được chia hai phần với 5 vị diễn giả đảm trách và sau đó là câu hỏi và thảo luận - Cùng trong clip này là phần đầu thuyết trình của Điễn giả Nguyển Văn Sâm.

3- Thuyết trình của Gs. Nguyễn Văn Sâm gồm hai phần: Tiểu sử và nhà văn hóa yêu nước.

4- Thuyết trình của Gs. Nguyễn Văn Sâm, clip 3

5- Thuyết trình của Gs. Nguyễn Văn Sâm, clip 4

5- Thuyết trình của Gs. Nguyễn Văn Sâm, clip 5

6- Thuyết trình của nhà báo Trần Văn Chi, clip 6


7- Thuyết trình của Gs. Trần Văn Chi, clip 7

8- Thuyết trình của Gs. Trần Văn Chi, clip 8

9- Giới thiệu của Ban Điều Hợp - Gs. Bùi Vĩnh Phúc


10- Nhạc phẩm "Chant du Lycée Petrus Trương Vĩnh Ký" - Ns. Nghiêm Phú Phát giới thiệu

11- Nhạc phẩm "Chant du Lycée Petrus Trương Vĩnh Ký" - Ns. Nghiêm Phú Phát trình bày


Kinh chúc quý vị, các bạn được mọi điều an lành.

Hoàng Thụy Văn
Email: van.hoangthuy@yahoo.com
Liên lạc tập tin: hvuong311@gmail.com




No comments:

Post a Comment