NỖI NHỚ THÁNG BA
[Để nhớ kỷ niệm đầu đời của hai người trẻ nlts và lyca có lòng với quê hương Việt Nam và chịu đựng đau thương]
Bây giờ trời đã sang mùa, ở xứ
này người ta đi trẩy hội trong một vườn Xuân đầy nhạc và thơ, có nhiều hoa đẹp,
có cả hoa biết cười, biết yêu, có khi không biểu lộ được dấu yêu mà chỉ khóc
được trong lòng! Chắc hẳn phải đau đớn lắm để tìm thấy một chút hạnh phúc để
rồi vụt khỏi tầm tay…
Đồng nghiệp của lính nói về hắn
như một nhân tố nhiếp ảnh của một phó
nhòm bất đắc dĩ có tính khí nghệ sĩ, chuyên tạo niềm vui cho người đời nhưng là
nỗi đau cho chính mình… Nhìn hoa tươi trong tầm ngắm nhưng ngỡ đang nhìn
người trong mộng! Bất giác hắn vác máy chạy tìm một góc lặng thinh nhìn về
phương trời xa xăm, nơi phố núi mù sương ở tận Việt Nam quê hương o, cơ hồ như
đang ru hồn trong hoài niệm một chiều mùa đông …
“Mong sao một mùa Giáng
Sinh êm đềm và một năm mới an lành”, đó là lời nguyện cầu trong một
chiều sương lạnh ở núi rừng xa xôi của người trong cuộc đã một lần trở lại
chiến trường xưa tìm người cũng trong cuộc bị thất tung trong ly loạn ...
Mong sao tình yêu cho nhau
trong những ngày xa xưa ấy không phai tàn cho dẫu dấu chia ly vẫn chưa khô ngấn
lệ! Chắc hẳn có những ai còn nhớ nhau một chút thôi từ những ngày
điêu linh ấy, người lính quê hương trên những chặng đường trên vùng
lửa đạn quê mẹ thương đau, yêu nhất lời kinh cầu:
"Vinh Danh Thiên Chúa
Trên Trời, Bình An Dưới Thế Cho Người Thiện Tâm"! Đâu đây như nghe văng
vẳng tiếng chuông ngân vang không dứt ở tận giáo đường sâu kín trong
lòng vì bởi trên chốn binh lửa năm ấy, ngôi giáo đường mà người
lính nhớ quá đi thôi đã thành hoang phế và hết
rồi hình ảnh Mưa Sa.
Tất cả “nỗi nhớ” khi ấy
nay chỉ còn là kỷ niệm ... Trong tâm tư người lính như khi còn tóc xanh
với những cảm xúc trong tình yêu anh, với một chút ray rứt trong hồn thơ em,
chắc hẳn đã không kịp nồng cháy vì tình thắm của đôi trái tim ấm áp ở buổi bình
minh ấy đã dành trọn cho quê hương chiều tàn… tháng ba bảy mươi lăm.
Dẫu sao người lính trận vẫn
được Ơn Trên cho mang trái tim thư sinh, cho dẫu dấn thân trên kiếp người, trong
cuộc đời trần tục quên đi lẽ đạo nhưng luôn tin có Chúa ở trên
cao, và từ đó chàng nhớ thương MS, con Chúa vô biên.
Và thuở ấy
em thương anh bằng cả tình ngây dại
bằng mảnh nhỏ hồn thơ - chút lệ sầu
và cả dáng thẩn thờ của nhớ mong…
………
anh thương em với cả bầu máu nóng
một lòng trai rộn rã với non sông
trở lại
chiến trường xưa lòng quặn đau
tìm
trên khắp những phần mộ tan hoang
ôi nạn
nhân của pháo Đỏ hung tàn
em ở đâu?...
Đó là những ngày lang thang, dù
có thiệt hại thế nào của cuộc đời hụp lặn cũng không sánh nổi với mệnh nước nổi
trôi. Người dân Việt trên đất nước Việt Nam quá nghiệt ngã như thế đấy: cả nước
ăn mày một bọn người “ăn trên ngồi trốc” theo cách nói của Đỗ Mười và đồng bọn
khi cướp của dân miền Nam trong ma sách “đánh tư sản mại bản” để chia chác.
Một chiều mùa đông trên bước
đường tìm kiếm lyca, một loài hoa biết sầu nhung nhớ trong nỗi đau của người
lính trở lại chiến trường xưa nơi có bao người nặng tình với quê hương, thương
cảm với người lính sau những năm
dài biệt xứ trên quê hương mình, nhưng
có lẽ chẳng phải duy nhất một người trong cuộc tưởng nghĩ rằng chàng đã bỏ lại thân xác trên chiến địa…
Thật lâu
lắm sau này chàng mới hay tin mình đã chết từ năm ly loạn đó:
Nếu anh
gục ngã dưới chân đồi
Ai đã tìm em suốt nửa đời?
Ừ em đâu biết ai thương
nhớ
Tình
buồn trận chiến hẳn chôn vùi
………………………..
Em ơi
phà chút tình anh nhé
Thở với
tình anh - một chút thôi
……………………….
Cỏ sầu ơi thương nhớ làm gì
Hạnh ngộ để rồi lại biệt ly
Tạ lỗi với em bao chẳng đủ
Tâm giao xin mượn chặm hàng mi
“ …………..
Vẫn
long đong lận đận không đường về
Anh chẳng biết
nhỏ nhớ anh nhiều thế....
…………
Có những chiều
nhỏ buồn buồn cúi mặt
Rèm mi chờ lăn
nốt những hàng châu”
Anh nặng tình em men đã say
Loài hoa thơ mộng kết bông đầy
Bởi người cầm máy xưa là lính
Người lính yêu em yêu … cỏ cây
..................................
“Chim
kia đậu nhánh sầu đâu
Giọng
trầm than thở - chở sầu ái ân
Mưa rơi
từng giọt tần ngần
Lệ nhòa
ướt đẫm những vần thơ say...”
Anh mượn của em một mảng sầu
Ép trong tim lạnh một trời đau
Em ơi nợ đó anh xin trả
Đến phút cuối đời chưa hết đâu
………………………
… Tất cả những nỗi niềm ấy càng
chồng chất thêm nỗi nhớ tháng Ba. Cũng từ đó,
Ngày gẫy súng
nếu em không cúi mặt,
Nay anh đâu mượn nhiếp ảnh tìm em.
Xin kính chúc mọi người được
bình an trong tâm hồn và hãy hướng về đất Mẹ tưởng niệm những nạn nhân của
chiến tranh không do dân tộc Việt Nam gây ra. Và tận đáy lòng hướng thượng với tình
yêu quê hương xin dâng một nén hương lòng đến những người con yêu của đất nước
nằm xuống cho nền Tự Do Dân Chủ và vẹn toàn lãnh thổ của Tổ Quốc Việt Nam.]
Những dòng ghi trong ngoặt […] trên
đây là nói về niềm riêng của một người lính và nỗi đau mất mát chung như bao
nhiêu người lính khác nhớ về tháng Ba gẫy súng trên quê nhà. CLBTNS ra đời 35
năm sau trùng vào tháng Ba có lẽ đã là một cơ duyên đưa đẩy và là niềm hy vọng với
những nỗ lực góp phần làm dịu đau cho những vết thương tháng Ba ấy. Xin cám ơn CLBTNS và tác giả
những vần thơ đáng yêu trải rộng bốn phương và tận đáy con tim tràn đầy yêu thương
ngay kiếp đời vô thường này, của không gian C ba chiều này và chiều thứ tư lững
lờ... xin mượn những vần thơ ấy để dẫn ý vào túp lều thương cảm của văn. Mọi sự
trùng hợp danh tính và tình tiết ngoài ý muốn xin vui lòng bỏ qua cho.
(Comay & Nguoilinh, Cali, 23 tháng Ba, 2014)
******
NGƯỜI LÍNH TRẬN NĂM XƯA
VÀ NGƯỜI YÊU BÉ NHỎ
Trên đồi cao Rừng Thiêng heo hút, anh đã quên mùa Thu Paris, có những chiều nắng vàng loang lổ trong không gian vườn Luxembourg của Paris 6ème. Đó đây ở một góc tường cũ kĩ phủ dầy rong rêu, chen lẫn những cành hoa Antigone với những cánh hoa tím hình đặc biệt, "dáng như tim vỡ", và lá cũng hình tim, một cánh hoa trắng mọc kế bên, cả hai sắc màu nhung nhớ ấy mà sau này được biết thế giới của tình yêu gọi đó là "Hai sắc hoa Ti-gôn".
Chàng thư sinh sau này là lính trận lang bạt ở tận miền quê em... Ở đầu đời học trò có cái ngu không biết đó là bóng dáng của tình yêu em và trong hạnh phúc anh. Cuộc đời của người línhts lúc ấy còn quá trẻ khi lao vào cuộc chiến, và chàng không là của riêng em mà của cát nâu bụi hồng và thân phận của mù sương tuyết giá người đi. Ngày Thu ở Rừng Thiêng Buôn Hạ sau khi rời khỏi Biển Cả chẳng biết ai là "em chỉ là em gái thôi, người em sầu mộng của muôn đời...", tài sản của riêng thi sĩ Lưu Trọng Lư mà! Ở Hà Nội lúc còn thời thượng được ngưỡng mộ là "Ba Mươi Sáu Phố Phường" ... Chàng cũng chưa hề có được hạnh phúc bên em với "mộng chồng cao ngất" quá đỗi như An Lộc Sơn tạo binh biến để tìm cho được người yêu Dương Quý Phi. Nhưng trái đất tròn mà! Thế gian này chưa cảm nhận được sự thương đau của những người trẻ mất nhau trong cuộc chiến do những người vô tâm gây ra cho người dân Miền Nam. Ngày ấy qua đi...(nlts)
Thế rồi vào một giờ khắc trời quang mây tạnh chàng nghe qua "Một Người Đi" ít nhất một lần trên tần số trung chuyển tại Headquarters của Taskforce chẳng có tác dụng gì đối với tim óc của chàng thuở đó.
Thật lâu sau này và giờ phút này người viết bất giác nhớ đến tác giả Mai Châu của Hoàng Oanh với "Một Người Đi" ấy, mà người con gái lọ lem năm xưa còn sống sót qua cơn bão lửa từ trận địa pháo Đỏ ở Liên Tỉnh Lộ 7B trên đường vượt thoát Cao Nguyên di tản tháng 3/75 đã nhắn nhủ với chàng:
Chinh nhân ơi! Xin anh chớ buồn!
Người yêu anh còn đó - người yêu anh bé nhỏ... hứa thương ...anh trọn đời!
Người yêu anh còn đó - người yêu anh bé nhỏ... hứa thương ...anh trọn đời!
Em thấy dáng anh gầy đôi mắt thoáng xa xăm
Vì ngàn yêu thương anh xếp bút mực xanh
Băng mình vào sương gió sống trọn kiếp trai lành
Chinh nhân ơi! Khi anh trở về
Chinh nhân ơi! Khi anh trở về
Người yêu ra mừng đón - người yêu anh bé nhỏ sẽ thương anh trọn đời!"
Người yêu ra mừng đón - người yêu anh bé nhỏ sẽ thương anh trọn đời!"
Tâm trạng của tác giả là nỗi đau chung của những người lính lâm vào cuộc chiến khốc liệt, chàng nhớ thương người yêu bé nhỏ trong cơn loạn lạc hơn chính thân mình tại trận địa. Văn phong của tác giả bình dị nhưng nặng trĩa tâm tư như khi người lính trở lại chiến địa kia nhìn từng tấm mộ bia tìm tên Mưa sa trên một đoạn đường di tản năm xưa...
Bất giác người viết nhớ đến một cuối đường không có quán trọ nhưng có vườn hoa nhà em phủ kín thơ văn cho lính trọ lỡ đường ngắm hoa nghỉ chân nhưng tứ bề vắng lạnh... Rồi anh rời quê hương mang theo hình bóng em qua thơ văn đầy hương hoa, gỡ ra từng mũi kim cỏ bông may ghim trên cổ áo trận, dấu tích của sự lấy cỏ làm nệm, lấy sương trời làm mền, lấy hình bóng em làm nỗi nhớ khôn nguôi và tình yêu đất nước làm lẽ chiến đấu... Những ngày ấy qua đi rồi...(nlts)
(Nhớ chuyện xưa của nlts & lyca nhân ngày 20 tháng 11, 2016, ngày Bách Nhật Gs. Nguyễn Thanh Liêm)
Hoàng Thuỵ Văn
Hoàng Thuỵ Văn
No comments:
Post a Comment