HỘI QUÂN CÁN CHÍNH HẢI NINH VIỆT NAM LÀM LỄ TỰU CHỨC BAN CHẤP HÀNH NHIỆM KỲ 13
Biểu tượng của Hội Quân Cán Chính Hải Ninh Việt Nam:
Ngay giữa lưỡi kiếm hai chữ Trung Hiếu, trên mặt sách,
bên trái hai chữ Hải Ninh và bên phải hai chữ Việt Nam.
Hoàng Thuỵ Văn
Rosemead - 6 Nov 2016 - Theo chân đoàn công tác của Trung Tâm Điều Hợp Tây Nam Hoa Kỳ để đến thành phố Rosemead, miền Nam California, nơi Hội Quân Cán Chính Hải Ninh Việt Nam tại hải ngoại sẽ khai mạc Lễ Tựu Chức Ban Chấp Hành Nhiệm Kỳ 13 chiều nay.
(Source: Internet)
"Vịnh Hạ Long"
Buổi lễ được sự tham dự đông đảo của các vị Cố Vấn, Hội Trưởng và các thành phần của các Ban Chấp Hành tiền nhiệm và nay đã là nhiệm kỳ thứ 13 mà Hội trưởng đương nhiệm là ông Châu Cẩm Sáng, một cựu quân nhân QLVNCH, người đã dấn thân vào công tác của cộng đồng được nhiều người biết đến và đã trải qua bốn nhiệm kỳ trong chức vụ Hội trưởng.
Chuẩn bị chào cờ VNCH - Hoa Kỳ và Phút mặc niệm.
Cùng đến tham dự với tất cả hội viên và thân hữu của Hội còn có những người bạn đến từ các nơi ở miền Nam California. Buổi lễ được sự tham dự đông đảo của các vị Cố Vấn, Hội Trưởng và các thành phần của các Ban Chấp Hành tiền nhiệm và nay đã là nhiệm kỳ thứ 13. Ngoài sự tham dự của tất cả hội viên và thân hữu còn có những chiến hữu đến từ một nơi có những hoạt động văn hoá và đấu tranh thật náo nhiệt của người Việt tị nạn cộng sản, nói chính xác hơn chủ và khách là những chiến hữu từ nhiều quân binh chủng QLVNCH nhất là từ Orange County, nơi có Little Saigon được mệnh danh là thủ đô tinh thần của người Việt tị nạn không chấp nhận chế độ cộng sản.
Vị Hội Trưởng Hội Quân Cán Chính Hải Ninh Việt Nam tại hải ngoại trình diện
tân Ban Chấp Hành Nhiệm Kỳ 13, giơ tay "xin thề..."
Điểm đáng ghi nhận Ban Tổ chức cử hành lễ Chào cờ VNCH-Hoa Kỳ và Phút mặc niệm truyền thống của người Việt tị nạn cộng sản có sự yểm trợ của các Hội đoàn bạn long trọng hơn, và với Trung Tâm Điều Hợp Tây Nam Hoa Kỳ thuộc Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Hải Ngoại đông đảo hơn. Tại California, ai cũng rõ khuynh hướng "thiên tả" nở rộ tạo nhiều cuộc xung đột -riots- tại nhiều địa phương ảnh hưởng đến chính giới Mỹ, đặc biệt tại thành phố San Francisco. Nhóm chủ trương "phản chiến" đòi chính phủ Hoa Kỳ rút quân khỏi "Chiến Tranh Việt Nam" và thành phố Los Angeles sự nở rộ như thế không kém và vùng phụ cận ở đây dù muốn dù không cũng bị ảnh hưởng. Đây là nơi mà địa bàn hoạt động còn loang lổ trong điều kiện phát triển của các tổ chức, hội đoàn đấu tranh luôn nêu cao "Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ" để phân biệt lằn ranh Quốc Cộng như tại Orange County.
Ảnh lưu niệm của tân Ban Chấp Hành nhiệm kỳ 13
Buổi lễ cũng đã có sự tham gia của tuổi trẻ, những hậu duệ của Quân Cán Chính Hải Ninh Việt Nam tại hải ngoại và thành phần này sẽ tiếp nối sự nghiệp của cha ông, giữ vững được tinh thần chống văn hoá cộng sản xâm nhập bất kể từ đâu đến. Hình ảnh đáng quan tâm cho thấy khi khách dự lắng nghe bài phát biểu keynote của Hội Trưởng Châu Cẩm Sáng, có thể nói ông là một trong những cột trụ giúp duy trì sự độc lập của Hội và giữ gìn truyền thống của người quân nhân QLVNCH trên Tinh thần Dân Tộc và Lý tưởng Tự Do. Tinh thần và Lý tưởng đó ngày xưa đã rèn luyện thanh niên dưới mái trường Mẹ để trở thành người quân nhân của thời chiến có Danh Dự, biết Trách Nhiệm bảo vệ đất nước và đồng bào của mình chống lại sự xâm lăng của chủ nghĩa cộng sản. Ngày nay họ biết phòng chống sự xâm nhập của văn hoá cộng sản cùng cảnh giác mọi ảnh hưởng từ bất cứ nơi nào để bảo vệ các giá trị di sản văn hoá của người Mỹ gốc Việt Hải Ninh tại vùng này mà vũ khí duy nhất chỉ là "Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ".
Tri ân những vị đã có công với Hội trong thời gian qua.
Tưởng cũng cần nhắc lại lá "Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ" là cờ của Quốc Gia Việt Nam, sau đó là quốc kỳ cùa hai nền Cộng Hoà mà hàng triệu người dân Miền Nam là nạn nhân cộng sản đã đứng lên chống lại cuộc xâm lược của chủ nghĩa cộng sản mà Việt cộng là lực lượng xung kích. Hàng trăm ngàn quân, cán, chính đã nằm xuống cho đất nước và lý tưởng Tự Do. Lá cờ Vàng đó hiện nay còn là biểu tượng Tự Do của Cộng đồng người Mỹ gốc Việt không chấp nhận chế độ cộng sản bất kể từ đâu. Được biết trong Ban Tổ Chức buổi lễ hôm nay ngoài vị Hội Trưởng tái nhiệm là một cựu quân nhân xuất thân quân trường Bộ Binh Thủ Đức, còn có thêm các cựu quân nhân xuất thân từ quân trường Võ Bị Quốc Gia là ông Tsú A Cầu, đương kiêm Tổng Hội trưởng Tổng Hội Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, và ông Phòng Tit Chắng, các vị đã từng trải qua một hay nhiều nhiệm kỳ ở chức vụ hội trưởng Hải Ninh.
Hai viên chức Đài Loan, cũng là hai Phó Giám Đốc là cô Ellen C.I. Tseng và ông Po-chih Chuang đã đại diện cho Sở Kinh Tế và Văn Hoá Đài Bắc tại Los Angeles đến tham dự và chúc mừng tân Ban Chấp Hành trong Lễ Tựu Chức hôm nay.
Ông Châu Cẩm Sáng, Hội Trưởng tái nhiệm Hội Quân Cán Chính Hải Ninh Việt Nam hải ngoại, như trên đã nêu, đọc diễn văn khai mạc Lễ Tựu Chức Ban Chấp Hành Nhiệm Kỳ 13. Bài phát biểu của vị Hội Trưởng tái nhiệm thiết nghĩ đã là nguồn cảm hứng cho mọi người tham dự, đặc biệt cho các cựu quân nhân QLVNCH cũng là chiến hữu của ông trong cuộc chiến đấu chống CSVN vì yêu nước, yêu tự do, dân chủ, và yêu dân tộc Việt Nam mà trong đó sắc dân Nùng ở Hải Ninh là một thành phần dân tộc đã gắn bó cùng toàn dân trong công cuộc đấu tranh chống lại sự tàn bạo của Việt cộng trên quê hương Việt Nam đến giờ phút cuối.
Ban Chấp Hành và Khách danh dự Đài Loan chụp ảnh lưu niệm.
Ngoài ra tình huynh đệ chi binh đã thôi thúc Trung Tâm Điều Hợp Tây Nam Hoa Kỳ có trụ sở tại Little Saigon, miền Nam California thành lập một ban hợp ca cả nam lẫn nữ, trong đó những tà áo dài hoa lá rừng "bóng dáng anh chiến sĩ VNCH trong hạnh phúc em". Họ đến yểm trợ cùng với Tổng Hội Võ Bị Quốc Gia, Tổng Hội Cảnh Sát Quốc Gia, Tổng Hội Biệt Động Quân, Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị, Hội Hải Quân Cửu Long, v.v.. để cho mọi người thấy có sự hiện hữu của "Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ" tại những nơi có người Việt tị nạn không chấp nhận chế độ cộng sản bất kể nguồn gốc từ đâu.
Ban văn nghệ của Hội nhà trình bày nhạc khúc "Sư Đoàn Ba Hành Khúc"
Thêm vào đó Hội Quân Cán Chính Hải Ninh Việt Nam hải ngoại là một tổ chức gìn giữ và truyền đạt văn hoá truyền thống của sắc dân Hải Ninh trong quần thể văn hoá Việt Nam tìm được sự chia sẻ của Trung Tâm Văn Hoá thuộc Sở Kinh Tế và Văn Hoá Đài Bắc tại Los Angeles. Thật ra ai cũng biết đó là một cơ quan trong cơ cấu của chính phủ Đài Loan bị sức ép của Trung cộng hất chân ra khỏi cơ chế bang giao với các nước. Hai viên chức Đài Loan, cũng là hai Phó Giám Đốc là cô Ellen C.I. Tseng và ông Po-chih Chuang đã đại diện cho cơ quan Văn Hoá nói trên đến tham dự và chúc mừng tân Ban Chấp Hành trong Lễ Tựu Chức hôm nay.
Nhạc khúc đấu tranh "Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ" của Nguyễn Đức Quang,
Ban văn nghệ nữ của Trung Tâm Điều Hợp Tây Nam Hoa Kỳ/
Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Hải Ngoại hợp ca.
Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Hải Ngoại hợp ca.
Một tập sách "Người Nùng & Khu Tự-Trị Hải-Ninh Việt-Nam" dầy ngót 370 trang viết bằng hai thứ tiếng Việt và Hoa tương đương với hai nhóm ngôn ngữ chính mà các sắc dân được gọi chung là Nùng đã sử dụng từ suốt chiều dài của lịch sử di dân ở thế kỷ 16 từ đất nước Trung Hoa đến một vùng Đông Bắc biên giới Hoa Việt (hay Việt Trung theo cách gọi sau này) là đất hứa kể từ ngày đầu của cuộc di dân của người dân Nùng ở Móng Cái (hay Moncay trong bản đồ thời Pháp thuộc). Móng Cái là một trong những quận hạt, nhưng là một địa danh được nhiều người biết đến khi người Nùng đến đầu tiên tại đây và danh hiệu Nùng Mong Cái để chỉ người Nùng ở Mong Cái đóng góp cho sự phát triển tỉnh Hải Ninh sau này cho đến giữa thế kỷ 20. Chính nơi đây một xã hội có tôn ty trật tự, người Nùng đã góp phần đem lại sự an ninh cho toàn khu vực Hải Ninh, đồng thời tiếp tay với lực lượng của triều Nguyễn giúp tiễu trừ nạn cướp, và tiếp đến tránh cuộc chiến khủng bố và tiêu thổ kháng chiến lan tràn từ bên ngoài vào, trong thời chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất.
Hình ảnh lưu niệm chiều nay của những chiến hữu cùng một thời đấu tranh cho Tự Do
của quê hương đau thương Việt Nam.
Nhưng phải nói đến giai đoạn 8 năm kể từ năm 1947 dưới thời Quốc Trưởng Bảo Đại, người dân Hải Ninh hưởng được hạnh phúc ấm no thực sự từ quy chế Khu Tự Trị Nùng Hải Ninh của thời đó và vị Thủ Lãnh Khu Tự Trị rất được toàn thề người Nùng kính trọng là Đại Tá Vòng-A-Sáng (trong quy chế Liên hiệp Pháp) và cơ chế tự trị của họ cũng chấm dứt theo mệnh nước nổi trôi khi họ đành lìa bỏ quê hương mến yêu 1954 vì không chấp nhận Việt minh hay Việt cộng sau này. Từ miền Bắc vô miền Nam theo Hiệp định Genève 1954 chia đôi nước Việt, "diaspora" Hải Ninh trên vùng Việt Bắc trong đoàn di dân với 50 ngàn dân, quân, cán, chính trong số cả triệu đồng bào di cư bỏ trốn cộng sản ...
"Đi về miền Nam
Miền thân yêu đất rộng cùng chung đời sống" ...
(Về Miền Nam, Trọng Khương)
"Đi về miền Nam
Miền thân yêu hương lúa tràn ngập đầy đồng
Đi về miền Nam
(Về Miền Nam, Trọng Khương)
Hình ảnh lưu niệm chiều nay của những chiến hữu
cùng một thời đấu tranh cho Tự Do
cùng một thời đấu tranh cho Tự Do
của quê hương đau thương, nay bỏ lại.
Lịch sử của Hải Ninh ở Móng Cái cũng đã được tiếp nối liền với Hải Ninh Sông Mao, Bình Thuận với số lượng đầu người kể trên từ 1954 được bảo vệ ngày đêm với một lưc lượng vũ trang ở cấp sư đoàn được chính thức trang bị và giao phó trách nhiệm tổ chức, quản trị, và điều hành. Đó là đại đơn vị Sư Đoàn 6 Bộ Binh hình thành từ Binh Đoàn Nùng, ngày 1/4/1955, sau này cải tổ thành Sư Đoàn 3 Dã Chiến và cuối cùng trở thành Sư Đoàn 5 Bộ Binh, 1959, nhận khu trách nhiệm tại Biên Hoà, Vùng III Chiến Thuật, sau đó tại Bình Dương, Phước Long và tham chiến tại mặt trận An Lộc 1972 vang danh thế giới.
Tuổi trẻ người Mỹ gốc Việt Hải Ninh ngồi chung với thế hệ cha anh
với một tư thế hết sức trưởng thành và tự tin, với một hướng nhìn,
một niềm tin tưởng ở ngày mai!
Tuổi trẻ người Mỹ gốc Việt Hải Ninh ngồi chung với thế hệ cha anh
với một tư thế hết sức trưởng thành và tự tin, với một hướng nhìn,
một niềm tin tưởng ở ngày mai!
và trình bày những bài hát rất có ý nghĩa và đang được yêu thích
Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Hải Ngoại có trụ sở tại Little Saigon, Orange County,
thủ phủ của người Việt tị nạn không chấp nhận chế độ cộng sản Việt Nam
Ảnh lưu niệm chuyến đi "tình chiến hữu dưới ngọn cờ vàng"
giữa những người lính Orange County và Rosemead ngày 6/11/2016
Lịch sử Hải Ninh tại Việt Nam đã khép lại ngày 30 tháng Tư Đen (April 30, 1975) cùng chung vận nước của Việt Nam Cộng Hoà, thể chế đầu đời của người dân Miền Nam tự do. Một giai đoạn mới của lịch sử Hải Ninh Việt Nam tại hải ngoại sau biến cố Quốc Hận 1975 và đặc biệt tại đất nước Hoa Kỳ một vận hội mới đang chờ người Việt tị nạn. Riêng vùng Los Angeles của miền Nam California có thành phố Rosemead, nơi lập nghiệp của các thế hệ Hải Ninh kế thừa đang muốn chứng tỏ thêm một lần nữa ý chí tự chủ và sức sống mãnh liệt của người di dân Hải Ninh Việt Nam.
Trải qua nhiều thế hệ con dân cùng nổi trôi theo vận nước, hứng chịu cảnh "bể dâu tang điền" trong môi trường chính trị đầy mâu thuẫn, đầy sóng ngầm hứng chịu trong từng giai đoạn lịch sử đã qua tại quê nhà, bạn và thù đều đã đối mặt, tuy nhiên chế độ cộng sản hiện thân của tội ác vẫn là nỗi kinh hoàng của người tị nạn Việt Nam.
Kính chúc quý vị, các bạn an hưởng những ngày vui trên quê hương thứ hai cho dù cuộc vui chóng tàn nhưng hương vị quê hương vẫn còn đâu đó.
Tình yêu nước vẫn cao trong tâm trí,
Thế nhưng trong hạnh phúc anh
Và em: tình yêu của lính vẫn sâu thẳm trong hồn
(nlts)
1- Photo link: Xem ảnh đẹp
2. Youtube links:
Clip 1/4 - HT Châu Cẩm Sáng đọc diễn văn khai mạc
Clip 2/4 - "Sư Đoàn Ba Hành Khúc" của Vũ Đức Nghiêm do Hội Hải Ninh và Trung Tâm ĐHTNHK hợp ca
Clip 3/4 - "Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ" của Nguyễn Đức Quang do Ban hợp ca Trung Tâm ĐHTNHK hợp ca
Clip 4/4 - HT Châu Cẩm Sáng phát biểu - Lời phát biểu chính của buổi lễ
Hoàng Thuỵ Văn
Email: van.hoangthuy@yahoo.com
Photo: H. Vuong
Email: hvuong311@gmail.com
No comments:
Post a Comment