Tuesday, November 29, 2016

LỄ RA MẮT PHIM "RIDE THE THUNDER" 28-3-2015 VÀ Ý NGHĨA CỦA DANH DỰ VÀ CHIẾN THẮNG TRONG CHIẾN TRANH VIỆT NAM


LỄ RA MẮT PHIM "RIDE THE THUNDER" NGÀY 28-3-2015 VÀ Ý NGHĨA CỦA DANH DỰ VÀ CHIẾN THẮNG TRONG CHIẾN TRANH VIỆT NAM

(LỄ RA MẮT PHIM "RIDE THE THUNDER" CHIẾU TẠI RẠP REGENCY THEATRE WESTMINSTER 28-3-2015) 


Inline image 21




Hoàng Thuỵ Văn

  Little Saigon -28/3/2015- Cả ngàn người gồm những cựu quân nhân VNCH còn sống sót sau trận Đại hồng thuỷ 1975, bỏ xứ tản mát đi khắp địa cầu tìm đất lành chim đậu, lánh nạn CSVN tàn ác và những cựu chiến binh Hoa Kỳ đã từng chiến đấu tại Việt Nam khi trở về đất Mỹ trong chương trình Hồi hương Welcome Homebị sỉ nhục tàn tệ có mặt sáng hôm nay tại rạp cinê Regency Theatre ở Westminster, Orange County để tham gia lễ ra mắt tuần lễ đầu chiếu phim của cuốn phim "Ride The Thunder". Chuyện phim lấy từ nội dung quyển sách dầy trên 700 trang "Ride The Thunder, A Vietnam War Story of Honor and Triumph" (Cưỡi Trên Đầu Ngọn Sấm, một câu chuyện về Danh Dự và Chiến Thắng của Chiến Tranh Việt Nammà tác giả là cựu thiếu tá TQLC Hoa K Richard Botkin, thời gian phim được chiếu mở hàng/"premiere" tại rạp nêu trên từ ngày 27 tháng Ba đến 2 tháng Tư. 

Phim đã góp tiếng nói không nhỏ, tự nó đã góp phần đòi lại công đạo cho Việt Nam Cộng Hoà và danh dự không nhỏ cho QLVNCH và những người bạn đồng minh sát cánh chiến đấu một cách anh dũng trong thời Chiến Tranh Việt Nam mà những kẻ thiếu nghị lực trong chính trường và thiếu đúng đắn trong truyền thông của thế giới tự do đã a dua và tiếp tay cho chế độ Cộng sản Hà Nội có gốc tích 80 năm không chỉ lừa bịp cả dân tộc Việt Nam xung phong vào hai cuộc chiến tranh giải phóng lừa dối mà còn phỉnh gạt cả thế giới của những người nhẹ dạ không một chút hiểu biết về CSVN và rất tiếc trong đó không ít người của hàng ngũ trí thức mang gown đội cap từ những trường danh tiếng mà vẫn bị lừa. 

Nói đảng CSVN lừa dối là không sai vì họ phát động chiến tranh xâm lược miền Nam với ý tưởng vong nô là "Ta đánh là đánh cho Liên Xô, cho Trung Quốc". Khi nói truyền thông Mỹ thiếu đúng đắn là vì ai cũng rõ họ hùa theo luận điệu tuyên truyền một chiều và có lợi cho đảng CSVN, làm ảnh hưởng đến những người cầm quyền Hoa Kỳ cũng như chế dầu vào lửa cho phong trào chống quân Mỹ tham chiến trong Chiến Tranh Việt Nam. Hành động tiêu cực của những người chủ trương phản chiến tại Hoa Kỳ đã góp phần đưa đến cái chết của trên 58 ngàn chiến binh Mỹ và 260 ngàn tử sĩ VNCH. Trong nhóm thủ lãnh có các chính khách và giới truyền thông khuynh tả không thiếu người trốn lính, hèn nhát trước kẻ thù của nước Mỹ, lại còn lôi kéo những người lương thiện nhẹ dạ vào chung hàng ngủ bất minh của chúng.

3500 vé "sold out" trong một thời gian vài ngày đã nói lên sự hưởng ứng nồng nhiệt của người Việt tị nạn, một hình thức bỏ phiếu đòi những người có trách nhiệm trả lại danh dự cho những người lính VNCH và đồng minh như đã nêumở đầu cho mùa Tưởng Niệm 40 Năm Quốc Hận 30/04/1975 - 30/04/2015 trên khắp thế giới. Hành động của những kẻ hung bạo chuyên cướp đoạt quyền lực và tài sản của quốc gia cùng mảnh đời thương đau của đồng bào bằng bạo lực và lừa dối.

Và giờ đây những cựu quân nhân QLVNCH mà ngày xưa là những chiến sĩ chiến đấu trực diện với kẻ thù là CSVN khi Trung ương đảng cộng sản ở Hà Nội phát động quy mô cuộc chiến tranh xâm lược "Miền Nam Việt Nam", không hề là một công cuộc mệnh danh "Cách mạng" làm lợi cho đất nước và nhân dân như họ từng huênh hoang. Ngày nay những người lính này ngồi lại với nhau trong thế tất yếu để đương đầu với cánh tay nối dài của đảng CSVN ra hải ngoại và còn có trách nhiệm tiếp tục trong cuộc tranh đấu góp phần giải trừ chế độ CSVN trong sự nghiệp của toàn dân để cứu nguy cơ đồ của Tổ Quốc Việt Nam.

Inline image 4

Lễ chào cờ: Quốc ca Việt Nam do CLBTNS và toàn thể người Việt Nam có mặt đồng ca, quốc ca Hoa Kỳ do cô Janine Stange hát.



Inline image 3



Tác giả sách "Ride The Thunder...", Richard Botkin, đồng thời là nhà đồng sản xuất cuốn phim cùng tên.
Hai người đứng bên tay trái của tác giả Richard Botkin là các co-MCs của buổi Lễ Chiếu Phim Ra Mắt "Ride The Thunder" của hãng Koster Film, LLC. tại rạp Regency Theatre, Westminster: NS/NS Cao Minh Hưng, giữa; và Cựu Chiến binh Greg.


Inline image 1

Nghị Viên Garden Grove Phát Bùi đang đọc lời vinh danh trước công chúng cho Nhà đạo diễn Fred Koster và trước đó cho tác giả Richard Botkin (đứng cạnh Fred).




Cựu Đại Tá Gerry Turley, vào mùa hè đỏ lửa 1972 là Trung Tá TQLC Hoa Kỳ cố vấn trưởng MAC Team mới đổi đến tại Căn Cứ Hoả Lực Alfa 2 do Tiểu Đoàn 3 Sói Biển TQLC VNCH của Thiếu Tá Lê Bá Bình phòng ngự. Xin xem networking phía dưới.


[Truyện phim dựa theo cuốn sách cùng tên, "Ride the Thunder, A Vietnam War Story of Honor and Triumph" của tác giả Richard Botkin. Đây là cuốn phim đầu tiên thể hiện được danh dự và chiến thắng đích thực của các chiến sĩ VNCH và đồng minh Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam. Câu chuyện chính được kể là đôi bạn chiến đấu Việt-Mỹ: Thiếu tá Lê Ba Bình, tiểu đoàn trưỡng Tiểu đoàn 3 Thuỷ Quân Lục Chiến VNCH và Đại uý John Ripley, cố vấn Mỹ. Cũng là lần đầu tại Hoa Kỳ, cuốn phim có sự tham gia của nữ diễn viên Kiều Chinh như một Co-Producer.]

Inline image 3

Trung Tá Lê Bá Bình với người thật nói chuyện việc thật.

Inline image 4


Cựu Đại Tá Gerry Turley và cựu Trung Tá Lê Bá Bình đang ở giây phút hạnh ngộ "Sweet Rendez-vous" tại buổi tâm giao "Bridging of the Gap" đất lành ngộ cố nhân!


Inline image 5


Thật hạnh phúc! Trong tâm giao người lính VNCH và Đồng Minh năm xưa ấy cho thấy vẫn luôn cảm nhận sự khắng khít sau hơn 43 năm xa cách, big hug moments!
Còn thiếu Đại Úy cố vấn Vũ khí nặng John Ripley và Trợ thủ đạn dược Jim Smock!!

[Trận chiến "Mùa Hè Đỏ Lửa 1972" có tên tiếng Anh là Eastern Offensive, vì diễn ra đúng vào tuần lễ Phục sinh 1972. Từ giữa trưa ngày Thứ Năm 30 tháng Ba, sau những trận mưa pháo kích cả vào khu dân cư để gây hoảng loạn, hơn 30.000 quân chính qui Bắc Việt được 200 chiến xa T54 và PT-76 mở đường, tiến chiếm vùng địa đầu Quảng Trị . 
Chỉ trong ba ngày, 10 trên 12 căn cứ VNCH trong vùng -hầu hết không được trang bị vũ khí chống tăng- bị tràn ngập. Sau khi tàn phá phía Bắc sông Cam Lộ-Cửa Việt, chiến xa và đại quân Bắc Việt nhắm thẳng vào tỉnh lỵ Đông Hà, nơi chỉ còn tiểu đoàn 3-Sói Biển Thuỷ Quân Lục Chiến VNCH với 735 chiến sĩ đồn trú tại căn cứ Alpha 2, do Thiếu Tá Lê Bá Bình làm tiểu đoàn trưởng, đại uý John Ripley cố vấn tiểu đoàn, thêm mấy sĩ quan Mỹ giúp liên lạc yểm trợ do Trung Tá Gerry Turley vừa được uỷ quyền chỉ huy vào giờ thứ 25.
Chỉ cần băng qua cây cầu dài 200 thước bắc qua sông Cửa Việt, chiến xa cộng sản sẽ tràn ngập tỉnh lỵ Đông Hà và thẳng tiến chiếm Huế. Cách duy nhất để chặn đường qua sông của xe tăng cộng sản là phải phá huỷ ngay cây cầu. Trung Tá Gerry Turley gọi điện cấp báo, xin phép. Lệnh cấp trên từ hậu cứ buộc phải giữ cây cầu. Nhưng xe tăng cộng sản đã xuất hiện. Không thể chần chừ. Bât chấp hậu quả, John Ripley - Lê Bá Bình, cố vấn Mỹ và tiểu đoàn trưởng Sói Biển, được tăng cường thêm một trợ thủ là Jim Smock, tình nguyện nhận lệnh thi hành "mission impossible".
Cầu Đông Hà là một khối bê tông cốt thép kiên cố, dưới gầm cầu dày đặc xích sắt và kẽm gai đề phòng đặc công phá hoại. Để tới được mục tiêu, bộ ba của Alpha 2 phải bắn hạ một xe tăng T54. 
Ripley là người duy nhất từng được huấn luyện về chất nổ tại US Army's Ranger School, phải lãnh phần nặng nhất. Từ chân cầu, anh đu mình lên gầm cầu giữa kẽm gai, nhận 500 ký thuốc nổ do đồng đội chuyển theo, rồi tiếp tục đánh đu với tử thần suốt 4 tiếng đồng hồ
.] 


Inline image 6

VBĐL Phòng Tit Chắng, K29, với quyển sách "Ride The Thunder" trên tay chờ tới phiên lấy chữ ký của tác giả.


Inline image 7

Richard Botkin ký tên kỷ niệm trên sách của Phòng Tit Chắng.


Inline image 8

CLBTNS Lý Tòng Tôn, bào đệ của Chuẩn Tướng Lý Tòng Bá và tác giả Richard Botkin ký tên sách.

Inline image 9

Quốc kỳ và huy hiệu TQLC của hai quốc gia một thời là đồng minh sát cánh chống kẻ thù chung là CSVN được in trên bìa trước quyển sách. Hy vọng trong sách có nêu ra cho mọi người trẻ biết rõ về sự đổ vỡ đáng tiếc này.


Inline image 10

Toán hầu quốc kỳ TQLC.

Inline image 12

Nhân vật chính của phim do tài tử Eric Saint John (bìa trái) đóng vai Đại Uý cố vấn Mỹ John Ripley, và tài tử Joseph Hiếu (tay trái của John) đóng vai Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng TĐ3 Sao Biển Lê Bá Bình (ngoài đời là Trung Tá trước khi mất nước, trong hình này mặc quân phục TQLC, đứng cạnh là Nội tướng Lê Bá Bình)Đạo diễn Fred Koster tại bục thuyết trình/podium, và một người ở hậu trường có tấm lòng và rất có công trong việc thực hiện phim là Nha sĩ Lý Văn Quý (bên tay trái của Trung Tá Lê Bá Bình).


Inline image 17

Các đơn vị tham gia Lễ chào cờ.


Inline image 14

Các đơn vị xác định đội hình d Lễ.


Inline image 18


Buổi Lễ hôm nay yểm trợ tinh thần cho Căn cứ hoả lực Alfa 2, cửa ngõ của tỉnh Quảng Trị, lực lượng phòng ngự là Tiểu Đoàn 3 Sói Biển VNCH, cũng là vùng Hoả tuyến, tiền đồn của VNCH.




Các đơn vị tham d sẵn sàng cho nghi thức khai mạc.


Inline image 19


Inline image 20

Labels dành cho các đơn vị ghi tên những chiến sĩ VNCH đã nằm xuống.


Photo link Lễ chiếu phim ra mắt Ride The Thunder ngày 28 tháng Tư, 2015 tại rạp Regency Theatre:



Tin: Hoàng Thuỵ Văn

Ảnh: H. Vương Huê

Saturday, November 26, 2016

TƯỞNG NIỆM CỐ GIÁO SƯ NGUYỄN THANH LIÊM NHÂN LỄ BÁCH NHẬT CỐ GIÁO SƯ NGÀY 20 THÁNG 11, 2016

TƯỞNG NIỆM CỐ GIÁO SƯ NGUYỄN THANH LIÊM NHÂN LỄ BÁCH NHẬT CỐ GIÁO SƯ NGÀY 20 THÁNG 11, 2016




 Ngày 20 tháng 11, 2016: Lễ Bách Nhật (lễ cúng 100 ngày sau ngày mất) 
theo l cúng tế của Phật tử tu tại nhà




Ảnh Vương Huê

​Santa Ana -20/11/2016- Một Ban tổ chức gồm hội viên Hội Lê Văn Duyệt Foundation và một số khác thuộc Gia Đình Nguyễn Thanh Liêm tổ chức tưởng niệm Giáo Sư Nguyễn Thanh Liêm (1933-2016) nhân lễ Bách Nhật của Giáo Sư hôm nay tại tư gia của Giáo sư ở thành phố Santa Ana. Lễ Bách Nhật hay lễ cúng ngày thứ 100 sau ngày mất của Giáo sư theo nghi thức đơn giản của Phật tử tu tại nhà. 

Sau đây là bài viết của ông Châu Văn Để ghi lại diễn tiến của buổi Lễ:

[Lễ 100 Ngày của Thầy Nguyễn Thanh Liêm
tại Lake Park 4211 W. First St #166 Santa Ana, CA 92703 lúc 11 giờ ngày Chủ Nhựt 20 tháng 11 năm 2016.
(nhằm 21 tháng 10 Bính Thân)



Các Giáo sư đồng nghiệp, đồng môn, cũng là bạn thân thiết của cố Gs. Nguyễn Thanh Liêm

Thành phần khách tham dự gồm các vị giáo sư cũng là đồng nghiệp, đồng môn thường xuyên cộng tác với Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm trên lãnh vực giáo dục từ thời VNCH cho đến miền Nam California sau 1975. Đặc biệt là gia đình của Cô Phương gồm Mẹ và các chị em, gồm cả gia đình của người em từ Arizona.

- Sau nghi lễ trước bàn thờ Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt do ô Châu Văn Đễ và cố vấn Vũ Ngọc Mai niệm hương là Lễ 100 Ngày của Giáo Sư Nguyễn Thanh Liêm.

- Bà Nguyễn Thanh Liêm khuê danh Nguyễn Thị Phương và nghĩa nữ Cao Minh Châu, nghĩa nữ Vũ Thị Đan niệm hương và dâng cúng. 
- Gia đình gồm Mẹ và các em của cô Phương niệm hương. 
- Các thành viên “Gia đình Nguyễn Thanh Liêm” và hội Lê Văn Duyệt niệm hương. Các thân hữu và quan khách niệm hương. 
- Trung Tâm Trưởng Bùi Đẹp và Trung Tâm Phó Nguyễn Thành Điểu, Trung Tâm Điều Hợp Tây Nam Hoa Kỳ/Tập Thể Chiến Sĩ VNCH HN, và ông Bùi Phát, Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Nam California cùng phu nhơn niệm hương.
-  Cảm tưởng của Giáo sư Dương Ngọc Sum thay mặt cho nhóm Petrus Ký nói về kỷ niệm đối với Gs Nguyễn Thanh Liêm và hai người con Thùy Linh và Bảo Lâm lúc còn trẻ thơ của Gs Nguyễn Thanh Liêm
-  Cảm tưởng của giáo sư Trần Huy Bích
-  Cảm tưởng của giáo sư Nguyễn Trung Quân nói về nhân sinh quan và nếp sống thanh bạch của Gs Nguyễn Thanh Liêm, những kỷ niệm khi đi làm Chánh Chủ Khảo ở Tỉnh Châu Đốc và thuật lãnh đạo chỉ huy khéo léo của Gs Nguyễn Thanh Liêm thuở ấy là Chánh Thanh Tra và Trưởng Ban Soạn Đề Thi tại Bộ Văn Hoá Giáo Dục và Thanh Niên. Gs. Nguyễn Trung Quân cũng nêu lên bài thơ của một nhà nho ẩn danh Gs. Nguyễn Thanh Liêm cho in trong sách "Sự Thật Đời Tôi". Bài thơ như sau:
"Tích ngã vị sinh thì
Minh minh vô sở tri.
Thiên công hốt sinh ngã,
Sinh ngã phụ hà vị?
Vô y sử ngã hàn, 
Vô phạn sử ngã cơ. 
Hàn nhỉ thiên sinh ngã,
Hoàn ngã vị sinh thì."
(Ngày xưa, trước khi tôi bị sinh ra đời, Mịt mù đen tối tôi nào biết chi đâu. Bỗng nhiên Trời sinh tôi ra trên đời này, Trời sinh tôi ra để làm chi? Không quần áo khiến tôi phải lạnh, Không cơm ăn khiến tôi phải đói. Tôi xin trả lại cho ông Trời cái việc Trời sinh ra tôi, Và xin Trời hãy trả lại cho tôi cái trạng thái lúc tôi chưa sinh ra đời)
Bài thơ nói lên sự vô nghĩa của cuộc đời này.
-  Cảm tưởng của Giáo Sư Vũ Ngọc Mai, cố vấn Hội Lê Văn Duyệt Foundation.
-  Cảm tưởng của Giáo sư Tiến Sĩ Võ Kim Sơn, một cựu học sinh Petrus Ký, đặc biệt khi nhận di huấn của giáo sư Nguyễn Thanh Liêm trước khi qua đời tại bịnh viện Kaiser ủy thác cho Cô Sơn tham dự phiên họp về Văn Hóa Việt Nam Cộng Hòa cùng nhóm Viện Đại Học Cornell.
-   Tiến Sĩ Nguyễn Kim Long nói về những kỹ niệm làm việc chung với Giáo Sư Liêm trong lãnh vực Giáo Dục tại Hoa Kỳ. 
-   Cảm tưởng của một cựu học sinh Petrus Ký Trần Vĩnh Trung
-   Cảm tưởng của Hội Trưởng Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ Cao Minh Hưng.
-   Cảm tưởng của nghĩa nữ Vũ Thị Đan
-   Cảm tưởng của nghĩa nữ Cao Minh Châu
-   Lời cảm tạ của Cô Nguyễn Thị Phương.
-   Ông Châu Văn Đễ cho biết ngày 20 tháng 11 cũng là Sinh Nhựt của Thầy Liêm.

Quý thân hữu, thành viên hàn huyên tâm sự, nhắc nhớ những kỷ niệm xưa trong khi ngoài trời mưa thu lạnh lẽo thật là một ngày lễ đơn sơ đầy ấp tình thân và đầy ý nghĩa.
Cám ơn Bùi Đẹp, Thành Điểu, Minh Phúc và các “em rể” của Cô Phương giúp sắp xếp và dọn dẹp bàn ghế.
Không thể quên các đóng góp công sức và thức ăn của quý Bà quý Cô đặc biệt của niên trưởng Nguyễn Quang Bâng, của phóng viên Vương Huê.
Cám ơn Anh Phạm Văn Tú làm MC và Minh Phúc thiết kế âm thanh.
Hai “chấp sự giả” tiếp hương tại bàn thờ Đức Tả Quân và tại bàn thờ Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm là Trần Vĩnh Trung và Chị Kimmy Phạm Văn Tú.
Buổi lễ chấm dứt lúc 15 giờ cùng ngày.]




Các vị giáo sư thân hữu của vị Chủ tịch quá cố của LVDF - Vị phụ nữ áo trắng là bà Quả phụ Cố Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm - Khuê danh Nguyễn Thị Phương

Cũng xin nói thêm, hội Lăng Ông Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt Foundation được gọi tắt "Lê Văn Duyệt Foundation" do chủ trương của cố Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm, Chủ tịch Sáng lập cùng các Hội viên sáng lập thiết lập nơi thờ phụng Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt (1764-1832). Ngài Tả Quân Lê Văn Duyệt một nhân vật lịch sử ở vào thời kỳ đầu triều Nguyễn, có công lớn với đất nước trong công cuộc mở mang và đem lại sự thịnh vượng và an ninh cho Nam Kỳ hay vùng Đồng Nai Cửu Long tương đương phần lãnh thổ của Nam Phần Việt Nam thời Việt Nam Cộng Hoà. Đặc biệt sự cai trị dưới quyền của Ngài có tiếng nghiêm khắc về nội trị (home administration) và quan tham không có chỗ đứng trong guồng máy cai trị của Ngài, về giao thiệp với lân bang Ngài tỏ ra sáng suốt và mở cửa tự do tạo mối giao thương đôi bên cùng có lợi với thương khách. Về tôn giáo Ngài không chủ trương kỳ thị một tôn giáo nào, đặc biệt thời kỳ đó chính quyền trung ương (triều vua Minh Mạng) ban hành lệnh cấm chỉ đạo Thiên Chúa du nhập từ Tây Âu.


Cựu Đốc sự Châu Văn Đễ, Quyền Hội Trưởng, và cựu Giáo sư Vũ Ngọc Mai, Cố Vấn Hội 

Nếu không vì một định kiến về kiến thức nhất định phải uyên bác của một nhà chính trị hay một nhà khoa bảng thời đại, Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt, tiêu biểu của sự lấy quyền lợi của dân làm nền tảng cho chính sách cai trị đối với đồng bào của mình. Khi tư tưởng tân tiến của nhà triết học người Anh John Locke (1632-1704) xuất hiện trên thế giới và người ta gọi ông là "Cha Đẻ của Chủ Nghĩa Tự Do/ Father of Classical Liberalism" thì đứa bé Lê Văn Duyệt chưa chào đời ở Mỹ Tho. Tuy nhiên nhà chính trị quốc gia Lê Văn Duyệt của nhà nước Đại Nam ở thế kỷ 19 đã biết an dân trong "kinh bang tế thế". Tuy quan niệm đương thời "trọng văn khinh võ" nhưng đối với Trấn Thành Gia Đình dưới quyền cai trị của Khâm Sai Tả Quân Lê Văn Duyệt đối với chính sách trị dân, Ngài được Quan Kinh Lược Sứ, Tiến sĩ Phan Thanh Giản đương thời ngưỡng mộ! 

Chính sách cai trị của Ngài Tả Quân theo một phương cách có phần trùng hợp với Chủ Nghĩa Tự Do của John Locke. Chính sách cai trị công minh của Ngài không hề tạo tiền lệ cho sự hà khắc phát triển đối với người dân "thấp cổ bé miệng" để chỉ dồn quyền lợi phục vụ cho giai cấp thống trị, tạo hố cách biệt giữa dân và vua quan tham ô ngày xưa hay lãnh tụ và cán bộ đảng viên Cộng sản tham ác ngày nay. 

Đó là một trong những lý do tâm đắc của vị Chủ tịch Sáng lập Lăng Ông Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt Foundation.




Bà Quả Phụ Nguyễn Thanh Liêm, bên cạnh là hai dưỡng nữ của cố Gs. Nguyễn Thanh Liêm


Hội Lăng Ông Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt Foundation được thành lập như trên đã nêu cùng với Tập San Nghiên Cứu Văn Hoá Đồng Nai Cửu Long (2004) đã đem đến cho đồng hương như sống lại một thời tuổi trẻ cho những ai đã từng một lần ghé qua Gia Định vào một buổi chiều tan trường. Ôi các tà áo dài trắng của những nữ sinh má ửng môi hồng vội vàng rời cổng Trường Nữ Trung Học Lê Văn Duyệt như những đàn chim bay trắng trời trên lưng chừng bầu không khí áp thấp để được hít thở không khí tự do của bầu trời bao la với một nỗi lo trong lòng của từng hoàn cảnh không thể nói được! Một hướng khác những người lính với mũ, áo kaki khác nhau của nhiều quân binh chủng QLVNCH tất bật vô cùng cho thấy các em gái hậu phương của những người lính vội vàng như thế đó đang sống trong sự lo âu của chiến tranh.

Người viết bất giác nhớ lại trên đồi cao Rừng Thiêng heo hút, anh đã quên mùa Thu Paris, có những chiều nắng vàng loang lổ trong không gian vườn Luxembourg của Paris 6ème. Đó đây ở một góc tường cũ kĩ phủ dầy rong rêu, chen lẫn những cành hoa Antigone với những cánh hoa tím hình đặc biệt, "dáng như tim vỡ", và lá cũng hình tim, một cành hoa trắng mọc kề bên, cả hai sắc màu nhung nhớ ấy mà sau này được biết thế giới của tình yêu gọi đó là "Hai sắc hoa Ti-gôn".

Chàng thư sinh sau này là lính trận lang bạt ở tận miền quê em... Ở đầu đời học trò có cái ngu không biết đó là bóng dáng của tình yêu em và trong hạnh phúc anh. Cuộc đời của người línhts lúc ấy còn quá trẻ khi lao vào cuộc chiến, và chàng không là của riêng em mà của cát nâu bụi hồng và thân phận của mù sương tuyết giá người đi. Ngày Thu ở Rừng Thiêng Buôn Hạ sau khi rời khỏi Biển Cả chẳng biết ai là "em chỉ là em gái thôi, người em sầu mộng của muôn đời...", tài sản của riêng thi sĩ Lưu Trọng Lư mà! Ở Hà Nội lúc còn thời thượng được ngưỡng mộ là "Ba Mươi Sáu Phố Phường". Sau này chàng biết được đó là đường vào Văn học sử Việt Nam... Chàng cũng chưa hề có được hạnh phúc bên em với "mộng chồng cao ngất" quá đỗi như An Lộc Sơn tạo binh biến để tìm cho được người yêu Dương Quý Phi. Nhưng trái đất tròn mà! Thế gian này chưa cảm nhận được sự thương đau của những người trẻ mất nhau trong cuộc chiến do những người vô tâm gây ra cho người dân Miền Nam. Ngày ấy qua đi...(nlts)

Thế rồi vào một giờ khắc trời quang mây tạnh chàng nghe qua "Một Người Đi" ít nhất một lần trên tần số trung chuyển tại Headquarters của Taskforce chẳng có tác dụng gì đối với tim óc của chàng thuở đó.
Thật lâu sau này và giờ phút này người viết bất giác nhớ đến tác giả Mai Châu của Hoàng Oanh với "Một Người Đi" ấy, mà người con gái lọ lem năm xưa còn sống sót qua cơn bão lửa từ trận địa pháo Đỏ ở Liên Tỉnh Lộ 7B trên đường vượt thoát Cao Nguyên di tản tháng 3/75 đã nhắn nhủ với chàng:


🎼"Chinh nhân ơi! Xin anh chớ buồn! 
Chinh nhân ơi! Xin anh chớ buồn! 

Người yêu anh còn đó - người yêu anh bé nhỏ... hứa thương ...anh trọn đời!
Người yêu anh còn đó - người yêu anh bé nhỏ... hứa thương ...anh trọn đời!
Em thấy dáng anh gầy đôi mắt thoáng xa xăm
Vì ngàn yêu thương anh xếp bút mực xanh
Băng mình vào sương gió sống trọn kiếp trai lành
🎵
Chinh nhân ơi! Khi anh trở về 
Chinh nhân ơi! Khi anh trở về

Người yêu ra mừng đón - người yêu anh bé nhỏ sẽ thương anh trọn đời!"
Người yêu ra mừng đón - người yêu anh bé nhỏ sẽ thương anh trọn đời!"

"Nguyễn Thanh Liêm Tuyển Tập", rồi "Sự Thật Đời Tôi"... của Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm là những tác phẩm nói về sự sống và tranh đấu để sinh tồn theo "nhân sinh quan" của Giáo sư thật đáng ngưỡng mộ. Tâm trạng của tác giả là nỗi đau của người mất nước. Văn phong của tác giả bình dị như xe lăn trên một đoạn đường thẳng tắp...
Bất giác người viết nhớ đến một cuối đường không có quán trọ nhưng có vườn hoa nhà em phủ kín thơ văn cho lính trọ lỡ đường ngắm hoa nghỉ chân. Rồi anh rời quê hương mang theo hình bóng em qua thơ văn đầy hương hoa, gỡ ra từng mũi kim cỏ bông may ghim trên cổ áo trận, dấu tích của sự lấy cỏ làm nệm, lấy sương trời làm mền, lấy hình bóng em làm nỗi nhớ khôn nguôi và tình yêu đất nước làm lẽ chiến đấu... Những ngày ấy qua đi rồi...(nlts)



Lăng Ông Bà Chiểu Gia Định

"Lăng Ông Bà Chiểu" trong tín ngưỡng dân gian của người dân Việt Nam theo truyền thống thờ cúng Tổ Tiên được cảm nhận tại nơi tạm dùng làm nơi thờ tự này, và các Vị Anh Hùng Tử Sĩ đã xả thân với đất nước và trung hiếu với dân tộc được gọi chung là đạo Ông Bà, phần nhiều phát triển tại Đồng Nai Cửu Long là tên gọi dân gian để chỉ lưu vực sông Đồng Nai ở Miền Đông và vùng đồng bằng sông Cửu Long ở Miền Tây Nam Phần Việt Nam. 

Trong tâm khảm của vị Giáo sư nặng tình với quê hương, tha thiết với miền sông nước trù phú Đồng Nai Cửu Long vẫn luôn thôi thúc đem những học hỏi ở các bậc tiền bối, các danh sư từng thời đại hiện diện tại những khuôn thước lộng lẫy trong văn học sử Đông Tây làm lợi ích cho tuổi trẻ Việt Nam, làm viên đá lót đường tiếp nối từ thế hệ tiền bối đến thế hệ kế thừa trong ý niệm "Việt Sĩ Minh Tâm Văn Hoá Thịnh - Nam Nhân Thiện Trí Quốc Gia Hưng".


Di quan trưa ngày 4 tháng 9

Một trăm ngày đã qua đối với một tang lễ có thể nói là trọng đại mà BTC muốn làm sao cho xứng đáng với vị Giáo sư khả kính có đầy sự kính mến và tiếc thương của biết bao đồng nghiệp, đồng môn, và học trò, những người quan tâm và thân hữu ngoài ngành Giáo dục. Cũng không thể không kể đến sự gắn bó của những chiến hữu đồng hành với những người dân yêu chuộng tự do dân chủ trong nước trong sự nghiệp toàn dân đấu tranh cho một Việt Nam không còn cộng sản


Bàn thờ cố Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm
pháp danh Quảng Trí Thanh

Những phút cuối tiễn biệt "Người Chiến Sĩ Quốc Gia Nguyễn Thanh Liêm", ngoài Tang Quyến là thành phần gần gũi nhất đã chịu đựng sự đau đớn nhất của sự mất mát người thân, "Gia Đình Nguyễn Thanh Liêm" cũng gồm những người cộng sự thân mến nhất. Còn có rất nhiều tổ chức, hội đoàn, đoàn thể và cá nhân thương tiếc vị Giáo sư quá cố lưu lại lần cuối và chứng kiến sự sinh ly tử biệt như muốn giữ mãi một hình ảnh của người thân yêu trong đau buồn này không bị xoá mờ với thời gian xa vắng.

Đây đó người ta cảm nhận được sự biểu hiện lý tưởng "Tôn Sư Trọng Đạo" và tinh thần "Nhân Bản" của nhiều thế hệ người Việt Nam biết tôn trọng những giá trị từ di sản của tiền nhân. Họ biết gìn giữ và trao truyền cho đời sau, đặc biệt biết chọn lọc và dung bồi thêm những kiến thức Đông và Tây từ nền Giáo Dục Quốc Gia Việt Nam (1958-1975) của người dân Miền Nam tự do.

Lúc 1 giờ 35 phút chiều ngày 4 tháng 9 năm 2016 tại phòng hoả thiêu nhà quàn Peek Funeral Home, Westminster Memorial Park, Westminster, S. California là những giây phút tiễn biệt. "Người" đã ra đi, bỏ lại gia đình thân yêu, đồng nghiệp, đồng môn, học trò thương mến! Những ngày cuối thật bịn rịn, nhiều việc còn dang d, xuôi tay nhắm mắt! Nay Người đang đi trên một chuyến đò âm dương, một lần đi không quay lại, giờ này hạn cuối đò cập bến.

"... Cuộc chiến vẫn chưa tàn
Đành bỏ đi thật sao
Con chữ Thầy nhắn nhủ
Một Việt Nam Tự Do..."
                               ("Mới Đó Thôi Thầy Ơi", Phi Loan HTCM)

Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm đã vĩnh biệt chúng ta ... thật rồi!

Những chiếc lá vàng dần rơi, lần lượt theo mùa Thu trôi, những mùa Thu của đất trời qua đi, cuộc đời vốn vô thường mà! Tất cả hư ảo sẽ mất hết chỉ còn lại Tình Yêu, là giềng mối không bứt rời giữa con người, gia đình, đất nước, và cuối cùng sẽ trở về với thiên nhiên... nlts


Lễ Thu Cờ ...

Lá quốc kỳ của Việt Nam Cộng Hoà nay là di sản và là biểu tượng Tự Do của người Việt tị nạn cộng sản đang được phủ lên quan tài của "người chiến sĩ quốc gia Nguyễn Thanh Liêm". Tinh thần Nguyễn Thanh Liêm được biểu hiện trên sự gắn bó với biểu tượng của quốc gia dân tộc: Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và thể chế Việt Nam Cộng Hoà mà những người chiến sĩ, những đồng môn, đồng nghiệp, đồng chí của Giáo sư từ trước cho đến ngày hôm nay là chứng nhân của lịch sử, họ đang làm điều gì cho dân tộc Việt Nam và lịch sử phải được tôn trọng.

Và người Việt tị nạn chúng ta cũng đã mất đi một nhà tranh đấu bảo vệ lập trường quốc gia dân tộc, và cộng đồng người Việt tị nạn mất đi một bạn đồng hành từng gắn bó trong công cuộc đấu tranh vì Tự do, Dân chủ, Nhân quyền cho Việt Nam.
Khi lá quốc kỳ phủ quan tài người chiến sĩ nằm xuống cuối cùng được trao tận tay người cô phụ.





... và trao cho gia đình người Chiến sĩ Quốc gia

Và khi Bà quả phụ Nguyễn Thanh Liêm tức Nguyễn Thị Phương trao lại lá cờ đã thu cho người con trai Nguyễn Thanh Bửu Lâm, hậu duệ của người chiến sĩ quốc gia Nguyễn Thanh Liêm, những người chung quanh không còn nước mắt để khóc...! 


Lá Cờ Quốc Gia được trao cho hậu duệ Nguyễn Thanh Bửu Lâm

Hình ảnh đó như một lời nhắn nhủ hãy tiếp tay để làm được một điều gì cho dân tôi khốn khổ trong nước khi chế độ cộng sản vẫn còn ngự trị trên quê hương Việt Nam để biến đau thương này thành hành động thiết thực! 

Đó là "TINH THẦN NGUYỄN THANH LIÊM"



​Photo link: Lễ Bách Nhật Cố Giáo Sư Nguyễn Thanh Liêm​


Kính chúc quý vị, quý bạn được bình an trong tâm hồn.

Hoàng Thuỵ Văn

H. Vuong