VÍA TẢ QUÂN LÊ VĂN
DUYỆT
- ngày 17-11-2019
Hoàng Thuỵ Văn
Hội Lăng Ông Bà Chiểu
-tức Lê Văn Duyệt Foundation trước đây- hằng năm tổ chức lễ vía Đức Tả Quân Lê
Văn Duyệt, tuỳ theo thời gian tiện lợi mà hội sắp đặt và theo thông lệ vào khoảng
tháng sáu đến tháng chín âm lịch. Năm nay bà dược sĩ Nguyễn Thị Phương, quả phụ cố giáo sư Nguyễn Thanh Liêm cũng là tân Hội trưởng mới hơn một tháng nay, đã
chọn ngày 17 tháng 11, 2019 vừa qua tổ chức lễ vía Đức Tả Quân tại tư gia của bà.
Nơi đây theo các vị Hội trưởng tiền nhiệm ví như một "tụ hiền đường", thờ tự các tiền nhân, tiền hiền có công với đất nước, dân tộc như Tả Quân Lê Văn Duyệt, Tổng Trấn Gia Định thành; Lê Chất, Tổng Trấn Bắc Thành, Phan Thanh Giản, Kinh Lược Sứ Nam Kỳ; và nhiều anh hùng liệt nữ của lịch sử dân tộc. Đặc biệt sau ngày 30 tháng Tư, Hội còn thờ phượng các anh hùng tử sĩ, các quân dân cán chính VNCH vị quốc vong thân để nêu cao khí tiết người anh hùng và bảo tồn chính nghĩa của dân tộc.
Nơi đây theo các vị Hội trưởng tiền nhiệm ví như một "tụ hiền đường", thờ tự các tiền nhân, tiền hiền có công với đất nước, dân tộc như Tả Quân Lê Văn Duyệt, Tổng Trấn Gia Định thành; Lê Chất, Tổng Trấn Bắc Thành, Phan Thanh Giản, Kinh Lược Sứ Nam Kỳ; và nhiều anh hùng liệt nữ của lịch sử dân tộc. Đặc biệt sau ngày 30 tháng Tư, Hội còn thờ phượng các anh hùng tử sĩ, các quân dân cán chính VNCH vị quốc vong thân để nêu cao khí tiết người anh hùng và bảo tồn chính nghĩa của dân tộc.
Bà dược sĩ Nguyễn Thị Phương,
Hội trưởng nói lời mở đầu
Thờ phụng anh hùng dân tộc là một cách đúng đắn để trao
truyền cho người đời sau trong sự gìn giữ được tính đúng đắn của lịch
sử và lưu truyền được di sản truyền thống của dân tộc. Người
Việt ở hải ngoại sau năm 1975 thường nói ra đi mang theo quê hương,
phải chăng quê hương đó trong trái tim và trong những nếp gấp neurones ở mảng ký ức của
từng con dân đất Việt vẫn luôn tha thiết với quê hương, là "hồn
dân tộc"?! Do từ nhận thức như thế tuổi trẻ Việt Nam hải ngoại bằng
cách nào hiểu được các vị tiền nhân anh hùng của mình đã làm nên lịch sử hào hùng
của dân tộc. Từ đó lớp trẻ đi tìm tình yêu quê hương, hướng về quê cha đất tổ, hun đúc sức sống mãnh liệt hơn bốn ngàn năm của dân tộc cho dù lãnh thổ vì lý do gì đó không còn thuộc chủ quyền người Việt Nam, bây giờ hay ngày mai nếu có, không phải là lần đầu mất quê hương! Tuy nhiên thời đại internet khác hẳn, khối dân tộc ở trong và ngoài nước vẫn có khuynh hướng hội tụ trong công cuộc chống ngoại xâm. Và từng trào lưu tham gia mà tuổi trẻ hôm nay đã nhận thấy được "hào khí Việt Nam!"
Cựu giáo sư Vũ Ngọc Mai, Cố vấn Hội phát biểu, bên cạnh là Ts. Võ Kim Sơn, cựu giáo sư đại học Fullerton, Cố vấn Hội - Cựu giáo sư, nhà truyền thông Trần Văn Chi (góc bên trái), một ngòi viết trong bộ biên tập sáng lập tờ Đặc San Đồng Nai Cửu Long bên cạnh Hội LVDF - Bên cạnh, ông Nguyễn Thành Điểu, cựu Lôi Hổ Nha Kỹ Thuật Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH
Điều mà con cháu nhắc tới trong mỗi kỳ lễ giỗ mang tính truyền thống và xin được dẫn theo tài liệu đã được lưu truyền từ hơn hai trăm năm nay về Tổng Trấn Gia Định Thành. Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt (1763-1832) sinh tại làng Trà Lọt, tỉnh Định Tường (Mỹ Tho), lúc trẻ tuy không có cơ hội học cao, nhưng tài năng đã phát triển về võ nghệ tinh thông, tính dũng cảm và lòng yêu thương dân tộc [national sympathy, không giống từ ngữ patriotisme mà các nhà cai trị thời Pháp thuộc dạy dân bản xứ bị một loại khuynh hướng xã hội cấp tiến lợi dụng yêu nước, yêu tổ quốc đồng hoá với yêu chế độ cai trị - Tuổi trẻ baby boomers thời sau thế chiến II (1945) đã nói "không", chưa đủ sức thuyết phục - Tuổi trẻ U thời sau chiến tranh lạnh (1992), sức thuyết phục nhằm tới quyền lợi của dân tộc dân chủ tự do, không thể đồng hoá dân tộc của chế độ dân chủ tự do với lãnh tụ độc tài, lãnh tụ chủ nghĩa dân tộc cực đoan...]
[Đặc biệt đối với
Ngài Tả Quân Lê Văn Duyệt, tiêu biểu của sự lấy quyền lợi của dân làm nền tảng
cho chính sách cai trị đối với đồng bào của mình. Khi tư tưởng tân tiến của nhà
triết học người Anh John Locke (1632-1704) xuất hiện trên thế giới và người ta
gọi ông là "Cha Đẻ của Chủ Nghĩa Tự Do/ Father of Classical
Liberalism" thì đứa bé Lê Văn Duyệt chưa chào đời ở Mỹ Tho. Và Ngài Thượng
Công Tổng Trấn Thành Gia Định chắc cũng chưa bao giờ có điều kiện đọc những tài
liệu quý giá của thế giới như thế sau này khi cai trị dân. Tuy nhiên nhà chính
trị quốc gia Lê Văn Duyệt của nhà nước Đại Nam ở thế kỷ 19 đã biết an dân trong
"kinh bang tế thế". Trong tiểu sử Lê Văn Duyệt, lớp trai thời loạn ít
học, về sau nhờ có tài thao lược và thời cơ Ngài được trọng dụng và trở thành
một dũng tướng. Tuy quan niệm đương thời "trọng văn khinh võ" nhưng
đối với Trấn Thành Gia Đình dưới quyền cai trị của Khâm Sai Tả Quân Lê Văn
Duyệt đối với chính sách trị dân, Ngài được Quan Kinh Lược Sứ, Tiến sĩ Phan
Thanh Giản đương thời ngưỡng mộ! Chính sách cai trị của Ngài Tả Quân theo một
phương cách có phần trùng hợp với Chủ Nghĩa Tự Do của John Locke. Chính sách
cai trị công minh của Ngài không hề tạo tiền lệ cho sự hà khắc phát triển đối
với người dân "thấp cổ bé miệng" để chỉ dồn quyền lợi phục vụ cho
giai cấp thống trị, tạo hố cách biệt giữa dân và vua quan tham ô ngày xưa hay
lãnh tụ và cán bộ đảng viên Cộng sản tham ác ngày nay.
"Cộng Sản là loài cỏ dại, mọc trên hoang tàn
của chiến tranh, là loài trùng độc, sinh sôi, nẩy nở, trên rác rưởi của cuộc
đời." Dalai Lama]
(Tr ích đoạn bài "Cảm Tưởng của Người Đọc", tác giả HTV đăng trong "Tuyển Tập Nguyễn Thanh Liêm" trang 563-577, LVDF xb năm 2015 - Xin có vài lời về bài "Cảm Tưởng của Người Đọc": Bài dài 15 trang cùng khổ sách được thảo ra có mục đích giúp Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm về mặt giới thiệu quảng bá chuẩn bị cho "Tuyển Tập Nguyễn Thanh Liêm" của Giáo sư sắp ra đời. Như có điều gì "ăn ý" và Giáo sư đã tỏ ý muốn cho đăng vào cuối tập sách ngõ hầu giúp độc giả muốn xem nhanh để có cái nhìn tổng quát cho toàn tuyển tập. Bài hiện đang lưu trữ tại BlogSpot.com có link như sau:
<https://hoangthuyv.blogspot.com/2015/12/gioi-thieu-tac-pham-nguyen-thanh-liem.html >)
(Tr
<https://hoangthuyv.blogspot.com/2015/12/gioi-thieu-tac-pham-nguyen-thanh-liem.html >)
Một số khách mời ngoài hội
cũng từng chung tay với hội trong một số việc cộng đồng
vẫn còn gắn bó với hội như cựu Thiếu tá TQLC Trần Vệ, thuộc Hội Trần Hưng Đạo Foundation, ngồi bên góc trái
Vị ngồi bên góc phải, Bùi Đắc Danh, cựu Đốc sự Hành chánh VNCH,
Cộng tác viên thường trực của Thư Viện Việt Nam,
Cộng tác viên thường trực của Thư Viện Việt Nam,
Garden Grove, California -
Vị ngồi kế bên, Nguyễn Minh Phúc, chuyên viên
kỹ thuật truyền hình
Một cảnh thu dọn - GL Vương Hồng Loan,
Hội cựu Nữ Sinh Trung Học Gia Long,
Hội cựu Nữ Sinh Trung Học Gia Long,
có hậu duệ phục vụ ngành quân y Hoa Kỳ với cấp bậc Đại tá
- Ảnh kế tiếp, Mai Lan, giọng hát nhạc tình quê hương thật vững,
của một số ban văn nghệ ở Nam California
của một số ban văn nghệ ở Nam California
Hoàng Thụy Văn
<van.hoangthuy@yahoo.com>
Liên lạc tập tin <hvuong311@gmail.com>