PHI LOAN HOÀNG THỊ CỎ MAY NGÂM THƠ T.T.Kh. "HAI SẮC HOA TI-GÔN"
Phi Loan HTCM
Điễn viên Phi Loan, nghệ sĩ sân khấu và ngâm thơ, và cũng là tác giả Hoàng Thị Cỏ May diễn ngâm đặc sắc bài thơ "Hai Sắc Hoa Ti-gôn" của tác giả T.T.Kh. hoà quyện với tiếng sáo điệu nghệ của nghệ sĩ Ngọc Nôi, tiếng đàn tranh của nghệ sĩ Thu Vân. "Diễn ngâm của Phi Loan đặc sắc": Đó là ý kiến chọn lọc của những người hâm mộ bộ môn thi ca đầy tình tự dân tộc khi họ chăm chú và giữ thật im lặng để dành trọn sự cống hiến đặc sắc trong không gian thính thị cho khách mộ điệu từ người nghệ sĩ diễn ngâm.
Diễn viên Phi Loan ngâm thơ T.T.Kh. bài "Hai Sắc Hoa Ti-gôn" với sự phụ diễn của nghệ sĩ sáo trúc Ngọc Nôi, và nghệ sĩ đàn tranh Thu Vân. (Little Saigon, S. California, Oct 22, 2016)
1. Youtube link: Phi Loan HTCM diễn ngâm thơ T.T.Kh. bài "Hai sắc hoa Ti gôn"
[T.T.Kh. <https://vi.wikipedia.org/wiki/T.T.Kh.>
T.T.Kh chỉ đăng trên tờ Tiểu
thuyết thứ Bảy có 3 bài thơ,
đó là:
Hai sắc hoa tigôn
Một mùa thu trước, mỗi hoàng hôn
Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn,
Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc,
Tôi chờ người đến với yêu đương.
Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng
Dải đường xa vút bóng chiều phong,
Và phương trời thẳm mờ sương, cát,
Tay vít dây hoa trắng chạnh lòng.
Người ấy thường hay vuốt tóc tôi,
Thở dài trong lúc thấy tôi vui,
Bảo rằng: "Hoa, dáng như tim vỡ,
Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi!"
Thuở ấy, nào tôi đã hiểu gì
Cánh hoa tan tác của sinh ly,
Cho nên cười đáp: "Màu hoa trắng
Là chút lòng trong chẳng biến suy"
Đâu biết lần đi một lỡ làng,
Dưới trời đau khổ chết yêu đương.
Người xa xăm quá! - Tôi buồn lắm,
Trong một ngày vui pháo nhuộm đường...
Từ đấy, thu rồi, thu lại thu,
Lòng tôi còn giá đến bao giờ
Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ...
Người ấy, cho nên vẫn hững hờ.
Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
Ái ân lạt lẽo của chồng tôi,
Mà từng thu chết, từng thu chết,
Vẫn giấu trong tim bóng "một
người".
Buồn quá! hôm nay xem tiểu thuyết
Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa
Nhưng hồng tựa trái tim tan vỡ.
Và đỏ như màu máu thắm pha!
Tôi nhớ lời người đã bảo tôi
Một mùa thu trước rất xa xôi...
Đến nay tôi hiểu thì tôi đã,
Làm lỡ tình duyên cũ mất rồi!
Tôi sợ chiều thu phớt nắng mờ,
Chiều thu, hoa đỏ rụng chiều thu
Gió về lạnh lẽo chân mây vắng,
Người ấy sang sông đứng ngóng đò.
Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng,
Trời ơi! Người ấy có buồn không?
Có thầm nghĩ tới loài hoa... vỡ
Tựa trái tim phai, tựa máu hồng?
Nguồn:
1. Tiểu thuyết thứ bảy, số 179, 30-10-1937
2. Thi nhân Việt Nam, Nhà xuất bản Văn học, 2005
Riêng bài "Đan áo cho chồng", đăng trên báo Phụ nữ thời đàm năm 1938]
2. Bài thơ đã đi vào lòng người đặc biệt ở miền Nam tự do. Là một dạng "thơ trữ tình", tình yêu tuổi trẻ ở xã hội thời bình, "Hai Sắc Hoa Ti-gôn" đã không hề mang vết tích đau thương của chiến tranh của 10 năm sau đó mà hàng triệu người Việt Nam đã dấn thân tranh đấu cho nền tự chủ của đất nước bị đánh tráo danh nghĩa chính trị "Cách mạng giải phóng dân tộc!".
Và đặc biệt trong giai đoạn Chiến Tranh Việt Nam 10 năm sau nữa, những tình cảm nặng trĩu trong tâm tư của những ai trong cuộc! Một sự trùng hợp của tháng Ba không thể mãi ép kín trong lòng, những mảnh nhỏ hạnh phúc còn sót lại của đời anh, "người lính mang trái tim thư sinh" năm nào đó lần hồi được gắn lại thành mảng lớn cho cuộc đời em để tạ tình 'người yêu của lính ngày xưa ấy'.
Bên cạnh nỗi nhớ là tháng Ba của em và của anh và nỗi đau là tháng Tư Đen của cả nước Việt tang thương đó không thể chối bỏ sức mạnh của tình yêu và nỗi nhớ! Tình yêu của thời anh đi tìm em đó trong gian nan của con người sa vào địa ngục pháo Đỏ của quân cướp. Có ai còn nhớ hàng ngàn người dân trên tử lộ Cao Nguyên có em tôi lọ lem, đầu đội pháo, chân đạp trên những cành lá ngổn ngang, có khi là mớ nhày nhụa của máu thịt con người. Người lính trận không có quyền than thở, chỉ thương cho thân phận người dân.
3. "Hai Sắc Hoa Ti-gôn" là bài thơ được đưa ra đăng báo "Tiểu Thuyết Thứ Bảy", tờ báo có mặt trong ngành báo chí cũng là văn đàn Bắc Kỳ cách nay hơn 75 năm. Thời đó chế độ thực dân Pháp phân biệt ba phần thuộc địa của họ tại đất nước Việt Nam, và phần đang nói đến là Bắc Kỳ (Tonkin) tức Bắc Việt trong chính trị - địa chính thức của Quốc Gia Việt Nam, và Bắc Phần sau này của thể chế Việt Nam Cộng Hoà, trong khi chế độ CSVN gọi là Bắc Bộ.
4. Tuy người dân Việt Nam sống trong chế độ thuộc địa Pháp ngót trăm năm mà vẫn có quyền làm chủ một cơ quan ngôn luận, đó có thể là một tờ báo "lá cải" hay một tập san để chuyển tải bản tin về các thứ nhu cầu đến mọi người trong xã hội, hay để phục vụ văn học và nghệ thuật và gián tiếp hướng dẫn quần chúng... Tuy không thể hoàn hảo ở một thời kỳ của đất nước mà chế độ thực dân làm chủ mọi hoạt động quan trọng của công chúng. Xin tham khảo một trích đoạn tiếp sau đây:
[Có thể nói, chính sách kiểm duyệt báo chí của chính quyền thuộc địa đã quy định nội dung của báo chí cũng như quyết định sự tồn tại và phát triển của nền báo chí Việt Nam lúc bấy giờ.]
5. Nhưng ít ra trên phạm vi báo chí đồng nghĩa với "tuyên truyền", các thứ thuộc về book materials mà sau này người ta quen gọi để chỉ các loại sách báo rất phổ biến trong dân gian.
Người dân Việt Nam khá dễ thở so với sự cấm đoán vô luật pháp sau này giữa các người cầm quyền và người dân làm báo của chế độ cũng cho đoàn thể của chế độ, cũng trong chế độ xã hội XHCN trong thời "Cải Cách Ruộng Đất" và chống "Nhân Văn Giai Phẩm", đồng thời thực hiện "Cách Mệnh Văn Hoá" của đảng cộng sản đàn anh Trung cộng chỉ thị.
6. Chế độ cộng sản Việt Nam cấm người dân biết đến sự thật, biết đến quan hệ tình cảm riêng tư, tức là "yêu đương" là món "xa xỉ phẩm", là sản phẩm của "giai cấp phong kiến" và "tiểu tư sản" cần phải đấu tranh để loại trừ ra khỏi hàng ngũ của "giai cấp công nhân" lãnh đạo cách mệnh trong thời kỳ "Giải Phóng Dân Tộc" và "cách mệnh XHCN." Sự bất hạnh của một dân tộc bị ách thống trị của thực dân Pháp trên một thời gian dài những tưởng đó là tận đáy vực của nỗi đau nghiệt ngã. Tuy nhiên sự hành hạ con người đến chết để đạp đổ một thể chế chính trị phục vụ dân, để tận diệt một giai cấp xã hội mà chúng thù ghét chỉ vì sự quá ư ngu dốt của họ thì chế độ thực dân Pháp thua xa.
Xã hội Việt Nam dưới chế độ thực dân Pháp của trên 75 năm trước đã sinh ra "Hai Sắc Hoa Ti gôn", một trong 3 tác phẩm của dòng thơ trữ tình dân gian của tác giảT.T.Kh. thật sự được nhanh chóng đón nhận ở thời đó và được lưu truyền đến nay.
(Phải theo photo link để xem ảnh trong Google Photos
mới thấy hết vẻ đẹp tiềm ẩn của mình)
7. Những dòng thơ tình trong "Hai Sắc Hoa Ti gôn" và tác giả có bút danh là T.T.Kh. không còn nước mắt... đã có thế đứng trong văn học sử Việt Nam và một hướng nhìn trong lòng dân tộc trong khi đó đảng CSVN phải o ép tuổi thơ dại tại trường học XHCN phải học thơ Tố Hữu tanh mùi máu giết... giết, giết..nữa!! Cố hồi chánh viên Xuân Vũ Bùi Minh Triết, cựu học sinh Collège Le Myre de Vilers, Mỹ Tho (1945) đã để lại cho đời một trong những tác phẩm của ông là tập sách "Tựa Tự Vị Thế Kỷ" mà câu nói đầu là "Dùng sức dân để phá ngục Bastille để xây ngục Bastille khác to và kiên cố hơn để nhốt dân. Đó là Cộng Sản."... Thiết nghĩ nhà văn Xuân Vũ đã trở thành bậc thầy của các cột trụ của chế độ CSVN Trần Văn Giàu, Trần Bạch Bằng, Tố Hữu... là nhờ nhà văn đã sớm quyết định chọn cho mình một hướng đi mới "đi tìm Tự Do là về với dân tộc". Năm 1965, ông đã rất can đảm và gian nan lắm mới tìm đường ra hồi chánh được.
Người làm cách mạng từ lớp già cho đến lớp trẻ đã đánh mất nhân cách của một người "trượng phu" thì làm sao tầng lớp học trò sau này không làm du đãng, giết người, trộm cắp đồng loạt trong xã hội XHCN!?
8. Trước khi tạm biệt xin mời theo dõi phần cuối cùng gồm Bài hát Em Yêu
Anh Bao Nhiêu để tặng những ai mà người yêu là lính? Và các links của
album hình chọn lọc đặc biệt để tặng người yêu của lính.
Bài hát Em Yêu Anh Có Ánh Trăng
Nói Hộ Lòng Em (chớ bỏ sót)
Ở một khung trời ấm áp trên đường
quê hương cách sáu múi giờ
về hướng đông là miền quê Mẹ có những Đồng Nai Cửu
Long, cao nguyên đất đỏ và đặc biệt phải
nhớ đến đường Tự Do, bến Ninh Kiều, vườn hoa Lạc Hồng, đêm
buồn Bến Ngự, hay Ban Mê đất đỏ và Phố Núi mù sương! Hãy
lắng nghe "tiếng nấc tự do" của người yêu lính Miền Nam
nước Việt, dấu kín tâm tư ở một thời dĩ vãng trĩu lòng với người
lính ngày xưa ấy, "chẳng hiểu sao nhỏ yêu
anh nhiều thế!", cảm thông sâu sắc với tác giả cùng trang lứa Đặng Lệ Quân thay lời ray
rứt ấy khi ca sĩ họ Đặng năm đó ghé bến cũ Chiang Mai để hoàn tất đĩa nhạc có
bài hát "Em Yêu Anh Có Ánh Trăng Kia Nói Hộ Lòng Em", và không bao
lâu sau cô ra đi, đi mãi, sự thương
tiếc của người đời cũng phai tàn theo năm tháng nhưng lời
ca tiếng hát của người nghệ sĩ này đa tài và nặng lòng với
tình sầu vương vấn chắc hẳn chưa siêu thoát... vẫn còn
mãi...
Anh hỏi em yêu anh chừng nào?
Em nói em yêu anh thật nhiều
Tình cảm của em là thật
Trái tim của em là thật
Có ánh trăng kia nói rõ lòng em
...............................
Anh hỏi em yêu anh sâu là bao?
Em yêu anh bao nhiêu phần?
Anh hãy nghĩ mà xem
Anh hãy nhìn mà xem
Có ánh trăng kia sáng tỏ lòng em
Điệp khúc...............................
Chẳng hiểu sao em yêu anh nhiều thế...
"Ánh trăng nói hộ lòng em" - Đặng Lệ Quân
Kính chúc Quý Vị, các
Bạn luôn được an lành, với những niềm vui thầm kín trong lòng không
quên những người nằm xuống cho nỗi oan khiên của dân tộc, cho
niềm đau vô tận của đất nước trong suốt chiều dài
cuộc chiến Việt Nam và
bây giờ ...
"Nếu được vào đời sống kiếp sau
Nguyện thành người lính của mAy sầu
Thôi mAy chớ nén tình xưa mãi
Hãy mở cho lòng ta bớt đau"
nlts
8. Photo link: Xem ảnh đẹp: Phi Loan ngâm thơ T.T.Kh. "Hai Sắc Hoa Ti Gôn"